Nếu như có những cảnh tượng trong mơ xuất hiện một cách thật minh bạch rõ ràng, cho dù không có liên hệ gì với hiện thực, rất có thể nó là ký ức từ tiền kiếp.
Có người từ khi sinh ra đã có khả năng nhớ được tiền kiếp, có người thì về sau mới minh bạch, trong đó bao gồm những người tu luyện hoặc do một vài nguyên nhân khác. Chúng ta biết tới nhiều nhất, đó chính là chuyện về các Phật sống Tây Tạng chuyển thế, điều mà được hầu hết mọi người trong xã hội công nhận. Phật sống sẽ chọn địa điểm để chuyển thế, rồi nói cho thế nhân, người được tìm thấy, đều nhớ rõ rằng bản thân mình kiếp trước là Phật sống.
Gần đây có rất nhiều bài viết, miêu tả về những cảnh tượng trong giấc mộng. Nó hiện ra một cách cụ thể và rõ ràng, rất có thể nó là ký ức từ tiền kiếp. Bởi vì khi người ta tỉnh táo, chủ ý thức rất mạnh, những ký ức về tiền kiếp sẽ không thể có khả năng hiển hiện ra được.
Tôi đã từng tiếp xúc qua một số bằng hữu có khả năng nhớ được tiền kiếp. Trong ký ức của họ thậm chí nhớ được cả những chuyện từ hàng ngàn năm trước, nói thì nghe có vẻ huyền hoặc một chút, có người thậm chí nhớ được cả hình tượng của bản thân khi còn ở trên thiên thượng. Có một người bạn khoảng 45-46 tuổi, anh ta nhớ rất rõ tiền kiếp và cả về quá khứ rất xa xôi của bản thân. Đời trước của anh ta là một cây đào, chính vì đã từng là một cây đào, cho nên kiếp này anh ta không biết ăn đào, thậm chí sợ cả lông của quả đào. Khi một người nào đó sờ vào lông quả đào rồi chạm vào anh ta, có thể khiến anh ta mẩn ngứa toàn thân. Có thể nguyên nhân là anh ta không nỡ ăn quả của chính mình. Điều này rất tượng tự với câu “hổ dữ không ăn thịt con” mà người thường vẫn nói.
Người bạn này từng kể trong một kiếp rất lâu về trước, vào đầu triều Minh, khi mà Chu Đệ còn nắm quyền. Lúc ấy anh ta là một tiểu hòa thượng, đi cùng một vị nữ hiệp là Đường Trại Nhi cùng nhau chống đối lại triều đình. Cuối cùng do bại trận, anh ta bèn tiếp tục xuất gia, sống tới hơn 90 tuổi.
Ở đây cần nói rõ thêm một vấn đề, cũng là kết cục của Đường Trại Nhi mà người bạn ấy nói cho tôi. Trong sách thường kể rằng cô ta quy ẩn trong dân gian, không biết kết cục cuối cùng thế nào. Nhưng theo lời kể của bạn tôi, sau khi khởi nghĩa thất bại, Đường Trại Nhi đã bị hại chết, kết cục có chút giống với Ngô Quảng.
Đường Trại Nhi chỉ vì cứu một ni cô – người mà trước đã vì cô mà bị bắt, cô đã từng chủ động lấy thân mình giao nộp cho triều đình. Đó là bởi vì, cô ta cần phải lưu lại một loại văn hóa, đó chính là “Nghĩa”, bất kỳ lúc nào con người đều giảng về “Nghĩa”. Có người đã từng dùng 8 chữ để bình luận về Đường Trại Nhi, đó là “Vì nghĩa mà tới, vì nghĩa mà đi”.
Hiện nay ở phương Tây đang thịnh hành liệu pháp chữa bệnh bằng ký ức từ tiền kiếp, có hiệu quả rất rõ rệt, nguyên lý là đi tìm những tình tiết trong tiền kiếp, sau đó giải khai nó, lập tức bệnh ở đời này sẽ khỏi. Điều này hiện đã được giới khoa học thừa nhận.
Theo Vietdaikynguyen/tientri