ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Hong Kong, đảo ngọc không yên bình
Tuesday, September 30, 2014 12:31
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Hàng trăm ngàn người biểu tình chiếm khu trung tâm, hàng trăm khác đã tràn vào chiếm giữ tòa thị chính. Cảnh sát dùng hơi cay giải tán đám đông nhưng hàng ngàn khác đã vây chặt các đường phố lớn khiến họ phải tạm thời rút lui. Thậm chí cuộc biểu tình này đã có cái tên mới, nhái Chiếm phố Uôn (OWS) là Chiếm Hồng Kông. Lực lượng biểu tình phần lớn là sinh viên khiến nhiều tờ báo bắt đầu lu loa về 1 Thiên An Môn thứ 2! Cái cách mà media phương Tây miệt mài tận tụy với Hồng Kông không gì khác hơn là biểu hiện phối hợp nhịp nhàng của đầu não phương Tây và bất ổn ở đây.
1. QUÁ KHỨ PHẢN ÁNH TRONG HIỆN TẠI
Cách nay hơn 200 năm, kể từ những ngày đầu của Đế quốc, Hồng Kông đã là một trung tâm để phục vụ đế chế ma túy. Các khu phố ở đây có món đặc sản thuốc phiện của thực dân Anh để bán buôn vào lục địa. Rồi các đại lý cấp vốn và đổi tiền, thu bạc cho các băng đảng ma túy. Dần dần hình thành trung tâm ngân hàng của khu vực, phục vụ buôn bán và tiền tệ cho lục địa. Tiền lời từ thuốc phiện và dịch vụ khiến dân Hồng Kông giàu có, nó được quảng bá thành hình mẫu thành công của CNTB.
Thời kỳ chiến tranh lạnh, TQ bị bao vây cấm vận, Hồng Kông thành cửa ngõ buôn lậu, tuồn hàng hóa tư bản, khoa học công nghệ và dòng vốn tư bản vào lục địa. Hông Kông thành hòn Ngọc cực kỳ xa hoa giàu sang. 
Sau khi trở về với đại lục năm 1997 với chính sách 1 quốc gia 2 chế độ – có vẻ mọi thứ đều ổn. Nhưng cuộc suy thoái kéo dài từ 2008 đến nay khiến Hồng Kông cảm thấy bất an. Đa số dân chúng Hồng Kông thấy luyến tiếc thời vàng son. Họ đã sống quá lâu dưới sự bảo hộ của đế quốc Anh để gần gũi và trung thành với phương Tây hơn là các đồng chí lục địa. Ông thư ký lao động và phúc lợi Matthew Cheung Kin-chung nói năm 2009: tình hình sẽ tiếp tục xấu đi bởi vì “thị trường ngoại sẽ khắc nghiệt”!
Không có media phương Tây nào chỉ ra điều này. Họ chỉ rêu rao phong trào đấu tranh biểu tình ở đây là đòi DÂN CHỦ!
2. ĐÒI DÂN CHỦ NHƯNG LÝ DO VẪN LÀ KINH TẾ-CHÍNH TRỊ
Đó là khi TQ mở cửa và được phương Tây chào đón. Hồng Kông tự nhiên đánh mất vị trí cửa ngõ. Trung Tâm tài chính bây giờ là Thượng Hải. Các đại gia lục địa đến Hồng Kông mua đứt cả con phố, các cao ốc sang trọng trong sự ghen tức của dân bản địa. Dân lục địa thực sự đã làm xói mòn và tổn thương niềm kiêu hãnh 200 năm của Hồng Kông. Một nửa dân Hồng Kông chấp nhận thực tại và đối mặt với khó khăn, nửa khác vẫn mộng ướt mình là đẳng cấp, có nền tảng kinh tế – văn hóa hơn hẳn những kẻ lục địa cục súc và ngu muội.
Nhưng như thể chưa đủ để có nổi loạn, đó chỉ là nền tảng của những bất ổn hiện nay. Nó còn có những lý do trực tiếp khác: kinh tế và chính sách của Bắc Kinh.
Mặc dù vẫn khoe khoang GDP rất cao, nhưng không hẳn đó là thu nhập của dân bản địa, nó giống luồng tài chính quốc tế chảy qua đây thì đúng hơn. Mặt khác, nguồn thu lớn từ đại lục là du lịch Hồng Kông cũng không còn nhiều trong khủng hoảng, vì người ta bóp mồm bóp miệng, hạn chế chi tiêu. Kinh tế HK đuối dần trong khó khăn suy thoái.
Thực sự, Bắc Kinh biết để Hồng Kông đói kém sẽ là cái mầm loạn! Kể từ 2009, họ đã bỏ ra $13 tỷ giải quyết công ăn việc làm cho Hồng Kông. Nhờ đó đã kéo được tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp, khoảng 3,3-4% từ lúc cao nhất trên 8%. Nhưng ở Hồng Kông, người ta chuộng người có kinh nghiệm nghề nghiệp hơn là đám thanh niên lười làm ham chơi, thất nghiệp trong giới thanh niên, sinh viên vẫn đứng ở mức rất cao, 2014 là năm thứ 6 Đại suy thoái Hồng Kông, nó vẫn đứng trên 20%, chỉ kém Tây Ban Nha, Hy Lạp và Ý đại lợi. Đó chưa phải là khủng hoảng việc làm, nhưng rất đáng lo ngại! Nếu như dân đại lục, chấp nhận nhiều hạn chế và chịu luật lệ nghiêm ngặt, thì Hồng Kông tự do dân chủ hơn, tương tự như thế, ở đây nhiều biểu tình hơn, khiêu khích hơn và chống đối mạnh bạo hơn.
Năm 2012, nổ ra cuộc biểu tình lớn của hàng ngàn giáo viên và phụ huynh chỉ vì trong 1 nỗ lực củng cố lòng yêu nước, Bắc Kinh đã đưa vào chương trình giảng dạy ca ngợi đảng CS và nói rằng họ hiệu quả hơn đa đảng phương Tây. Cuộc biểu tình này dẫn đầu bởi Liên đoàn giáo viên và sinh viên cũng như hiện nay.
Rõ ràng, biểu tình Hồng Kông không phải bây giờ mới diễn ra. Toàn quyền Hồng Kông (trưởng đặc khu) Leung Chun Ying nhậm chức năm 2012, dường như, nhiệm vụ chính của ông ta chỉ là làm nhụt ý chí phản kháng ở đây. Ông Leung không được bầu theo lối phổ thông đầu phiếu mà bầu qua vài trăm thành viên của 1 ủy ban đại diện. Ủy ban này thực chất lại đại diện cho lợi ích nhóm, 1 số phe phái bao gồm những ông trùm bất động sản và giới kinh doanh giàu có của cả HK và lục địa. Sự hiện diện ngày càng tăng của đại lục làm dân chúng Hồng Kông cảm thấy thua thiệt và lo lắng. Sự thật, các doanh nghiệp gốc Hồng Kông đang dần biến mất hay phải hợp tác với đại lục. Thí dụ, phim ảnh Hồng Kông một thời có tiếng trên thị trường châu Á, nay đã không còn chút gì, các diễn viên thì đi đóng phim cho các đạo diễn đại lục.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy0xWV9wU1dIZUJmTS9WQ3BMdXRTNzBuSS9BQUFBQUFBQVJNSS95VGRGalpZcUoxMC9zMTYwMC9kcmVzc2VkLXJlZC13b2xmLW1hc2suanBn
Ảnh: Hình nộm trưởng đặc khu Leung Chun Ying bị mang ra trên đường

Đất đai, không gian sống là món hàng quý giá ở Hồng Kông, khi hàng triệu người chui trong những căn phòng nhỏ như bao diêm. Chính quyền là chủ đất duy nhất, có nhiều lợi ích từ lệ phí đất đai và bất động sản. Không ngoại lệ, ông Leung bị dân chúng ghét vì những tai tiếng liên quan đến đất đai. Và lẽ ra nên đơn giản các thủ tục, để những con cá mòi trong hộp có thêm được chỗ để hít thở, Leung lại xiết chặt các qui định liên quan. Việc này không hề được lòng dân, nếu không muốn nói là phát sinh chống đối.
Trong khi định kiến đại lục cổ hủ lạc hậu chưa bào giờ thôi ở đây. Để làm cho Leung tồi tệ hơn cho, ông ta bị ví làm tay sai cho đảng CS Trung Quốc, là đầu mối thông đồng và tham nhũng giữa chính quyền và các tập đoàn bất động sản của hòn đảo. Ngay cả khi khủng hoảng, bất động sản Hồng Kông vẫn tăng giá , nó làm cho giấc mơ Hồng Kông, ước muốn có được 1 chỗ ở đàng hoàng của thậm chí là tầng lớp trung lưu, giới có thu nhập cao cũng trở nên xa vời.
Chênh lệch giàu nghèo đã ở mức kinh khủng ở HK. Li Ka-Shing có thể vẫn là đại gia Hồng Kông giàu có nhất, với tài sản ròng trị giá $21 tỷ, nhưng phía còn lại, thu nhập hộ gia đình trung bình mỗi tháng chỉ có $2,500 – về cơ bản vẫn y nguyên như từ ngày về với đại lục năm 1997. Đó là mức nghèo khổ ở 1 xứ cái gì cũng đắt đỏ như HK. Thực sự, 7 triệu dân nơi đây đã quá tù túng và khổ sở dưới cái bóng của chỉ một số đại gia độc quyền và giàu sụ. Nỗi uất ức bị kìm nén lâu ngày chỉ chờ nguyên cớ thuận tiện là bùng nổ.
3. TẬP CẬN BÌNH PHẢI ĐỐI PHÓ
Giới cầm quyền TQ sẽ lại phải đối phó với Hồng Kông như đã từng phải đối phó với Tân Cương và Tây Tạng. Đó là đạo quân thứ 5 trong cuộc cách mạng màu có mối liên quan đến phương Tây vì lý do lịch sử hay kinh tế. Nhưng ông Tập sẽ không vì thế mà từ bỏ công cuộc chống tham nhũng và cải cách ở đây. Sẽ có những đau đớn và hy sinh. Nhưng ai và như thế nào hiện giờ có lẽ chỉ có thủ lĩnh Tập biết. 
Trong nội tình Hồng Kông, đại suy thoái và khủng hoảng đã chia rẽ tầng lớp bề trên. Cuộc chống tham nhũng của Tập Cận Bình, hay triệt hạ các đối thủ để củng cố quyền lực – như lời báo chí phương Tây, là một phần đã dẫn đến những phản ứng ở Hồng Kông hiện nay. Có khối kẻ đang lo sợ lưỡi gươm sắc trong tay ông Tập.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy03cEZXWFZnMnRpcy9WQ3BMeVRnVDdpSS9BQUFBQUFBQVJNWS9wbnF2R2lWSW1OUS9zMTYwMC9sZWFkZXIuanBn
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Reuters)
Mặc dù từ thời Hồ Cẩm Đào, từng có tuyên bố: Trung Quốc sẽ không bao giờ sao chép mô hình hệ thống chính trị phương Tây. Nhưng chính ông Đào cũng tỏ ý sẵn sàng “đa dạng hóa các hình thức dân chủ” và ủng hộ “các cuộc bầu cử dân chủ”. Liệu đó có phải là chính sách của Tập Cận Bình với HK?
Đúng như vậy, một phần của người biểu tình đòi hỏi hiện nay là bầu cử trực tiếp – thì Bắc Kinh đã hứa sẽ cho phép bầu cử trực tiếp trưởng đặc khu hòn đảo, kể từ 2017, bầu phổ thông đầu phiếu Hội đồng Lập pháp Hồng Kông vào năm 2020, nhưng có lẽ đó vẫn là lối mòn cũ, có từ thời Hy Lạp cổ đại và đang thịnh hành ở phương Tây: dù bầu kiểu gì, thì kẻ được bầu không bao giờ đại diện cho lợi ích số đông dân chúng, mà chỉ là con rối bị các tài phiệt và đầu sỏ thao túng và giật dây từ hậu trường. Do đó, thực sự ngay cả khi người biểu tình được toại nguyện, hay thành công vào lúc này – thì cũng có rất ít cơ hội cho dân chúng Hồng Kông thay đổi nếu chỉ cải cách hệ thống bầu cử như họ đòi hỏi. Cũng như ở phương Tây hiện nay, tự do hay dân chủ chẳng có ích gì cho số đông dân chúng. 
Có chăng là Tập Cận Bình tăng tốc và tiêu diệt hết các đầu sỏ tham nhũng đang thao túng chính trường HK hiện nay, cũng như Putin đã làm từ đầu thập kỷ 2000? Mặt khác ông Tập vẫn phải ưu tiên và cố gắng duy trì sự ổn định để giữ vững đà tăng trưởng cho TQ. Vấn đề còn lại là liệu các đầu sỏ, các nhóm lợi ích và các chiến lược can thiệp ở phương Tây có để yên cho quá trình chuyển đổi này diễn ra suôn xẻ? Dường như câu trả lời sẽ là không!
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.