ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài FDI Vào Trung Quốc Giảm Xuống Mức Thấp Nhất Trong Hai Năm
Friday, September 5, 2014 18:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Một nhân viên giao hàng đang kiểm hàng trong xe ba bánh ở Bắc Kinh. Theo báo cáo ngày 18 tháng 8, đầu tư trực tiếp mước ngoài vào Trung Quốc đã thụt giảm.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc trong tháng 7 đã sụt giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái, và là con số thấp nhất trong hai năm qua. Các nhà quan sát cho rằng môi trường kinh tế và chính trị của Trung Quốc đã làm mất lòng tin các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, lý do chủ yếu có thể là một loạt các cuộc điều tra chống độc quyền gần đây vào các công ty nước ngoài.

Trong một cuộc họp báo ngày 18 tháng 8, Bộ Công Thương Trung Quốc đã công bố số liệu FDI mới nhất. FDI chỉ dừng ở mức 7,8 tỷ USD trong tháng bảy, ghi nhận một mức sụt giảm 17%, là mức thấp nhất kể từ tháng bảy 2012. Và so với tháng 6 năm nay, vốn FDI đã giảm 45,9%.

Wu Qing, một nhà nghiên cứu tại Học viện Tài chính trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc Vụ Viện đã nói với NTD rằng không gian đầu tư ở Trung Quốc đang bị thu hẹp nhỏ lại, và xu hướng tăng của tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ đã chững lại, và đây rất có thể là những nguyên nhân chính của sự sụt giảm mức vốn FDI.

Ông Deng, một nhà kinh tế Trung Quốc, đã nói với NTD rằng ông thấy có hai nguyên nhân gây nên sụt giảm. Đó là những rủi ro kinh tế và chính trị. “Người Trung Quốc rất giỏi trong việc thích ứng với sự thay đổi, cũng như chuyển hướng và phân tán rủi ro,” ông nói. “Các dòng tiền nóng liên tục đổ về Trung Quốc, vì vậy hoàn cảnh thực sự cũng luôn bị che đậy; rất nhiều vấn đề đã bị che đậy cho đến nay,” ông Deng nói thêm.

Các Cuộc Điều Tra Chống Độc Quyền

Các nhà quan sát phỏng đoán rằng hàng loạt các cuộc điều tra vào các công ty nước ngoài đã góp phần đẩy các nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi thị trường Trung Quốc.

Trong vài tháng gần đây, Trung Quốc đã phát động một cuộc điều tra chống động quyền nhắm vào các công ty nước ngoài như Microsoft, Qualcomm, Audi, Daimler, và Chrysler.

Phòng Thương mại Châu Âu ở Trung Quốc nói rằng so với các công ty bị điều tra, một số công ty Trung Quốc đã có các hành vi vi phạm luật pháp tương tự, nhưng họ hiện vẫn chưa bị điều tra. Trong một số trường hợp, các nhà lập pháp Trung Quốc đã yêu cầu các công ty nước ngoài không thắc mắc về cuộc điều tra, không dự các phiên tòa cùng với luật sư, và không kêu gọi sự giúp đỡ từ các nước bản địa. Phòng Thương mại Châu Âu ở Trung Quốc nói rằng những động thái này chính là một hình thức hăm dọa.

Jason Ma, một nhà bình luận kinh tế Trung Quốc ở Mỹ đã trao đổi với NTD như sau: “Các công ty nước ngoài đang lo lắng về môi trường đầu tư ở Trung Quốc. Đặc biệt, họ [Nhà chức trách Trung Quốc] sử dụng lý do chống độc quyền như một cái cớ để đe nẹt các công ty nước ngoài, và tất nhiên là họ có các động cơ khác. Trung Quốc đã in một lượng lớn tiền Nhân dân tệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này đang giảm dần, ngành kinh doanh bất động sản đang đối mặt với khủng hoảng, khái niệm tăng tỷ giá đồng Nhân dân tệ đang dần biến mất, vì vậy nguồn vốn đầu tư nóng đổ vào Trung Quốc đang giảm dần.”

Nhà kinh tế học Trung Quốc ông Deng nói rằng cáo buộc chống độc quyền chỉ là một thủ đoạn, hay một biện pháp can thiệp của chính phủ. Mặc dù động thái này góp chút tích cực cho nền kinh tế Trung Quốc, đồng thời cũng chuyển hướng tập trung của dư luận ra khỏi cuộc khủng hoảng nội bộ.

Tháng tư vừa qua, khi mọi con mắt của công chúng hướng về cuộc điều tra tham nhũng của Cốc Tuấn Sơn, nguyên phó tổng cục trưởng tổng cục hậu cần trong quân đội, thì một nhà sản xuất thuốc của Đức là GSK và nhiều công ty nước ngoài khác đã phải đối mặt với một cuộc điều tra tham nhũng.

Và sau đó một vụ điều tra chống tham nhũng vào các công ty nước ngoài lại được tiến hành khi các vụ án của Từ Tài Hậu, phó chủ tịch quân ủy trung ương, và Chu Vĩnh Khang, cựu thư ký Ủy ban Chính trị và Lập pháp, sắp sửa được công bố.

Chuyến bay của các doanh nghiệp nước ngoài

Một số các công ty ngoại quốc đã rút khỏi thị trường Trung Quốc trong những năm gần đây, bao gồm Google, Yahoo, Best Buy, và Media Markt. Nhà sản xuất mỹ phẩm Hoa Kỳ Revlon đã tuyên bố rút khỏi Trung Quốc và sa thải 1.100 nhân công. Vào tháng giêng vừa qua, hãng mỹ phẩm L’Oreal của Pháp đã quyết định rút dòng sản phẩm Garnier ra khỏi Trung Quốc.

Các công ty nước ngoài vẫn còn kinh doanh ở Trung Quốc hiện đang phải vật lộn với hoàn cảnh. IBM nói rằng lợi nhuận của họ đã sụt giảm 23% trong quý cuối của năm 2013. Tập đoàn sản xuất đồ uống có cồn của Pháp Remy Cointreau đã tuyên bố rằng trong ba quý đầu tiên năm ngoái doanh thu rượu cognac Remy Martin của họ đã sụt giảm hơn 30%.

Cơ quan ngôn luận Tân Hoa Xã đưa tin rằng 5 năm về trước, khi các doanh nhân người Mỹ được hỏi xem đâu sẽ là nơi tốt để thành lập một doanh nghiệp, chín trong số 10 CEO sẽ chọn Trung Quốc. Nếu được hỏi cùng một câu hỏi đó hiện nay, sẽ có đến 5 CEO chọn Mỹ. Trong vòng 10 năm trở lại đây, khoảng 200 công ty Mỹ đã chuyển nhà máy trở lại nước mình, báo cáo nói.

 

 

 

Theo vietdaikynguyen.com

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.