ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
CHÙA BỒ ĐỀ THỨ 2 (PHẦN 1)
Thursday, September 25, 2014 0:24
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nhiều ngày gần đây, các bạn Vietnamnet đăng hẳn một phóng sự dài kì về mẹ Huỳnh Tiểu Hương ở trung tâm Nhân Đạo Quê Hương, tỉnh Bình Dương.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1fZVhrLVdnUEt2by9WQ1BCenplTmhHSS9BQUFBQUFBQVJFMC9LZkdsbHBEUlQwTS9zMTYwMC9tJUUxJUJBJUI5JTJCSCVDNiVCMCVDNiVBMW5nLmpwZw==
Mẹ Hương không xa lạ với báo chí. Tôi còn nhớ ngay từ hồi học lớp 8 tôi đã từng xem mấy chương trình truyền hình, trong đó có cả Người Đương Thời – và hầu hết là ở VTV – kể về cuộc đời của mẹ, xây dựng chân dung của mẹ, chìm nổi, tủi nhục, đau đớn, rồi sau đó trở thành người đàn bà giang cánh nuôi hàng trăm đứa trẻ nên người, thành người (người gì thì ko biết).
Năm 2005, tôi vào năm I đại học Báo Chí TPHCM, làm bí thư Đoàn.Vì muốn cả lớp có dịp gì đó đi làm một việc có ích cùng nhau, tôi, Đinh Hằng, Lê Sơn và Đức Mạnh cùng nhau đến liên hệ ở trung tâm Nhân Đạo Quê Hương xin đến đó được phụ giúp và chơi đùa với các em.
Tiếp chúng tôi ở ngôi nhà trên đường Gò Dầu, đẹp như một căn biệt thự tuyệt vời, mẹ Tiểu Hương đã kể lại cho chúng tôi nghe cuộc đời bi đát, chua xót, đầy nước mắt của mẹ.
Chúng tôi được mẹ yêu cầu giúp đỡ ngày ráp xe lăn cho ngày người khuyết tật và đến trung tâm ở Bình Dương chơi với các em.
Khi thấy mẹ Hương, bọn trẻ ào ra, nắm tay, ôm tay, hôn hít, trèo lên vai mẹ. Mẹ hôn chúng nồng nàn. Lớp tôi hồi đó chả ai có máy hình, Đinh Hằng đi mượn được cái máy nên chụp lại cũng khá nhiều. Cả lớp ai cũng xúc động, cũng bồi hồi, lao vào chơi đùa và ngỏ ý muốn phụ giúp trung tâm dọn dẹp, chăm sóc các em.
Điều đầu tiên mà Thủy Côn Đảo nói với tôi là: “Phương ơi, ở đây người ta chăm tụi nó kiểu gì thế? Tụi nó ỉa đái đầy phòng, tớ vừa phải tắm lại cho thằng bé ấy.” – Tôi sững người. Tôi chú ý đến gian nhà tắm, nhà vệ sinh mà mẹ Tiểu Hương bảo là “mẹ phải thuê người chăm sóc bọn trẻ, giữ gìn chúng sạch sẽ và nấu cho chúng ăn đàng hoàng”. Gian nhà vệ sinh đó cứt đái vương vãi, giẻ lau vứt lung tung.
Bọn trẻ con ở đó đa số đều là trẻ mù. Chúng ko thể tự điều khiển không gian sống của mình, nhưng dường như cũng chẳng ai chỉ dẫn, chăm sóc chúng gì hết. Thế nên mọi thứ thật lộn xộn.
Ở trung tâm chỉ có một người phụ nữ què chăm sóc số lượng 150 đứa trẻ (số lượng mẹ Hương cung cấp). Đám trẻ con tự chăm sóc nhau theo kiểu: đứa bé lo cho đứa lớn. Tuy nhiên, dường như rất nhiều đứa trong đám không biết nhau, ko hề chăm sóc nhau kiểu tình thương mến thương mà mẹ vẫn thường nhắc đến với chúng tôi.
Đám con gái lớp tôi quăng hết cặp sách vào 1 căn phòng nữ, mẹ Hương bảo yên tâm, ở đấy an toàn. Nhưng chỉ sau một buổi chiều ở đó, lớp tôi đã có 1 cái ví và một số tiền, đồ đạc bị mất, ko lí do, ko nguyên cớ.
Các em được tập xiếc để…biểu diễn cho khách tới xem :) )
Mẹ Hương bảo mẹ có lớp dạy vi tính cho các em, có lớp dạy xiếc và âm nhạc cho các em. Ngay chiều hôm chúng tôi đến, ông thầy dạy xiếc xuất hiện, những đứa bé mới 7,8 tuổi đã lao lên cột, vòng biểu diễn rất điêu luyện. Ai trong chúng tôi cũng vỗ tay. Tôi thầm nghĩ: chúng có một tương lai nào đó ở đây…
Cho đến khi tôi lên phòng máy tính. Nếu nhớ không nhầm, ở đó có chưa đầy chục cái máy tính. Tôi ko giỏi gì vi tính, nhưng tới lúc đó thì cũng đã xài máy tính 6 năm, đủ để hiểu rằng một cái máy tính ko có CPU, ko có bàn phím hay…màn hình ko bật được thì chẳng dạy được cái quái gì mà tin học văn phòng với chả soạn thảo văn bản.
Người làm từ thiện dễ bị mủi lòng. Khi ta có nhiều tiền hay nhiều sức thì dễ mủi lòng. Chúng tôi ko nhiều tiền, nhưng chúng tôi đã ráp hàng trăm chiếc xe lăn cho cái đại hội người khuyết tật của mẹ Hương. Ngày sắp ra mắt chương trình, mẹ đưa cho Đức Mạnh một cái danh sách hàng chục cơ quan báo đài, bảo Mạnh làm tiếp tân với mẹ. Bao nhiêu số nhà báo là bấy nhiêu cái phong bì dày cộm và một cái khối thủy tinh có cây bút biểu tượng rất đẹp. Nhà báo đến – như một hội nghị sang trọng 5 sao – có phong bì rất dày và được trân trọng cực kì hết mực. Chưa có cái buổi “họp báo” từ thiện nào suốt 4 năm làm báo sau này của tôi lại có nhiều tiền và nhiều quà nhường ấy. Báo lớn có thêm hộp quà lớn. Truyền hình có hộp quà thật to. Kì ấy, tôi, Mạnh và Đinh Hằng đã thấy tất cả. Hơi buồn cười, nhưng lòng trẻ thơ khó cợn nghi ngờ…
Một ngày khi sắp đến đại hội khuyết tật, chúng tôi đến nhà mẹ Hương ở trên Gò Dầu – căn biệt thự mà mẹ bảo đang nuôi 7 đứa trẻ sơ sinh bị người ta vứt bỏ ngoài cửa, bị kiến ăn, tưởng chết. Mẹ – đang ngồi với bà vợ ông Nguyễn Tài Thu nào đó, với mấy bà phó chủ tịch hội cứu trợ trẻ em tàn tật nào đó, ăn một bàn tiệc cực kì thịnh soạn gồm một bàn dài toàn hải sản sang trọng và ly tách cực kì đẹp. Sau này, thỉnh thoảng đi đâu đó ở khách sạn 5 sao, tôi thấy bàn tiệc của mẹ ở nhà hôm đó không thua kém gì mấy bàn tiệc sau này mình thấy. Mẹ và các bà, các má ăn trong phòng riêng, mấy đứa “con” của mẹ ôm tô cơm ăn ở ngoài, cấm vào phòng. Chúng tôi được trọng đãi niềm nở.
Thượng – cậu bạn cùng lớp- đi cùng tôi hôm đó – rất yêu trẻ con. Thượng hát cùng một cô bé. Rồi nó hát to và nhảy ồn ào quá. Chúng tôi đang nói chuyện. Mẹ Hương hét lên: “Con xin lỗi anh mau lên.”- Con bé chui vào gầm bàn, chui tuột vào sát hốc, gào lên khóc, nước mắt ướt nhoẹt váy áo: “Mẹ ơi, tha cho con, tha cho con, con biết lỗi rồi.” – Một phản ứng quá mạnh cho một chuyện quá nhỏ. Thượng trầm ngâm nói với tôi: “Nó phản ứng không bình thường. Có khi nó bị đánh nhiều quá.” – Thượng ở quê từng chăm sóc mấy đứa cháu ở nhà, chẳng đứa trẻ bình thường nào (với Thượng) lại hành động như thế
Bà “mẹ nuôi” của mẹ Hương buột lời: “Nhận nuôi bọn trẻ mù là tốt nhất, chúng chả trốn đi đâu được.”- Tôi vờ ý ngạc nhiên. Bà tiếp: “Chúng mù thế thôi mà ranh lắm!”. Tôi coi đó như một gợi ý. Lần thứ 2 đến trung tâm, tôi bắt đầu hỏi những đứa trẻ mù về bản thân chúng. Tất cả chúng đều kể, chúng có gia đình, ba mẹ ở quê. Vì khuyết tật chúng vào học ở trường khuyết tật địa phương. Mẹ Hương tới trường địa phương xin chúng về đây cho ở. Thế ra cái câu chuyện mà mẹ vẫn kể đầy với báo chí là mẹ nhặt chúng trên đường, mẹ cứu chúng ra từ đau khổ, kiệt quệ, mẹ giải cứu chúng khỏi nanh vuốt ba mẹ độc ác là cái quái gì nhỉ????
Quan trọng hơn, tôi đã đếm được bọn trẻ khi chúng tôi tổ chức biểu diễn ca hát với chúng, chỉ có hơn 70 đứa, không hề là 150 đứa như mẹ từng nói. Tôi hỏi mẹ: “Sao em thấy ít thế nhỉ? – Mẹ trả lời: “Tụi nó đi học rồi đấy.” – Đã ba lần đến trung tâm, tôi nghĩ mình không đếm nhầm, và cũng biết luôn rằng mình ko xuống trung tâm ngày đi học mà là cuối tuần. Khoảng 80 đứa trẻ “khống” kia của mẹ là ở đâu?
Chúng tôi ngừng làm từ thiện với mẹ. Tôi xem lại những đoạn phim, bài báo nói về mẹ. Mẹ khóc cùng một kiểu. Mẹ kể cùng một câu chuyện đau thương. Vài đứa được mẹ dắt lên cùng với báo đài liên tục, chúng ôm mẹ, hôn mẹ, bâu lấy mẹ cùng một kiểu. Và tiền trong túi các nhà từ thiện tuôn ra.
——–
Chúng tôi đã làm rất hết lòng, cái chúng tôi nhận được là một sự tổn thương vì thực ra đám trẻ ở đây ko hề nhận được cái phúc lợi tình thương mà xã hội mủi lòng dành cho chúng.
4 năm sau.
Tôi về báo Tuổi Trẻ.
( BẠN COPY VÀ MỞ LINK NÀY COI) 
Đây là các câu chuyện trên báo. Các câu chuyện này được tung ra ngay sau khi có nhiều trẻ sơ sinh tại cơ sở Gò Dầu của mẹ Tiểu Hương bị chết vì…chăm sóc vệ sinh không tốt.
Một lần, ngồi nói chuyện, anh đồng nghiệp của tôi, trước từng làm bên tạp chí Du Lịch, kể: “Mỗi lần bà Hương mời họp báo, phong bì cho phóng viên đều là 500 nghìn trở lên. Với truyền hình bà chi còn mạnh tay hơn nữa.” 
- Mấy lần anh dắt vài người bạn nước ngoài tới tham quan trung tâm rồi ngạc nhiên về “bà mẹ” từ thiện lúc nào cũng than khó, than khổ, than thiếu sữa, thiếu thức ăn cho bọn trẻ này.
Vài ngày sau, tôi đi làm qua trung tâm ở Bình Dương, thấy ngoài cổng trung tâm Nhân Đạo Quê Hương đề biển rõ to: “Trung tâm nhân đạo Quê Hương chào mừng các nhà báo về dự hội nghị”
4 năm sau ngày học báo, chúng tôi mới thấy công nghệ PR báo chí phát triển thực sự mạnh mẽ ở TPHCM này. Doanh nghiệp nào cũng phải PR, quảng cáo, chăm sóc nhà báo, quan hệ với nhà báo hết mực. Nhưng qua những gì tôi thấy vào năm 2005-2006, mẹ Hương quả nhiên là một giám đốc trung tâm biết PR từ thiện từ rất sớm. Mẹ xây dựng thương hiệu từ thiện bằng những đứa trẻ con – vốn chẳng phải mẹ cưu mang hay lượm lặt từ đâu về, mà qua liên kết với các trung tâm khuyết tật và dạy nghề tàn tật địa phương ở các tỉnh xa khác. Từ những đứa con, nhà từ thiện phóng tay thả tiền, nhà báo phóng tay nhận tiền, hình ảnh mẹ liên tục nổi bật trên báo, tiền về như nước. Nuôi vài chục đứa trẻ ngày nào cũng ăn canh bí nấu tôm thì cũng rẻ lắm cho cái số tiền người giàu ở Sài Gòn và ở Mỹ dám chi ra cho chút lòng thiện thành tâm.
Mẹ Hương tung hoành như thế trên mặt trận từ thiện suốt hơn chục năm qua. Trong văn phòng của mẹ, mẹ chụp ảnh chân dung đứng cạnh bác Phan Văn Khải, bà Trương Mỹ Hoa, ông chủ tịch tập đoàn này, giám đốc tập đoàn nọ… Mẹ xây dựng hình ảnh y hệt các doanh nhân “ghè” đối phương bằng các ẩn ý : “tao quen bác này đấy nhé!” – Và cái văn phòng của mẹ, thật là biệt thự, thật là sang trọng, khác hẳn với cái ổ chuột ở Bình Dương mà các “con yêu quý của mẹ” đang sống từng ngày vật vã và nghiệt ngã.
Và hôm qua, hôm nay, Vietnamnet lại xúc động nên lời viết về mẹ. Họ có nhớ chỉ vài tháng trước đây rất nhiều báo đưa tin về những đứa trẻ xấu số chết trong căn biệt thự ấy ko nhỉ???
Khải Đơn
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.