ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
ĂN ĐỂ MÀ SỐNG, SỐNG ĐỂ MÀ YÊU hay FREUD-THẬT LÀ ĐƠN GIẢN (P.1)
Friday, September 19, 2014 22:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Được hưởng trọn vẹn nền giáo dục “xã-nghĩa”nên thú thực học hết đại học tôi cũng chưa biết đến Freud với Libido là ai, tức là trình độ tương đương các bạn DLV cách đây dăm tháng đã kẻ cả hỏi: “S.Freud là ai, thuộc tổ chức nào, đã có công trạng gì cho đất nước…?” Chúng ta có thể tiếp cận được với những kiến thức rất sâu và rất mới, như bộ gen của con ruồi dấm thế nào, gen của con tinh tinh ra làm sao, nhưng chẳng biết một điều đơn giản, tại sao chúng ta lại “yêu”? Tôi có may mắn là tự lọ mọ tìm hiểu một chút về “cụ” này, cũng ở mức độ hời hợt thôi, may ra đủ để “xóa mù” nên xin viết lại một cách đơn giản nhất để cho những ai chưa biết, hoặc đã biết mà chưa hiểu lắm hoặc quên rồi (theo ý nghĩ chủ quan của tôi thì số này nhiều lắm! Và cũng chả biết trong trường học ngày nay có dạy chút nào không?) thì biết thêm về một bác học vĩ đại với công trình khoa học vô cùng quan trọng nhưng gây tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử, cho đến ngày nay vẫn chưa ngã ngũ. Cũng chính vì vậy tôi không dám đưa ra bình luận đúng/sai ở đây, vì đề tài khoa học này vẫn đang tiếp tục được phát triển…
B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1UV1p3Y0JkSnp3US9WQnBJaVY5bzhMSS9BQUFBQUFBQVE1dy9ZdzRpWE5nQzVVdy9zMTYwMC9zaWdtdW5kJTJCZnJldWQuanBn
Khi bắt con bạn ăn, nếu nó có hỏi câu hỏi “ăn để làm gì” thì bạn có thể vững tin mà trả lời “ăn để mà sống”, thế nhưng đứa nào tò mò hỏi thêm “thế sống để làm gì” thì bạn cũng như tôi thường trả lời như cái máy “sống để mà ăn”-mặc dù biết thừa câu trả lời hú họa ấy sai lè! Muốn trả lời câu hỏi thực ra vô cùng triết lý ấy mà không biết đến Freud thì khó lắm đấy-mà trước kia cũng chính vì đi tìm câu trả lời ấy mà tôi đã biết tới Freud. Câu hỏi ấy nếu trả lời theo sách vở sáo rỗng thì dễ ợt, ta sống để “yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”, rồi “bảo tồn và phát triển nòi giống”, “xây dựng đất nước”…nhưng toàn là người lớn cả, chúng ta biết thừa gốc rễ của vấn đề đâu phải vậy. Sâu xa hơn, cái gì điều khiển hành động của mỗi cá thể trong xã hội, cái gì điều khiển chúng ta, dù vẫn biết là “trời sinh ra thế”?
Và Sigmund Freud (1856-1939, người Tiệp thời Đế quốc Áo-Hung, gốc Do Thái) đã trả lời câu hỏi đó thông qua khái niệm Libido-“ham muốn tình dục” (tốt hơn nếu có thể dùng khái niệm Sex driver (desire for sexual activity) hay như trong nguyên bản tiếng Đức là Wollust, Trieb, Maßlosigkeit“). Chính cái bản năng mới nghe có vẻ đầy “thú tính” này lại âm thầm điều chỉnh mọi suy nghĩ của chúng ta, kể cả trong tiềm thức, và qua đó trực tiếp ảnh hưởng đến mọi hoạt động và ứng xử xã hội của con người! Freud định nghĩa nó như nguồn năng lượng cuốn ta đến với tất cả những gì có thể miêu tả bằng từ “tình yêu”: tình dục giới tính, tình yêu bản thân (narsissmus), tình yêu gia đình và con cái, tình yêu thương đồng loại…
Libido xuất hiện từ tuổi ấu thơ và theo con người suốt cả cuộc đời, tất nhiên là nam và nữ có libido khác nhau (nam mạnh hơn nhiều) cũng như từng cá nhân, từng thời kỳ có libido khác nhau. Đứa bé đi nhà trẻ đã bắt đầu chú ý đến bạn khác giới, cô gái muốn làm đẹp hơn trong mắt mọi người, các cháu U19 cố gắng đá hay mọi nhẽ ngoài chuyện “màu cờ, sắc áo” và lương, thưởng ra thì còn để mấy cô bạn gái đang xem phải trầm trồ, bà già đã có cháu rồi vẫn đến câu lạc bộ khiêu vũ…dù muốn hay không, vô tình hay cố ý, đều làm những điều đó dưới ảnh hưởng của libido. Khó nhận ra hơn nhưng mà đúng vậy, khi tôi lọ mọ viết những dòng này, hay các bạn đang đọc nó, chúng ta cũng đang hành động bởi ảnh hưởng của libido. Những lệch lạc của libido sẽ dẫn đến các hậu quả như rối loạn tâm thần, lãnh cảm, trầm cảm, tâm thần phân liệt…Libido lại do các hormone trong cơ thể ta quyết định (Testosteron)!
Thế có cơ chế nào để kìm hãm libido không biến chúng ta thành bầy đàn thú tính không? Tất nhiên là có chứ, và đây cũng là phát kiến lớn (mà chính Freud coi là quan trọng nhất của mình)-chia bản năng con người ra 3 phần gồm “cái Ấy” (Id)-“cái Tôi” (Ego)-“cái Siêu Tôi” (Super Ego); và chính sự dằng xé giữa 3 phần đó sẽ định hình được hành động của con người.
Id từ sinh ra đã hình thành, đó là phần “bản năng thú tính và tối tăm” của con người, nó ích kỷ, vô đạo đức và bản chất của nó thuộc về dục tính, NHƯNG NÓ LẠI LÀ PHẦN QUAN TRỌNG NHẤT. Con người lớn lên, Id dần chuyển thành Ego, Freud gọi đó là “viên trọng tài giữa những đòi hỏi bạt mạng của cái Id và sự kiểm soát của thế giới bên ngoài”. Vì vậy Ego thực sự hành động như một nhân viên kiểm duyệt, cắt xén, sửa đổi những thúc giục của cái Id làm cho những thúc giục này phù hợp với tình hình thực tế, biết rằng việc tránh khỏi bị xã hội trừng phạt và cả để tự bảo toàn hay là ngay cả đến sự bảo tồn, đều phải tùy thuộc vào những “dồn nén” (tuy nhiên cuộc đấu tranh giữa cái Ego và Id có thể gây ra những bệnh tâm thần, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhân cách cá nhân…). Cái Superego là sự phát triển tinh thần cao hơn cả mà con người có thể đạt tới được và bao gồm lẫn lộn mọi sự cấm đoán, mọi quy tắc cư xử do cha mẹ tạo ra nơi đứa trẻ. Tri giác lương tâm hoàn toàn tùy thuộc vào sự phát triển của cái Superego. Cũng như cái Id, cái Superego cũng nằm trong vô thức và cả hai cùng luôn ở thế tương tranh, trong khi cái Ego luôn hoạt động ở giữa như một trọng tài. Lý tưởng đạo đức và quy tắc cư xử đều nằm trong Superego. Khi ba cái Id và Superego tương đối hòa hợp thì cá nhân lúc ấy ở trạng thái điều hòa và hạnh phúc. Nếu cái Ego để cho cái Id vi phạm các luật lệ, cái Superego sẽ gây ra lo lắng, cảm giác có tội và mọi biểu lộ của lương tâm.
Hiểu được đến đây thì chúng ta đã hiểu được phần quan trọng nhất của “Phân tâm học” –bộ môn được Freud khởi thảo. Тóm lại là: trong chúng ta luôn có niềm khát khao được thỏa mãn tình dục, thậm chí dưới rất nhiều hình thức và với đủ loại đối tượng khác nhau mà quy luật đời sống coi đó là bệnh hoạn và phạm pháp, tuy vậy phần lương trí của chúng ta cần đủ mạnh để kiềm tỏa được những thèm muốn nhục dục từ trong tiềm thức như thế (tuy vậy sự kìm nén quá đà cũng sẽ gây ra những rối loạn về tâm sinh lý). Dễ hiểu vì sao bộ môn này ít được giảng dạy tại nước ta, vì nó hạ thấp vai trò “đạo đức XHCN” hơn cả bản năng… Nghe có vẻ đơn giản, nhưng giá trị của học thuyết Freud ở chỗ nó chỉ ra cơ chế hành động của con người-mục tiêu gần gũi nhất nhưng lại ít được tìm hiểu nhất đối với giới khoa học. Thật vậy, các nhà khoa học đã từ lâu có thể đo được khoảng cách tới các vì sao, làm được những giống thực vật, động vật mới, cấy ghép được các bộ phận…nhưng chỉ đến khi Freud với phát kiến “Phân tâm học” xuất hiện, thì loài người mới hiểu thêm về chính bản thân mình. Từ trước tới nay chỉ có 3 học thuyết gây ảnh hưởng nhất đến việc thay đổi suy nghĩ của nhân loại: thuyết nhật tâm của Copernik (trái đất thôi được coi là trung tâm vũ trụ), thuyết tiến hóa của Darwin (người cũng chỉ là một sinh vật cao cấp) và Freud.
Quanh thuyết của Freud đến nay vẫn rất nhiều hoài nghi, phản bác…nhưng không ai phủ nhận được ảnh hưởng vô song của nó đối với tư duy hiện đại (văn chương, nghệ thuật, tôn giáo, nhân chủng học, giáo dục, luật pháp, xã hội học, luật học, sử học và những môn học về xã hội hay cá nhân khác đều chịu ảnh hưởng của học thuyết Sigmund Freud.) Ngay Einstein cũng không kích thích trí tưởng tượng hay thâm nhập vào đời sống của người đương thời bằng Sigmund Freud. Không phải vô căn cứ mà trong danh sách “100 người Do Thái vĩ đại nhất lịch sử” thì S.Freud đứng thứ tư, ngay sau Albert Einstein và trước Abraham-ông tổ của người Do Thái!
(Ai muốn tìm hiểu kỹ thêm một chút về thuyết “Phân tâm học”, con người quên mình vì khoa học của S.Freud và cuộc chiến xung quanh học thuyết đó, cũng như Phật pháp nói gì về chủ đề này… xin chờ stt sắp tới!)
B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1WMENPN2RfbHo3US9WQnBJaUVSeUU5SS9BQUFBQUFBQVE1cy9RS3Jrb2pVaWJEUS9zMTYwMC9zaWdtdW5kJTJCZnJldWQlMkIyLmpwZw==
Nam Nguyen
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.