ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.chuyenla.com.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
11/8 đón xem “siêu trăng” gần nhất – Thiên văn
Tuesday, August 5, 2014 3:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đêm 10 sáng 11/8 (theo giờ Việt Nam), thời điểm trăng tròn gần nhất và sáng nhất trong năm 2014 hay còn gọi là “siêu trăng” gần nhất.


“Siêu trăng”
được nhìn thấy phía sau một trực thăng ở New Jersey, Mỹ hồi tháng 6/2013 – (Ảnh: AP)

Theo anh Đặng Tuấn Duy – chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC), điều đáng chú ý của sự kiện ngày 10 và 11/8 chính là thời điểm trăng tròn (full moon)thời điểm Mặt trăng đạt tới vị trí cực cận (perigee), gần như cùng lúc (cách nhau chỉ 20 phút). Lần cực cận này cũng là lúc Mặt trăng đạt tới vị trí gần Trái đất nhất trong năm 2014, ở khoảng cách 356.896km (theo fourmilab). Các nhà khoa học cho biết Mặt trăng sẽ không tiến tới gần Trái đất ở khoảng cách tương tự cho tới ngày 28/9/2015.

Đây là một hiện tượng thiên văn thú vị vì theo một số nhà khoa học, lúc diễn ra “siêu trăng” Mặt trăng có thể to hơn 12-14% và sáng hơn 30% so với thông thường. Tuy nhiên mắt thường chúng ta khó nhận ra sự khác biệt này nếu không có công cụ đo (cách phân biệt tốt nhất là chụp ảnh Mặt trăng bình thường và Mặt trăng lúc “siêu trăng” với cùng tiêu cự máy ảnh rồi đem so sánh).

Trong năm 2014, Mặt trăng cũng có vài lần trăng tròn (ngày 13/6 và ngày 9/9) và cũng được gọi là “siêu trăng”, nhưng khoảng cách giữa Mặt trăng – Trái đất lớn hơn và thời điểm giữa lúc cận điểm và lúc trăng tròn cũng cách nhau khá xa, không cùng lúc so với ngày 10 và 11/8.


Bức ảnh so sánh trăng tròn thông thường ngày 20/12/2010 (trái) và “siêu trăng” ngày 19/3/2011 – (Ảnh: Wikimedia Commons)

Những điều có thể bạn chưa biết về “siêu trăng”

1. Thuật ngữ “siêu trăng” không bắt nguồn từ thiên văn học mà từ chiêm tinh học. Theo nhà chiêm tinh học Nolle tại website astropro.com (website đã khởi nguồn cho tên gọi này), vào năm 1979 ông định nghĩa rằng: “Trăng non hay trăng tròn xảy ra khi Mặt trăng ở đúng vị trí hay gần vị trí (90%) nó đạt cực cận (gần nhất) so với Trái đất trên quỹ đạo của nó (vị trí perigee)”. Theo Nolle thì một năm có thể có 4-6 siêu trăng.

2. Ba năm trước, ngày 19/3, Mặt trăng tròn cùng lúc với vị trí cực cận đã được gọi với tên là “siêu trăng” mà các nhà thiên văn học chưa bao giờ dùng tới. Trong vài năm tiếp sau, thuật ngữ “siêu trăng” được dùng phổ biến hơn cho một vài lần trăng tròn ở cận điểm.

3. Theo ước tính, cứ 413,4 ngày (1 năm 1 tháng 18 ngày) sẽ diễn ra một lần “siêu trăng”, tức lúc đó trăng tròn sẽ diễn ra cùng lúc với vị trí nó đạt cực điểm.

4. Lần “siêu trăng” mà Mặt trăng có khoảng cách tới Trái đất

5. Nhiều người cho rằng sự kiện trăng tròn trùng với vị trí cận điểm sẽ ảnh hưởng tới các kiểu khí hậu trên Trái đất. Tuy nhiên nhiều nhà khoa học phủ nhận điều này. Họ khẳng định “siêu trăng” sẽ không gây ra các sự kiện địa chất nào, chỉ tạo nên một số khác biệt với sự lên xuống của thủy triều. Nếu nó cộng hưởng với điều kiện thời tiết nào đó, có thể sẽ gây ra vài vấn đề ở những vùng ven biển mà thôi.

Đặng Tuấn Duy – chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC)

Trích nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/khampha/vu-tru/55239_11-8-don-xem-sieu-trang-gan-nhat.aspx

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.