Mới đây ban tuyên truyền trung ương Trung Quốc đã ban lệnh cấm các chương trình TV chiếu phim nước ngoài, nhằm giữ lại tình yêu của dân chúng cho Đảng. (ảnh màn hình/NTD TV)
Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong thời gian gần đây đã gia tăng hạn chế đối với phương tiện truyền thông nước này. Tất cả các phim nước ngoài trên các trang web thương mại phải được gỡ bỏ trong thời hạn một tuần. Ban Tuyên truyền Trung ương cũng ra lệnh ngăn chặn các trình ứng dụng dịch vụ xã hội nước ngoài. Các động thái này đã gây cho công chúng lên án chính sách của ĐCSTQ trong việc cô lập Trung Quốc trong thời đại thông tin hiện nay.
Cơ quan điều tiết truyền thông đại chúng của Trung Quốc đã yêu cầu 7 công ty dẫn đầu cung cấp Internet-TV phải loại bỏ tất cả các bộ phim nước ngoài, các phim ngắn và các chương trình nước ngoài khác. Theo các tin thông báo, sau ngày 21 tháng 7, bất kỳ ai vi phạm quy định sẽ bị rút giấy phép. Nếu như tất cả 7 nhà cung cấp không thực hiện đúng yêu cầu, dịch vụ TV-online sẽ bị cấm hoạt động.
Zhu Xinxin, cựu biên tập viên của “Đài Tiếng nói Nhân dân” ở Hà Bắc cho rằng việc thắt chặt gần đây cho thấy ĐCSTQ đang khủng hoảng. Nó càng ngày càng khó khăn hơn để duy trì tính hợp pháp của chế độ Cộng sản, vì vậy nó sợ rằng phim nước ngoài sẽ giành thị trường vốn đang dùng để tẩy não nhân dân Trung Quốc.
Zhu Xinxin bình luận: “Những bộ phim giải trí và phim ngắn nước ngoài có chứa các tư tưởng tiến bộ như tự do và độc lập. ĐCSTQ sợ rằng những điều này sẽ thẩm thấu vào ý thức của người dân”.
Theo lời của ông, ngay cả khi ĐCSTQ cấm tất cả các phim nước ngoài, thì người dân vẫn không muốn xem các chương trình của ĐCSTQ. Ông cho rằng, những hành động ngu ngốc này sẽ dẫn đến việc người dân nhận rõ hơn sự lạc hậu và bạo tàn của ĐCSTQ.
Ma Xiaoming, cựu phóng viên từ Thiểm Tây nói: “ĐCSTQ đã quay trở lại thời đại của Mao, khi văn hóa của các nước dân chủ tự do bị ngăn chặn. Chế độ một đảng độc tài điều tiết chặt chẽ tất cả các ấn phẩm và tin tức. Những điều này được thực hiện nhằm mục đích khiến cho người dân trở nên ngu dốt và thấm nhuần cái gọi là tình yêu đối với đảng”.
Vào đầu tháng 7, ĐCSTQ đã ngăn chặn các ứng dụng của các dịch vụ xã hội nước ngoài, như Flickr, KakaoTalk và OneDrive. Vào ngày 10 tháng 7, trình ứng dụng Instagram đã biến mất trên thị trường các ứng dụng dành cho Android.
Cư dân mạng đã công bố một lệnh cấm do Ban Tuyên truyền Trung ương ban hành, theo đó các trình ứng dụng của các dịch vụ xã hội nước ngoài phải được gỡ bỏ ngay lập tức. Cư dân mạng đã phẫn nộ: “Chính quyền đang cố gắng đóng cửa đất nước vào thời đại thông tin”.
Zhang Haotsi, chuyên gia IT ở thành phố Nam Kinh tỉnh Giang Tô cho biết: “Internet là ưu tiên hàng đầu của họ. Về mặt kỹ thuật các nhà chức trách có thể làm điều đó. Nhưng tôi không nghĩ rằng nó sẽ có hiệu quả. Người dân luôn tìm kiếm được các giải pháp thay thế”.
Zhu Xinxin cho rằng trong thời đại thông tin, nhiều lệnh cấm của ĐCSTQ sẽ không ngăn chặn được người dân sử dụng các phần mềm để vượt qua sự kiểm duyệt internet và lấy thông tin từ các trang web nước ngoài.
Trong khi ĐCSTQ tiếp tục tăng cường kiểm soát internet, nó cũng áp dụng một loạt các hạn chế đối với các nhà báo. Ví dụ, vào tháng 6 các nhà báo bị cấm không được bày tỏ phê bình và bình luận khi chưa có sự chấp thuận của cấp trên. Ngày 8 tháng 7 các nhà báo bị cấm không được làm việc cho các cơ quan truyền thông nước ngoài hay chuyển giao “bí mật nhà nước” ra nước ngoài.
Bắt đầu từ ngày 15 tháng 7, gần 250.000 nhà báo Trung Quốc phải ký vào mẫu giấy không tiết lộ tương ứng. Ma Xiaoming cho rằng vấn đề bảo mật không nên liên quan đến thông tin nhận được thông qua các kênh chính thức.
Ông nói: “Cái được gọi là bí mật ở đây đề cập đến tất cả các thông tin bị ĐCSTQ che giấu. Đó là sự vi phạm nghiêm trọng đến quyền được phép biết sự thật của nhân dân và quyền của nhà báo khi phỏng vấn. Đây là biện pháp cần thiết để chế độ che giấu và ngăn chặn thông tin”.
Ma Xiaoming cho rằng ĐCSTQ đang lạm dụng pháp luật để đảm bảo cho việc phong tỏa thông tin và văn hóa của nó.
Theo vietdaikynguyen.com