ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Hộp Sọ Người Làm Hoài Nghi Lý Thuyết về Nguồn Gốc Loài Người
Saturday, July 26, 2014 19:46
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Hộp sọ Petralona được phát hiện bởi một người chăn cừu ở hang động Petralona, Hy Lạp. (Wikimedia Commons)

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn và thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Tùy bạn quyết định!

Một phát hiện về hộp sọ người có khả năng làm thay đổi hiểu biết về sự tiến hóa của loài người và sự ngăn chặn, giấu giếm thông tin sau khi phát hiện hộp sọ này.

Vào năm 1959, tại vùng Chalkidiki thuộc Petralona, phía Bắc Hy Lạp, một người chăn cừu tình cờ phát hiện một hang động lộ ra sau khi tuyết tan. Ông ta huy động dân làng giúp ông phá cửa động. Họ phát hiện ra hang động bao phủ bởi thạch nhũ và măng đá, cùng một hộp sọ người được gắn vào tường (sau này người ta còn phát hiện ra một lượng lớn cổ vật hóa thạch bao gồm các loài động vật trước con người, lông động vật, gỗ, công cụ bằng đá và xương đã hóa thạch).

Hộp sọ người đã được Chủ tịch Cộng đồng Petralona chuyển đến cho Trường Đại học Thessaloniki ở Hy Lạp. Cam kết giữa hai bên trong việc chuyển giao này là sau khi hoàn thành việc nghiên cứu, sẽ mở một bảo tàng giới thiệu những cổ vật mới phát hiện từ hang động Petralona này và hộp sọ người sẽ được trưng bày ở trong viện bảo tàng – thế nhưng điều này đã không xảy ra.

Hộp sọ người Petralona được trưng bày tại Viện Bảo tàng Khảo cổ học Thessaloniki. (Wikimedia Commons).

Giáo sư Aris Poulianos, thành viên của tổ chức IUAES (Hiệp hội Khoa học Quốc tế Về nhân loại học và Dân tộc học) của UNESCO, là nhà sáng lập của Hiệp hội Nhân loại học của Hy Lạp, một chuyên gia nhân loại học, người đã làm việc tại Trường Đại học Moscow vào thời điểm đó, ông đã được Thủ tướng Hy Lạp mời quay trở lại Hy Lạp để giữ vị trí trong Hội đồng Các trường Đại học ở Athens. Lý do là ông đã xuất bản cuốn sách của ông có tên “Nguồn gốc của người Hy Lạp”, trong đó đã cung cấp những thông tin nghiên cứu hữu ích, chỉ ra rằng người Hy Lạp không phải bắt nguồn từ các dân tộc Slavic mà thực sự có nguồn gốc từ đất nước Hy Lạp. Sau khi trở lại Hy Lạp, Giáo sư Poulianos đã chú ý đến hộp sọ người tại Petralona và ngay lập tức bắt đầu nghiên cứu hang động Petralona và hộp sọ người này.

‘Người đàn ông Petralona’ hay được gọi là người cổ đại của vùng Petralona, có độ tuổi là 700.000 năm, trở thành người Châu Âu nhiều tuổi nhất từ trước đến nay. Nghiên cứu của Giáo sư Poulianos cho thấy người đàn ông Petralona là loài người tiến hóa độc lập ở Châu Âu và không phải là tổ tiên của loài người từ Châu Phi.

Vào năm 1964, các nhà nghiên cứu độc lập người Đức Breitinger và Sickenberg đã cố gắng bỏ qua các phát hiện của Giáo sư Poulianos, với lý giải là hộp sọ này chỉ khoảng 50.000 năm tuổi và thực chất là tổ tiên đến từ Châu Phi. Tuy nhiên, các nghiên cứu được công bố vào năm 1971 ở Mỹ trên tạp chí Khảo cổ học danh tiếng đã xác nhận lại những phát hiện trước kia, đó là hộp sọ này đúng là 700.000 năm tuổi. Việc này được đưa ra dựa trên một phân tích về địa tầng học và các trầm tích của hang động nơi hộp sọ được gắn vào. Những nghiên cứu sâu hơn trong hang động đã phát hiện ra những chiếc răng rời nhau và hai bộ xương người từ 800.000 năm trước cũng như là các mảnh hóa thạch của nhiều loài khác nhau.

Ngày nay, hầu hết các nhà học thuật, những người đã phân tích di vật ở Petralona cho biết ‘Người đàn ông Petralona’ thuộc về loài vượn người cổ khác biệt với loài Homo erectus lẫn loài Neantherthal và loài người với mô hình giải phẫu hiện đại, nhưng lại thể hiện đặc điểm của người Châu Âu. Hộp sọ 700.000 năm tuổi này cũng không thuộc họ Homo sapien hay một nhánh của Homo sapien. Điều này trái ngược với lý thuyết nguồn gốc Châu Phi về sự tiến hóa của loài người.

Khai quật thêm các khu vực trong động ở Petralona với sự tham gia của các nhà nghiên cứu quốc tế (46 chuyên gia từ 12 nước khác nhau) đã cung cấp thêm các bằng chứng như Giáo sư Poulianos đã đưa ra, bao gồm một số những phát hiện đặc biệt như các miếng gỗ hóa thạch, lá sồi hóa thạch, lông động vật hóa thạch, phân hóa thạch, những hiện vật này có thể xác định được chính xác năm tuổi cũng như là hầu hết những công cụ bằng đá và bằng xương của thời kỳ tiến hóa của người cổ đại Archanthropus, từ các tầng thấp hơn (750.000 năm) tới tầng cao hơn (550.000 năm) của các trầm tích bên trong động này.

Cuộc nghiên cứu này gián đoạn vì chế độ độc tài ở Hy Lạp, và mãi tận năm 1983 mới được tiếp nối. Sau đó chính phủ đã cấm các hoạt động khai quật tại địa điểm này trên tất cả mọi đối tượng, bao gồm nhà khảo cổ học và trong vòng 15 năm, không ai được tiếp cận đến địa điểm này hay tiếp cận tới các cổ vật đã được phát hiện ở vùng này, cho dù chính phủ không đưa ra lý do gì giải thích việc cấm đoán này. Có phải việc cấm cản này nhằm mục đích ngăn chặn phát tán những kết luận khoa học bị che giấu trong những di vật hóa thạch lạ thường ẩn sâu trong các lớp tường đá của các hang động này?

Sau khi Tổ chức Cộng đồng Ngành nhân loại học của Hy Lạp đưa sự việc này lên tòa án, 15 năm sau họ đã được cho phép tiếp cận lại hang động. Từ đó trở đi Bộ Văn hóa đang cố gắng bằng mọi cách để chiến thắng quyết định của tòa án và tiếp tục đào sâu nghiên cứu.

Những phát hiện của Giáo sư Poulianos trái ngược với cách nhìn nhận thông thường về sự tiến hóa của loài người và nghiên cứu của ông đã bị cấm. Giáo sư Poulianos và vợ ông đã bị tấn công tại nhà và bị thương vào năm 2012, người ta không phát hiện ra thủ phạm của vụ tấn công này. Ông và đồng nghiệp của ông đã bị từ chối, không cho phép tiếp cận vào hang động này để hoàn thành nốt phần nghiên cứu của họ và hiện giờ cũng không ai biết nơi để những họp sọ đó.

Hiện nay, các thông tin xung quanh hang động ở Petralona cho thấy hộp sọ được phát hiện có độ tuổi vào khoảng 300.000 năm. Tại trang thông tin Wikipedia ngày nay, bạn có thể tìm thấy những bài viết tham khảo thiếu chứng cứ và cố gắng để xác định tuổi của họp sọ Petralona này chỉ nằm trong giới hạn từ 160.000 đến 240.000 năm tuổi.

Gần đây, Giáo sư C.G.Nicholas Mascie Taylor của Trường Đại học Cambridge đã gửi một bức thư tới Bộ Văn hóa của Hy Lạp, nói rằng tuổi chính xác của họp sọ là 700.000 năm tuổi chứ không phải là 300.000 năm tuổi. Ông ấy cũng đặt nghi vấn về việc chính phủ cấm thông tin liên quan đến phát hiện đáng kinh ngạc này.

 

 

Theo Vietdaikynguyen.com

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.