ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
TT Mỹ Obama: Văn, võ bất phục, dân suy giảm lòng tin
Tuesday, June 10, 2014 23:05
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


TT Mỹ Obama: Văn, võ bất phục, dân suy giảm lòng tin

Tiếp nối cuốn hồi ký gây sóng gió của cựu BTQP Robert Gates, cựu ngoại trưởng Hilary Clinton cũng sắp ra mắt hồi ký “đầy những bất đồng” với ông Obama.

Bà Hilary Clinton không phải là một cái tên xa lạ đối với giới xuất bản. Bà từng cho ra mắt nhiều tác phẩm như “Living History”, “It takes a Village” (2004) và “An Invitation To The White House” (2000). Ngoài ra, năm 1998, bà còn viết một cuốn sách cho thiếu nhi mang tên “Dear Sock, Dear Buddy: Kid’s Letters to the First Pets”.

Nhưng chắc chắn là sau những chấn động do đại diện giới quân sự Mỹ là ông Robert Gates gây ra, người ta sẽ chờ đợi trong cuốn sách “Hard Choices” (Tạm dịch: Những lựa chọn khó khăn), người từng đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ nói gì về chính phủ đương nhiệm và phát biểu thế nào về những bất đồng quan điểm với Tổng thống Mỹ Obama trong giải quyết các sự vụ quốc tế.

Bà Hillary Clinton và ông Robert Gates đứng đầu ngành ngoại giao và giới quân sự Mỹ trong chính phủ của ông Obama vào khoảng thời gian khác nhau và kết thúc nhiệm kỳ tại 2 thời điểm khác biệt, nhưng họ gặp nhau ở 1 điểm là không tán đồng nhiều quyết định của ông Obama trong giải quyết các sự vụ quốc tế nhưng vẫn buộc phải thực hiện các quyết định của Tổng thống.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates: Nghi ngờ chính sách của Tổng thống, coi thường Quốc hội, đốp chát với NSS

Trong cuốn sách dài 600 trang mang tiêu đề “Duty: Memoirs of a Secretary at War” (Tạm dịch là “Trách nhiệm: Hồi ức của một Bộ trưởng quốc phòng thời chiến”), cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates đã phê phán kịch liệt những chính sách về Afghanistan của chính phủ Obama, vạch trần những mâu thuẫn gay gắt giữa Nhà Trắng và Lầu Năm Góc.

Bộ trưởng Quốc phòng thứ 22 của Mỹ Robert Gates đã lãnh đạo Bộ quốc phòng Mỹ dưới thời hai Tổng thống George Bush và Barack Obama. Ông đến vào năm 2006 và rời Lầu Năm Góc hồi mùa hè năm 2011.

Trên cương vị lãnh đạo cơ cấu quân sự lớn nhất toàn cầu từ tháng 12-2006 đến tháng 7-2011, Robert Gates đã trải nghiệm những thời khắc quyết định của 2 cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq nên cuốn Hồi ký của ông cung cấp những cái nhìn trung thực nhất của một người trong cuộc về Washington, Quốc hội và các cuộc chiến của Mỹ ở Iraq, Afghanistan.

Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton trong chuyến thăm Myanmar 11-2012

Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton trong chuyến thăm Myanmar 11-2012

Hồi ký của cựu lãnh đạo Lầu Năm Góc chứa đầy các tình tiết chính trị kịch tính trong chính sách an ninh quốc gia và đối ngoại cùng với những mưu đồ đầy toan tính trong nhóm cố vấn thân cận của tổng thống, ví dụ như Phó Tổng thống Biden và Phó cố vấn an ninh quốc gia Thomas Donilon – những người chẳng có kinh nghiệm gì về quân sự nhưng luôn bộc lộ tham vọng muốn kiểm soát quân đội và can thiệp vào các chính sách thời chiến.

Đặc biệt, cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã chỉ trích chính sách đối ngoại thiên về sử dụng vũ lực trong các vấn đề toàn cầu của Chính phủ Mỹ. Ông cho rằng, dường như mỗi khi phải phải đối mặt với các vấn đề chính sách khó khăn ở nước ngoài, các Tổng thống Mỹ thường chỉ biết cách đe dọa dùng vũ lực để giải quyết và họ quyết định điều đó rất dễ dàng, không đau đớn, không cảm xúc.

Về 2 cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan, Cựu Bộ trưởng Quốc phòng cho biết, có những lúc ông nghi ngờ về thái độ của ông Obama khi triển khai các chính sách do chính mình quyết định.

Ông cho rằng, chính bản thân Tổng thống cũng không tin chắc về tính đúng đắn trong chiến lược của Hoa Kỳ ở Afghanistan và không coi những cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan là “trách nhiệm kế thừa”, khi tiếp quản chúng sau nhiệm kỳ của Tổng thống Bush. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhận định: “Đối với ông ấy, điều chính yếu là rút quân”.

Robert Gates bày tỏ thái độ coi thường đối với Quốc hội Mỹ và cách thức cư xử của các nhà lập pháp khi ông trả lời chất vấn và gọi các Nghị sĩ là “những kẻ thô lỗ và bất tài” hoặc “những kẻ thiển cận, đạo đức giả, ích kỷ, hay tự ái và thiên vị khi đặt mình trước đất nước”. Thậm chí, đã có lần Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã nghĩ đến chuyện bỏ về giữa chừng trong một cuộc cuộc chất vấn của Quốc hội và từ nhiệm.

Gates cho rằng các yếu tố chính trị trong nước đã len vào “gần như tất cả các vấn đề an ninh quốc gia”. Ông cho biết mình từng chứng kiến một cuộc đối thoại giữa ông Obama và bà Clinton, trong đó Tổng thống “gần như thừa nhận”, sự phản đối của ông về đợt tăng quân ở Iraq năm 2007 là một tính toán chính trị.

Ngược lại, bà Clinton cũng từng thừa nhận việc phản đối gửi thêm quân đến Iraq chỉ là con bài chính trị khi phải đối đầu với ông Obama để giành suất đại diện đảng Dân chủ vào năm 2008.

Cựu bộ trưởng cũng bày tỏ sự bất mãn khi vừa phải chỉ huy quân đội Mỹ vượt qua 2 cuộc chiến vừa phải đối phó với những kẻ “luôn có ý đồ nắm quyền kiểm soát chính sách thời chiến”.

“Nhóm cố vấn an ninh quốc gia” (NSS) khiến ông Gates bực mình đến nỗi vài ba lần đã thẳng thừng đốp chát với Phó tổng thống Biden và Thomas Donilon (lúc đó là Phó cố vấn an ninh quốc gia), khi họ “mượn danh” tổng thống đưa ra các mệnh lệnh đối với Lầu Năm Góc là “2 vị chẳng nằm trong cơ cấu chỉ huy quân đội nào cả”.

Tổng thống Obama và ông Robert Gates

Tổng thống Obama và Bộ trưởng quốc phòng Robert Gates

Bà Hillary Clinton: Bất đồng với Tổng thống về vấn đề Syria và giải cứu tù binh ở Afghanistan

Theo tiết lộ của CBS News, trong cuốn hồi ký dài gần 700 trang, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton cho biết bà không đồng tình với quyết định của tổng thống Obama là sẽ không cung cấp vũ khí cho phe đối lập ở Syria nhằm lật đổ tổng thống Syria Bashar al-Assad. Đề xuất này của bà đã bị Tổng thống Obama bác bỏ.

Theo bà, trang bị vũ khí và tổ chức huấn luyện cho phe đối lập tại Syria là giải pháp tốt nhất trong cuộc chiến nhằm lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad, song Nhà Trắng kiên quyết không thay đổi chính sách trong vấn đề Syria và không vũ trang cho phe đối lập, để đến nay, ông Assad đã dần thắng thế trong cuộc nội chiến và đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ 3 liên tiếp.

Tuy nhiên, là một thuộc cấp, bà vẫn phải tôn trọng và thực hiện những quan điểm và quyết định cuối cùng của Tổng thống Obama. Chính những bất đồng về vấn đề Syria là nguyên nhân chính, dẫn đến “sự tuyệt giao” giữa bà với Tổng thống Obama, người đang mất dần sự ủng hộ của dân chúng.

Bà Clinton cũng từng không ủng hộ giải pháp đàm phán về vấn đề tù binh Mỹ giữa chính quyền Obama và phiến quân Taliban – vấn đề đang khiến chính giới Mỹ dậy sóng hiện nay.

Mặc dù ủng hộ nỗ lực giải cứu Trung sỹ Lục quân Bowe Bergdahl bị Taliban bắt cách đây 5 năm khi tham chiến tại Afghanistan, song cựu Ngoại trưởng Clinton thừa nhận rằng đàm phán với phiến quân Taliban là việc khó khăn đối với người Mỹ. Bà cũng mô tả chi tiết nỗ lực giải cứu binh sỹ này của Bộ Ngoại giao Mỹ trong cuốn hồi ký của mình.

“Hard Choices” cũng đề cập tới một loạt vấn đề chính sách then chốt, trong đó có cuộc chiến tại Iraq, vụ tấn công tại tòa lãnh sự Mỹ ở thành phố Benghazi, cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine cũng như sự sụp đổ của phong trào Mùa xuân Arab tại Trung Đông. Về việc ủng hộ Mỹ đưa quân vào chiến trường Iraq, bà Clinton thừa nhận đây là một “sai lầm nghiêm trọng” của bà.

Trong cuốn hồi ký của mình, bà cũng miêu tả mối quan hệ thực chất giữa Washington và Điện Kremlin. Trong những đoạn viết về khủng hoảng chính trị Ukraine, bà Clinton miêu tả tổng thống Nga Vladimir Putin như một “lãnh đạo độc tài thèm khát quyền lực, lãnh thổ và ảnh hưởng”.

Hôm 28-5, ông Putin đã lên tiếng chỉ trích bà Clinton “yếu đuối” sau khi cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ cho rằng lãnh đạo Nga đang cố gắng vẽ lại đường biên giới ở miền đông châu Âu, giống như Adolf Hitler từng làm những năm 1930.

Trong cuốn hồi ký dài gần 700 trang, cựu Ngoại trưởng Clinton cũng tiết lộ về cảm xúc của bà khi gặp Tổng thống Obama – khi đó là một gương mặt hoàn toàn mới được đảng Dân chủ đề cử chạy đua vào Nhà Trắng, tại cuộc gặp kín đầu tiên trước khi diễn ra hội nghị của đảng này hồi năm 2008.

Một số đoạn trích đã in trên báo Washington Post cho thấy, bà Clinton tỏ ra là chính trị gia có tầm nhìn xa trông rộng. Bà đã nhìn thấy trước những căng thẳng với Nga do những bất đồng trong cách giải quyết những sự vụ quốc tế và dự đoán một giai đoạn khó khăn trong quan hệ với Nga đang tới, đồng thời đã lên tiếng cảnh báo Tổng thống Mỹ.

Bà Hilary sẽ tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016

Bà Hilary sẽ tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016

Chẳng hạn, tháng 8 năm 2012, trước cuộc gặp với Tổng thống Nga bà đã kêu gọi Obama cố nhẫn nại để đạt được mọi điều cần thiết, bởi vì ông Putin là người “không ưa tặng quà” người khác. Và vào đầu năm 2013, khi nhiệm kỳ ngoại trưởng của Clinton sắp kết thúc, bà đã cảnh báo về sự suy giảm mối quan hệ giữa Nga và Mỹ.

Trong cuốn hồi ký của mình, bà Clinton nhấn mạnh là “không phải ai cũng đồng ý với đánh giá tình hình và các quan điểm chính trị của bà”, nhưng bà không nói rõ chính xác ai là người bất đồng chính kiến với mình. Có lẽ điều này xuất phát từ nguyên nhân tế nhị, khi bà sắp ra tranh cử Tổng thống vào năm 2016.

Hãng thông tấn CBS News cho biết đã có bản sao của cuốn hồi ký “Hard Choices” trước khi sách này ra mắt. Cuốn hồi ký này sẽ được Nhà xuất bản Simon and Schuster, công ty con của Tập đoàn CBS ấn hành. Cuốn hồi ký được chờ đón này được xem như bước khởi đầu tranh cử không chính thức của cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ vào năm 2016.

Theo Đatviet

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.