Khi bàn đến đề tài này, trước hết tôi xin kể cho các bạn độc giả nghe một câu chuyện. Đây là câu chuyện mà tôi vẫn thường hay nghe người lớn kể vào lúc nhỏ, sau đó tôi tự học và kể lại cho người khác nghe. Đối với câu chuyện này, tôi có ấn tượng rất sâu sắc.
Chuyện kể rằng, ngày xưa có một thư sinh nghèo khó, bỏ bê học hành, không một xu dính túi, nhưng lúc nào cũng giả vờ là một người nho nhã, chuẩn mực. Một ngày nọ, người này bụng đói cồn cào, nên lang thang bất định trên đường. Anh ta nhìn thấy một gian hàng bán bánh ngào đường, trên lớp đường ngào có một lớp mè, thế là anh ta nghĩ ra một ý tưởng.
Anh ta đến trước quầy bánh, hỏi chủ quán mua 2 cái bánh, anh ta dùng hai tay cầm bánh, mỗi tay một cái. Sau đó anh thở dài một tiếng, hai tay dùng lực cầm chặt bánh một cái, lớp mè dính trên bánh từng hạt từng hạt rơi xuống mặt bàn quầy hàng. Sau đó, anh ta trả lại bánh cho chủ quán, và bắt đầu nói về kế hoạch xây dựng vĩ đại của mình.
Anh ta dùng ngón tay của mình chấm nước miếng, vừa nói vừa đưa tay vẽ trên mặt bàn, hướng này anh ta cần xây ba phòng, hướng kia anh ta muốn trồng mấy cái cây to, anh ta chạm tay dính đầy nước miếng trên quầy bánh và hạt mè dính đầy ngón tay anh ta. Lúc lấy tay chấm nước miếng thì cũng ăn luôn hạt mè. Hạt mè được ăn xong hết rồi thì công trình xây dựng nhà của anh ta cũng vừa xong. Đúng lúc định đứng dậy đi, anh ta đột nhiên phát hiện ở kẽ mép bàn vẫn còn vài hạt mè; thế nên anh ta lại có thêm ý tưởng, dùng lực đập mạnh bàn tay trên mặt bàn, những hạt mè trong kẽ mép bàn bị hất tung lên. Anh ta nói: “Đúng rồi, tôi còn muốn xây một cái hàng rào xung quanh căn nhà”. Thuận theo lời nói, ngón tay của anh ta vẽ một vòng quanh mép bàn, anh chỉ cần đưa những ngón tay đầy mè đó lên liếm sạch rồi dương dương tự đắc rời đi.
Người thư sinh đó tên là “Lão Khổng Nhị”, cũng gọi là Khổng Phu Tử. Một chiếc xe bị hư, cái cây già mê đắm con quạ, một lão già thối nát làm khổ học sinh, trong thời giáo dục lúc nhỏ của tôi, Khổng Tử được miêu tả thành một kẻ với ý thức hệ sai trái, hành vi không kềm chế được, rỗi hơi, một kẻ chuyên lừa gạt ăn uống. Có một lần, tôi cùng một người bạn lớn lên tại Đài Loan nói chuyện về văn hóa truyền thống của Trung Quốc, chuyện về “Khổng Lão Nhị” buông ra từ cửa miệng bị tôi biến thành “Khổng Tử”, nhưng người bạn Đài Loan của tôi tự nhiên nói: “Ồ, người bạn nói là Khổng Thánh Nhân”.
Câu nói “Khổng Thánh Nhân” của người bạn Đài Loan làm tôi chấn động về ý thức văn hóa của mình, “Khổng Lão Nhị” hay là “Khổng Thánh Nhân”, đúng là khác biệt giữa văn hóa Đài Loan và văn hóa Đài Lục. Văn hóa Đài Loan càng lưu giữ được nhiều văn hóa truyền thống của Trung Quốc, thì văn hóa Đại Lục lại càng bị thay thế bởi tư tưởng Mác-Lênin.
Trở lại với đề tài Học viện Khổng Tử, chính phủ Trung Quốc đầu tư nhân lực tại nhiều quốc gia để xây dựng Học viện Khổng Tử. Trên bề mặt, thì rất dễ dàng khiến người ta biết là vì việc quảng bá văn hóa truyền thống Trung Quốc. Nhưng vấn đề là, tôn chỉ theo tư tưởng Mác-Lênin, xã hội theo Chủ nghĩa Xã hội kiểu đó, thì làm thế nào có thể giáo dục con người ta hướng theo “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” được chứ?
Khổng Tử chủ trương tiêu chuẩn làm người là: “Chất thắng văn tắc dã, văn thắng chất tắc sử. Văn chất bân bân, nhiên hậu quân tử”, yêu cầu phải: “kỷ sở bất dục, vật thi vu nhân”, “dĩ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân”. Và những điều này là trong sách giáo khoa của Học viện Khổng Tử không thể bao hàm, thậm chí có trong đó, cũng không thể nào truyền tải được ý nghĩa của nó; ngay cả các giáo sư Hán ngữ, sức truyền tải của những từ ngữ này tự thân nó cũng không còn chứa đựng được văn hóa Nho giáo, cùng lắm thì chỉ có thể là văn hóa “Khổng Lão Nhị” (Laoer).
1. “Chất thắng văn tắc dã, văn thắng chất tắc sử. Văn chất bân bân, nhiên hậu quân tử”
2. “kỷ sở bất dục, vật thi vu nhân”
Nghĩa là: Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
3. “Dĩ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân”
Theo Vietdaikynguyen.com