ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vì sao Su-22 Việt Nam có thể đánh chìm tàu chiến 10.000 tấn?
Friday, May 16, 2014 17:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Với tên lửa Kh-29, máy bay cường kích Su-22 của Không quân Nhân dân Việt Nam có thể đánh chìm tàu chiến có lượng giãn nước 10.000 tấn.

Theo tin tức, tên lửa không đối đất Kh-29 (NATO định danh là AS-14 Kedge) do Cục thiết kế Vympel (nay thuộc Tổng công ty tên lửa chiến thuật – chiến dịch Nga KTRV) phát triển trang bị cho các loại tiêm kích đa năng MiG-29, Su-30/33/35 và cường kích Su-22/25/34.

Tên lửa được thiết kế chủ yếu để tấn công các mục tiêu lớn trên đất liền (gồm kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, cầu cống, sân bay). Tuy nhiên, khi cần nó có thể dùng để tấn công các mục tiêu trên biển. Theo quảng cáo của nhà sản xuất, Kh-29 có khả năng gây hư hỏng nặng tàu chiến có lượng giãn nước lên tới 10.000 tấn.

Tên lửa Kh-29 có chiều dài 3,87m, đường kính thân 0,38m, sải cánh 1,1m, trọng lượng phóng 657-680kg tùy từng biến thể. Thân tên lửa có thiết kế khí động học tiêu chuẩn với 4 cánh lái khá dài và rộng ở đuôi cùng 4 cánh ổn định phía trước mũi.
Kh-29 được trang bị đầu đạn xuyên giáp nặng tới 320kg trong đó có 116kg chất nổ mạnh HE. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ tối đa 2.900km/h, tầm bắn đạt 10-30km tùy từng biến thể.

Vì sao Su-22 Việt Nam có thể đánh chìm tàu chiến 10.000 tấn? - Ảnh 1

Tên lửa tấn công đa năng Kh-29.

Kh-29 được sản xuất với khá nhiều biến thể với các cơ chế dẫn đường khác nhau tạo nên sự đa dạng trong việc thực hiện nhiệm vụ tấn công hiệu quả với nhiều kiểu mục tiêu khác nhau, gồm:

– Kh-29L sử dụng hệ thống dẫn hướng bằng lade bán chủ động có tầm bắn từ 8-10km.

– Kh-29T sử dụng hệ thống dẫn hướng quang-truyền hình thụ động (mục tiêu sẽ được chỉ định bởi phi công từ buồng lái), tăng tầm bắn lên 12km.

– Kh-29TE là biến thể nâng cấp của Kh-29T, tên lửa vẫn sử dụng hệ thống dẫn hướng quang-truyền hình nhưng tầm bắn được mở rộng lên đến 30km, tên lửa có thể phóng từ độ cao 200-10.000m.

– Kh-29MP là thế hệ thứ 3 của gia đình Kh-29, được dẫn hướng bằng radar chủ động hoạt động theo nguyên lý “bắn-quên”, đạt tầm bắn 12km.

– Kh-29D là thế hệ thứ 4 của dòng Kh-29, tên lửa sử dụng hệ thống dẫn hướng bằng hồng ngoại, đây là một loại tên lửa “bắn-quên”, đạt tầm bắn 30km.

Điểm mạnh của Kh-29 là một tên lửa có tốc độ nhanh và độ chính xác cao, bán kính lệch mục tiêu (CEP) chỉ từ 5-8m. Với đầu đạn nặng tới 320kg đủ sức thổi bay bất kỳ mục tiêu nào.

Vì sao Su-22 Việt Nam có thể đánh chìm tàu chiến 10.000 tấn? - Ảnh 2

“Đôi cánh ma thuật” Su-22M4 có thể mang 2 đạn tên lửa Kh-29.

Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI), năm 2004 Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 100 tên lửa Kh-29. Theo một số nguồn tin thì loại Việt Nam nhập khẩu có thể là biến thể Kh-29TE với tầm bắn xa đến 30km.

Hợp đồng này nước ta mua có lẽ là nhằm trang bị cho lô tiêm kích đa năng Su-30MK2. Su-30MK2 có thể mang tới 6 tên lửa không đối đất Kh-29. Tên lửa được thả từ bệ phóng APU-58 hoặc AKU-58, sau đó động cơ đẩy chính sẽ được kích hoạt đưa tên lửa tới mục tiêu.

Ngoài Su-30MK2, cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22M4 trang bị nhiều trong không quân ta có thể mang 2 đạn Kh-29 làm nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất và trên biển khi cần.

Với Kh-29, khả năng tác chiến biển của Su-22M4 được tăng lên đáng kể, cho phép tiêu diệt tàu chiến mọi cỡ với độ chính xác cao.

Theo Kiến thức

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.