ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tình hình Biển Đông: Việt Nam đã và đang làm những gì?
Tuesday, May 13, 2014 0:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trước những động thái hung hăng của Trung Quốc, Việt Nam đã đang và sẽ làm gì để giữ vững chủ quyền của mình ở Biển Đông.

Kiềm chế nhưng cương quyết

Ngày 1/5/2014, giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc được hàng chục tàu hộ tống đưa vào hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Địa điểm hạ đặt giàn khoan nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Đây là một hành động vi phạm nghiêm trọng đến chủ quyền của Việt Nam. Do vậy, các lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam gồm Kiểm ngư và Cảnh sát biển đã lập tức tiếp cận yêu cầu Trung Quốc đưa giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã cho các tàu hải giám, hải cảnh cố ý và chủ động đâm vào các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam làm hư hại tàu và một số phương tiện trên tàu của Việt Nam. Thậm chí, tàu hải giám Trung Quốc còn sử dụng vòi rồng tấn công vào tàu kiểm ngư Việt Nam khiến 7 nhân viên kiểm ngư bị thương.

Tình hình Biển Đông: Việt Nam đã và đang làm những gì? - Ảnh 1

Các tàu Trung Quốc cùng giàn khoan bất hợp pháp đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Hôm 8/5, trong cuộc họp báo quốc tế, đại diện lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã cung cấp những hình ảnh chứng minh các hành động hung hăng của các tàu Trung Quốc. Đại diện Cảnh sát biển Việt Nam cũng cho biết lực lượng Trung Quốc có đến 80 tàu gồm hàng chục tàu hải giám, hải cảnh và đặc biệt có cả 7 tàu hải quân.

Ngoài ra, Trung Quốc còn điều thêm cả máy bay trực thăng, máy bay tiêm kích đến khu vực đặt giàn khoan trái phép. Tại đây các máy bay này thường bay bên trên tàu của Việt Nam để uy hiếp và hỗ trợ cho các tàu hải giám của họ tấn công tàu Việt Nam.

Trước các hành động có chủ đích gây hấn của Trung Quốc, các lực lượng chấp pháp của Việt Nam vẫn kiên trì kiềm chế. Các biện pháp được sử dụng rất ôn hòa để yêu cầu các lực lượng Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn của báo Quân đội Nhân dân, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm – Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam khẳng định: “Tôi cũng xin khẳng định, đến giờ này, tại khu vực chỉ có lực lượng thực  thi pháp luật quản lý và bảo vệ vùng biển Việt Nam. Cảnh sát biển và lực lượng Kiểm ngư chủ yếu đấu tranh bằng tuyên truyền pháp lý, bằng các biện pháp nghiệp vụ và cả biện pháp nhân đạo. Nội dung tuyên truyền là khẳng định với các tàu Trung Quốc trên thực địa đây là vùng biển Việt Nam, thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc phải tôn trọng, rút khỏi vùng này không điều kiện, bỏ ngay hành động hung hăng, ngang ngược, ảnh hưởng đến tài sản và lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam”.

Tỉnh táo

Sau cuộc họp báo của Việt Nam, phía Trung Quốc cũng tổ chức họp báo vu khống Việt Nam đã gây ra các vụ va chạm tàu. Tuy nhiên họ không đưa ra được bằng chứng nào chứng tỏ điều đó. Bởi vậy, trong mấy ngày vừa qua họ đổi “chiến thuật”, tìm cách gài bẫy Việt Nam để tàu Việt Nam đâm vào tàu của họ hòng cố gắng tìm một “bằng chứng” để lu loa lên rằng Việt Nam chủ động gây hấn.

Cho đến sáng hôm qua (12/5) theo tường thuật của phóng viên báo Tuổi trẻ và báo Tiền Phong có mặt tại khu vực đặt giàn khoan trái phép, một tàu kiểm ngư của Việt Nam khi bị tàu hải giám Trung Quốc xịt vòi rồng đã đáp trả lại bằng vòi rồng.

Sau khoảng 1 giờ đấu vòi rồng, trước sự kiên cường của tàu kiểm ngư Việt Nam, đội hình các tàu của Trung Quốc bị rối loạn phải chủ động rút lui. Tuy vậy tàu kiểm ngư của Việt Nam cũng bị mất một ăngten Vinasat do vòi rồng thổi bay xuống biển. Rất may thủy thủ đoàn của tàu đều an toàn.

Từ 1/5 đến nay, đây là lần đầu tiên tàu của Việt Nam đáp trả các hành động quá khích của Trung Quốc. Tuy vậy, nói chung thì hành động đáp trả này vẫn nằm trong mức độ kiềm chế nhất định và dư luận quốc tế nói chung đánh giá Việt Nam hành xử như vậy là chuẩn xác và rất đồng tình.  

Một số nhà nghiên cứu cũng chia sẻ quan điểm rằng trong thời gian tới, Việt Nam nên tiếp tục thực hiện con đường đấu tranh này đồng thời kết hợp đấu tranh ngoại giao để buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan về.

Từ nước Mỹ xa xôi, ông Gregory Poling – Chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế trả lời phóng viên TTXVN rằng: “Ở đây, tôi đánh giá cao phản ứng của Việt Nam, chưa rơi vào cái bẫy của Trung Quốc. Việt Nam mới chỉ đưa tàu thuộc lực lượng cảnh sát biển ra. Còn nếu Việt Nam đưa tàu quân sự ra, tôi nghĩ là Trung Quốc sẽ chỉ cho thế giới thấy kìa, Việt Nam đang khiêu khích, đang quân sự hóa khu vực tranh chấp, và sẽ lợi dụng sai lầm đó”.

 Trần Vũ

Xem thêm video clip: Tàu Trung Quốc liên tục dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.