>> Câu chuyện thể thao: Chọn thầy!
>> VFF nỗ lực tìm “bí kíp” đưa các CLB Việt Nam vào khuôn khổ
>> Rau muống hay thịt bò Kobe?
>> Bóng đá Việt Nam: Nghịch lý đồng tiền!
Trong những năm qua, bóng đá Việt Nam được gọi là giải đấu số 1 Đông Nam Á, nhưng thực tế đó chỉ là hư danh không hơn không kém. Còn Thai-League, họ vẫn đang cho thấy những tiến bộ và sự hấp dẫn vốn có của mình. Sắp tới đây, đội tuyển Việt Nam sẽ có vị HLV người Nhật, trước đó đã có vị trưởng giải cũng là người Nhật được mời về để điều hành V-League. Nhận sự kiện này, hãy cùng điểm qua những điểm khác giữa cách dùng người Nhật của Việt Nam với Thái Lan cả ở CLB lẫn đội tuyển quốc gia.
Thái Lan từng đánh bại M.U trong trận giao hữu. Ảnh: Internet. |
Ở cấp độ CLB, trong số 20 đội tham gia Thai-League thì chỉ có duy nhất Chonburi sử dụng nhà cầm quân người Nhật. Ngoài ra, tại đội bóng này cũng có những người Nhật khác như HLV thủ môn Yoshio Kato, GĐĐH Yohei Shiraki hay 3 cầu thủ Nhật là Yuki Bamba, Kazuto Kushida và Hayato Hashimoto.
Trong khi đó, ở đội tuyển quốc gia, sau nhiều năm dùng các HLV ngoại, gần đây Thái Lan lại có xư hướng quay lại với HLV nội. Sau cựu tuyển thủ Thái Lan Surachai Jaturapattarapong, đến lượt một cựu tuyển thủ khác là Kiatisak Senamuang được trao nhiệm vụ làm HLV trưởng ở ĐTQG và ĐT U23 Thái Lan. Tương tự như vậy là các HLV nội Sasom Pobprasert dẫn dắt ĐT U20 Thái Lan hay HLV Nuengruethai Sathongwien cầm lái ở ĐT nữ Thái Lan.
Tuy nhiên, có một điều khác so với Việt Nam là vị trí chủ chốt quan trọng của bóng đá Thái Lan là GĐKT được giao cho một người Nhật là ông Ichiro Fujita. Ông được kỳ vọng sẽ cải thiện triệt để những thiếu sót của nền bóng đá. Còn những HLV nội kể trên chỉ là người thực hiện những đường lối chính sách mà vị GĐKT này hoạch định.
Còn tại Việt Nam, thực tế có phần ngược lại, những vị trí chủ chốt vẫn là những người cũ, chỉ thay đổi những cái tên để thực hiện những chính sách được những người cũ đó đưa ra. Điều này chẳng khác gì bình cũ rượu mới, có lẽ đã đến lúc, bóng đá Việt Nam cần nhìn nhận lại tổng quan mọi chuyện để có được một quyết định cải tổ triệt để nhằm hướng đến tương lai tươi sáng hơn thay vì cứ đi theo vết xe đổ như hiện tại.
>> Câu chuyện thể thao: Chọn thầy!
>> VFF nỗ lực tìm “bí kíp” đưa các CLB Việt Nam vào khuôn khổ
>> Rau muống hay thịt bò Kobe?
>> Bóng đá Việt Nam: Nghịch lý đồng tiền