ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nokia và câu chuyện về sự suy tàn của một đế chế
Sunday, May 4, 2014 17:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.



Thời kỳ huy hoàng của hãng điện thoại Nokia hoàn toàn chấm dứt khi hãng buộc phải bán lại cho Microsoft.

d

Từ xưởng gỗ thành đế chế di động
Cái tên Nokia được khai sinh bởi Fredrik Idestam vào năm 1871, khởi điểm của Nokia chỉ là một nhà máy chế biến gỗ và sản xuất giấy. Phải tới tận năm 1967 thì tập đoàn Nokia (Nokia Corporation) mới ra đời sau khi sáp nhập với 1 công ty kinh doanh cao su và công ty sản xuất cáp quang.
Năm 1982 đánh dấu bước ngoặt lịch sử đối với Nokia khi hãng vượt lên dẫn đầu ngành công nghiệp điện thoại di động với sự ra đời chiếc điện thoại xe hơi đầu tiên của hãng. Nhưng có lẽ để trở thành ông “vua” điện thoại phải kể từ khi Nokia phát triển hệ điều hành Symbian. Cũng từ đây tập đoàn Phần Lan này đã thống trị thị trường điện thoại thế giới trong suốt nhiều năm liền sau khi đánh bại Windows Mobile của Microsoft.
Nokia từng được xem là một trong những tập đoàn di động thành công nhất hành tinh. Tuy nhiên, mọi chuyện dường như đang thay đổi. Nokia đang trên bờ vực mất đi ngôi vị của mình.
Người khổng lồ Nokia “điêu đứng”
Năm 2007 có lẽ là cột mốc đáng nhớ cho những chuỗi ngày điêu đứng sau đó của Nokia khi Apple bất ngờ tung ra iPhone, sản phẩm đã định nghĩa lại điện thoại di động như một thiết bị giống máy tính cá nhân với màn hình cảm ứng và hàng loạt ứng dụng vô cùng hấp dẫn. Cũng kể từ đây, Nokia dù vẫn được mệnh danh là nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới (nắm 40% thị phần điện thoại toàn cầu – thành tích không bao giờ lặp lại từ sau đó) nhưng giá trị vốn hóa đã giảm tới 75% trong khi giá trị của Apple tăng vùn vụt. Quý I/2012, Nokia chính thức phải nhường ngôi dẫn đầu thị trường điện thoại di động về tay Samsung, chấm dứt 14 năm liên tục ở vị trí độc tôn này.
Ở vào thời điểm này người ta đã cho rằng Stephen Elop đã chọn sai chiến lược phát triển cho Nokia khi quyết định chỉ chọn hệ điều hành Windows Phone. “Nghi án” Stephen Elop là điệp viên của Microsoft để đưa Nokia vào bẫy và dễ bề cho Microsoft thôn tính một lần nữa lại được giới công nghệ cày xới lại.
Bổ nhiệm Stephen Elop vào ghế CEO là một trong những quyết định mang tính “bước ngoặt” của Nokia. Chỉ trong vòng 3 năm dẫn dắt hãng điện thoại Phần Lan, tính đến tháng 9/2013, là thời điểm Microsoft thông báo về thương vụ thâu tóm Nokia, doanh thu của hãng điện thoại này đã sụt giảm đến 40%, lợi nhuận sụt giảm xuống 95% so với thời kỳ trước đó. Thị phần của Nokia trên thị trường smartphone sụt giảm từ 34% xuống còn 3,4%. Xếp hạng tín dụng của Nokia đã bị tụt từ mức A xuống đến mức “rác”. Giá trị cổ phiếu của Nokia sụt giảm đi 60% so với thời kỳ đỉnh cao khiến giá trị vốn hóa của Nokia sụt giảm 13 tỷ USD.
Trong nhiệm kỳ của mình tại Nokia, Stephen Elop là cái tên quen thuộc trong danh sách “những CEO tệ nhất thế giới” được bình chọn bởi các tờ báo uy tín. Một cựu quản lý cấp cao của Nokia là Lee Williams khi đó cho rằng, Elop không thực sự là một CEO mà chỉ là một CFO một người chỉ quan tâm tới việc đạt những kết quả trước mắt mà không có được chiến lược phát triển cho công ty trong tương lai.
Trong một nỗ lực nhằm vực dậy tập đoàn, Nokia đã tìm đủ cách từ bán bằng sáng chế, bán trụ sở đến nhượng lại các mảng kinh doanh vốn mang lại cho Nokia nguồn lơi nhuận khổng lồ. Hệ điều hành Symbian từng đưa Nokia lên đỉnh cao của thành công cũng bị khai tử từ tháng 1 năm ngoái, thay bằng Windows Phone. Cuối năm 2011, Nokia đã tung ra Lumia 800 chạy trên nền Windows Phone ở châu Âu. Mặc dù phản ứng ban đầu của người tiêu dùng không quá tích cực nhưng đến năm 2012 khi Lumia được đưa tới Bắc Âu và Anh, thì dòng sản phẩm này đã nhận được nhiều phản hồi khả quan. Thế nhưng, 2 triệu smartphone chạy Windows Phone được bán ra vẫn chưa được xem là cuộc cách mạng thật sự để thay đổi tình hình hiện giờ của Nokia.
Nokia, Microsoft về một nhà
Gần đây nhất, vào tháng 9 năm ngoái, Nokia tuyên bố đã bán mảng thiết bị và dịch vụ của mình cùng với một số bằng sáng chế cho Microsoft với giá 7,2 tỷ USD. Thương vụ vừa hoàn tất tháng trước. Đây gần như được coi là dấu chấm hết cho cái tên vang danh khắp thế giới một thời – Nokia. Vì sau thương vụ này, Nokia hầu như sẽ không còn sản xuất thiết bị di động nữa mà sẽ chỉ còn tập trung vào mảng công nghệ và bản quyền sáng chế. Giờ đây tương lai phát triển của mảng thiết bị di động của Nokia sẽ là một phần của sự phát triển của Microsoft.
Về phần mình, Microsoft cho biết hãng vẫn chưa có quyết định cuối cùng về tên gọi mới cho Nokia sau khi hãng điện thoại Phần Lan sáp nhập thành một bộ phận của Microsoft.
Trước đó có nhiều thông tin cho biết Microsoft sẽ đổi tên thương hiệu Nokia thành Mobile Oy, tuy nhiên Microsoft cho biết đây chỉ là tên gọi về mặt pháp lý, trong khi đó Microsoft vẫn chưa quyết định có tiếp tục sử dụng thương hiệu Nokia, cũng như thương hiệu Lumia và Asha của Nokia tiếp tục trên các sản phẩm mới của hãng hay không.
Trước đó, một trong những thỏa thuận giữa 2 bên đó là Microsoft sẽ được nắm quyền sở hữu thương hiệu của Nokia, Lumia và Asha trong vòng 10 năm và cho phép Microsoft tiếp tục bán smartphone với những thương hiệu này, trong khi đó Nokia sẽ không còn tiếp tục sản xuất smartphone với thương hiệu riêng biệt.
Nhiều khả năng Microsoft vẫn sẽ tiếp tục sử dụng thương hiệu của Nokia trong những sản xuất phẩm tương lai của mình bởi lẽ Nokia từ lâu đã là một thương hiệu lớn đi sâu vào lòng người sử dụng và với nhiều người, họ quan tâm đến thương hiệu của sản phẩm, hơn việc ai là chủ thực sự của thương hiệu đó.
Nguồn Tổng hợp

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.