ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Hải quân Việt Nam sẽ tác chiến thế nào ở Biển Đông?
Friday, May 30, 2014 0:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Với lực lượng như hiện nay, Hải quân Việt Nam sẽ tác chiến như thế nào để bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc?

Chiến thuật trên mặt nước

Do tiềm lực kinh tế còn yếu, Việt Nam không có nhiều tiền để chi cho quốc phòng một cách mạnh bạo như các nước lớn mặc dù chi phí quốc phòng cũng đã tăng lên nhiều từ năm 2004. Trong bối cảnh đó, sự lựa chọn của Việt Nam không tập trung vào nỗ lực xây dựng hạm đội mặt nước “khủng” với các tàu trọng tải lớn. Sự lựa chọn của Việt Nam là các tàu trọng tải nhỏ và vừa nhưng trang bị hỏa lực mạnh, tốc độ cao.

Đáng kể nhất trong lực lượng tàu mặt nước của Việt Nam hiện nay là các tàu Gepard 3.9 mua từ Nga. Các tàu này có trọng tải 2100 tấn, tốc độ tối đa có thể đạt 28 hải lý/h.

Vũ khí đáng kể nhất trên tàu Gepard là 8 tên lửa diệt hạm Kh-35 với đầu nổ nặng 145 kg, tầm bắn 130 km, tốc độ Mach 0.8. Ngoài ra trên tàu còn có 1 pháo cao tốc cỡ 76 mm ở trước mũi, 2 pháo 30mm 6 nòng cùng 2 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm. Đuôi tàu có 1 sân đỗ cho trực thăng chống ngầm.

Hải quân Việt Nam sẽ tác chiến thế nào ở Biển Đông? - Ảnh 1

Chiến hạm Gepard của Việt Nam.

Hiện đã có 2 chiến hạm Gepard được biên chế vào Hải quân Việt Nam, 2 chiếc đặt mua thêm đang trong quá trình đóng ở Nga và dự kiến giao hàng trong năm 2014, 2015. Có nhiều tin tức cho biết hai chiếc mới sẽ có thêm một số cải tiến để nâng cao khả năng chống ngầm cho tàu.  

Ngoài loại chiến hạm Gepard, Hải quân Việt Nam cũng đã đặt hàng 4 chiến hạm lớp Sigma của Hà Lan. Sigma cũng tương tự Gepard về trọng tải, vận tốc và hệ thống vũ khí. Nghĩa là nó được trang bị cả tên lửa diệt hạm, tên lửa phòng không và vũ khí chống ngầm đồng thời cũng có sân đỗ trực thăng ở đuôi.

Bên cạnh việc nhập khẩu tàu chiến từ nước ngoài, Việt Nam cũng tích cực nghiên cứu tự đóng mới hoặc đóng theo thiết kế, giấy phép của nước sản xuất. Điển hình như các tàu Molniya đóng theo giấy phép của Nga.

Các tàu Molniya có trọng tải hơn 500 tấn nhưng được trang bị hỏa lực rất mạnh với 16 tên lửa Kh-35 có khả năng đánh chìm chiến hạm cỡ 5000 tấn. Việt Nam dự kiến đóng 10 chiếc tàu Molniya.

Một điểm đáng kể nữa, thời gian qua ngành công nghiệp đóng tàu trong nước đã tiến bộ vượt bậc với thành quả là chiếc tàu pháo trọng tải 400 tấn tự thiết kế. Hiện đã có 3 chiếc tàu pháo kiểu TT-400TP được hoàn thành và bàn giao cho Hải quân. Tàu pháo TT-400TP trang bị pháo hạm tự động 76mm cùng 1 pháo tự động 6 nòng 30mm có radar dẫn bắn để tiêu diệt mục tiêu trên biển và trên không. Ngoài ra còn có 2 ống phóng tên lửa phòng không Manpdas điều khiển bằng tia hồng ngoại với tầm bắn 5km, tầm cao 3,5 km.

Nhìn vào đội tàu mặt nước của Việt Nam hiện tại ta thấy trọng tất cả đều có trọng tải nhỏ và vừa. Chưa có chiến hạm nào vượt quá 3000 tấn. Tuy nhiên hỏa lực của các tàu rất mạnh với cả tên lửa diệt hạm và pháo hạm, tên lửa phòng không. Các tàu khu trục hiện đại của Việt Nam như Gepard, Sigma đều được thiết kế tối ưu cho cả chống hạm, chống ngầm và phòng không.

Những tính năng của các tàu chiến Việt Nam hiện tại cho thấy nét chiến thuật chủ đạo của Hải quân Việt Nam sẽ là không đối đầu kiểu quy ước mà vẫn sẽ phát triển lối đánh du kích vốn là sở trường của quân đội Việt Nam từ trước đến nay. Với trọng tải nhỏ, tốc độ cao và hỏa lực mạnh, các tàu Việt Nam sẽ phân tán tấn công các cụm tàu địch và dễ dàng cơ động tránh đòn phản kích.

Dựa vào sức mạnh tổng hợp

Tàu mặt nước là hình ảnh biểu thị sức mạnh của một Hạm đội và nói rộng hơn là sức mạnh của Hải quân một nước. Nếu nhìn theo hình ảnh này thì lực lượng Hải quân Việt Nam rất yếu so với nhiều nước trong khu vực. Tuy nhiên để bảo vệ chủ quyền biển đảo thì không phải chỉ có lực lượng tàu mặt nước. Việt Nam đã và đang phát triển mọi mặt để tạo nên sức mạnh tổng hợp bảo vệ vùng biển của mình.

Các tàu mặt nước của Việt Nam hiện nay đã có thêm những sự hỗ trợ to lớn từ các lực lượng khác bao gồm: Không quân, Tên lửa bờ biển, tàu ngầm.

Trước hết là Không quân. Cũng như Hải quân, lực lượng Không quân thời gian qua đã được ưu tiên hiện đại hóa. Chúng ta đã mua nhiều máy bay hiện đại như Su-27, Su-30 của Nga và EEC-225, DHC-6 của các nước phương Tây.

Hải quân Việt Nam sẽ tác chiến thế nào ở Biển Đông? - Ảnh 2

Máy bay Su-30 của Không quân Việt Nam.

Trong tác chiến biển hiện đại, các tàu mặt nước sẽ phải đối mặt với cả tàu ngầm và máy bay ngoài các chiến hạm đối phương. Do vậy một lực lượng tàu mặt nước đơn thuần không có sự hỗ trợ của Không quân để chống ngầm và phòng không sẽ rất nguy hiểm.

Ý thức được điều này, mới đây quân đội Việt Nam đã thành lập lực lượng Không quân trực thuộc Hải quân. Hiện tại lực lượng này có 1 lữ đoàn (lữ đoàn 954) trang bị các loại máy bay: trực thăng Ka-28 chống ngầm, trực thăng EEC-225 vận tải và cứu hộ, thủy phi cơ DHC-6 trinh sát.

Ngoài ra Hải quân cũng sẽ nhận được sự yểm hộ mạnh mẽ của lực lượng Không quân trong đất liền. Với đặc điểm lãnh thổ Việt Nam dài và hẹp, các căn cứ không quân của Việt Nam trải từ Bắc vào Nam dễ dàng chi viện cho Hải quân khi tình huống chiến đấu xảy ra.

Nói riêng về Không quân, việc mua sắm cũng ưu tiên vào các loại máy bay đa nhiệm vụ như Su-30. Máy bay này mang được 8 tấn vũ khí. Nó có thể mang tên lửa đối hải để diệt hạm hay mang bom để hỗ trợ hải quân đánh bộ trong tác chiến phòng ngự hoặc phản kích chiếm lại đảo và nếu cần thiết cũng có thể đóng vai trò một tiêm kích đánh chặn. Hiện tại Việt Nam đã có 24 chiếc Su-30 và đang mua thêm 12 chiếc nữa.

Điểm thứ hai là lực lượng tàu ngầm. Việt Nam đã bước đầu xây dựng lực lượng tàu ngầm bằng hợp đồng mua 6 chiếc Killo 636 của Nga. Hiện đã có 2 chiếc được giao hàng và đi vào hoạt động trong biên chế Hải quân Việt Nam.

Mặc dù con số 6 chiếc không phải là nhiều song việc Việt Nam sở hữu tàu ngầm cũng làm thay đổi đáng kể tình hình. Ít nhất từ đây kẻ địch không còn được tự do bên dưới mặt nước như trước và cũng phải dè chừng các tàu ngầm Việt Nam.

Ngoài tàu ngầm và Không quân, việc tác chiến trên biển của Hải quân Việt Nam còn có một chỗ dựa rất vững chắc từ hệ thống tên lửa chống hạm đặt trong đất liền.

Hải quân Việt Nam sẽ tác chiến thế nào ở Biển Đông? - Ảnh 3

Sơ đồ tác chiến của hệ thống Bation-P.

Cho đến nay Việt Nam có 3 loại tên lửa chống hạm đủ cả tầm gần, tầm trung và tầm tương đối xa. Ở tầm gần có hệ thống tên lửa P-15 với tầm bắn 80 km. Ở tầm trung có hệ thống Bation-P với tầm bắn từ 130 đến 300 km tùy vào hành trình tầm thấp hay hành trình hỗn hợp. Hệ thống tên lửa bờ biển bắn xa nhất của Việt Nam là P-35 với tầm bắn 460 km.

Trong 3 hệ thống này thì P-15 và P-35 tương đối lạc hậu và độ chính xác thấp. Chỉ có hệ thống Bation-P là hiện đại. Việt Nam hiện đã mua từ Nga 2 hệ thống tên lửa bảo vệ bờ biển Bation-P.

Theo lý thuyết, một hệ thống Bation-P có thể bao quát một vùng biển rộng 600 km. Hơn nữa hệ thống này đặt trên các xe ô tô nên tính cơ động rất cao. Toàn bộ hệ thống gồm 4 xe phóng, 1 hoặc 2 xe chỉ huy điều khiển cùng 4 xe chở đạn. Toàn kíp chiến đấu chỉ mất 3 đến 4 phút chuẩn bị là có thể phóng tên lửa.

Tính cơ động cho phép triển khai hệ thống đến những khu vực để bắn hiệu quả nhất đồng thời tránh đòn phản kích từ đối phương.  

Về sức mạnh tổng hợp để bảo vệ biển đảo thì khả năng của Việt Nam là đáng kể để bất cứ một nước nào phải cân nhắc trước khi tiến hành một bước phiêu lưu quân sự trên Biển Đông

Trần Vũ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.