Nhiếp ảnh: Fotolia
Một ngày, tôi nằm mơ. Một người đã làm một chuyện rất xấu hỏi tôi: “Anh nói tôi có tà ác không?” Trong giấc mơ, tôi không trả lời ngay vấn đề của anh ấy. Chỉ là có cảm giác, nếu tôi trả lời rằng anh ấy là tà ác, anh ta sẽ cam chịu mà tiếp tục sa ngã, tiếp tục đi làm ác. Nhưng tôi cũng không nghĩ rằng con người là không thể cải biến, trong Phật Pháp có giảng con người có Phật tính và Ma tính. Khi ma tính khởi tác dụng chủ đạo thì con người làm điều gì cũng đều là chuyện xấu, đều là tà ác; khi Phật tính khởi tác dụng chủ đạo, con người làm việc gì cũng đều là thiện, đều là chuyện tốt.
Cho nên, con người muốn làm chủ chính mình, cần phải khống chế tốt Phật tính và Ma tính của bản thân. Dù là chuyện gì, dụng tâm khác nhau, kết quả sẽ khác nhau; then chốt chính là xem lựa chọn của mỗi người. Người trong giấc mơ sau khi nghe tôi giải thích, Ma tính dường như tiêu giảm đi nhiều, thái độ cũng không còn hung ác nữa.
Con người vì sao phải phân định ranh giới thiện và ác cho mỗi việc mình làm? Thật ra căn nguyên cũng vì trong truyền thống văn hóa của Trung Quốc, Phật gia có giảng Thiên lý: “Thiện ác có báo”, làm chuyện tốt có thiện báo, làm việc ác có ác báo. Khi làm việc xấu đến cực điểm, sẽ tiến vào cửa vô sinh nơi địa ngục, vĩnh viễn không thể chuyển sinh nữa, trong ác báo mà không ngừng hoàn trả những tội ác đã làm ra. Mà thông thường sau thiện báo hoặc ác báo, con người sẽ được chuyển sinh thành sinh mệnh khác nhau, tiến vào vòng Luân Hồi mới. Sinh mệnh sẽ không tiêu vong, người chết không giống như đèn tắt.
Chỉ là căn cứ theo con người làm việc thiện hay ác mà nghiệp lực được tích lại khác nhau, từ đó tạo nên kết cục đường đời khác nhau cho mỗi người. Trong lịch sử, có ghi lại nhiều câu chuyện người làm việc thiện tích đức đời sau được làm quan lớn hoặc phát tài lớn, cũng có điển cố bậc Đế Vương vì hủy Phật diệt giáo mà phải xuống địa ngục chịu hình phạt.
Tóm lại, con người làm việc gì cũng mang đến cho bản thân những kết quả khác nhau, hoặc là tốt, hoặc là xấu, tệ hơn thì tiến vào cửa vô sinh, then chốt nằm tại một niệm của con người.
Phật gia có nói: “Nhất niệm chi gian định thiện ác” (Cách nhau một niệm đã đủ phân định thiện và ác). Phật Pháp từ trước đến nay lấy từ bi làm gốc, chỉ cần một niệm thiện như tơ nhện cũng có thể thoát ly địa ngục, ác niệm ngập trời cũng phải chờ thời cơ chín muồi để cải quá hướng thiện. Năm đó em họ của Phật Thích Ca Mâu Ni bởi vì một thiện niệm không giẫm con nhện ở ven đường, mà được Phật Đà dùng pháp lực tạo lưới tơ nhện giúp thăng thiên; mà Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, phạm tội ác lớn nhiễu loạn tam giới, nên bị Phật Như Lai trấn áp dưới ngũ hành sơn 500 năm sau mới có cơ hội được cứu.
Muốn thoát khỏi ác báo, cần phải cố gắng ở thiện niệm, nếu sinh ác niệm thì thiện báo cũng bị tổn hại. Khi em họ của Phật Thích Ca Mâu Ni thấy những người khác cũng trèo lên tơ nhện của ông mà thăng thiên, liền nảy sinh ác niệm, đạp người khác xuống, kết quả bản thân và mọi người đều bị đày xuống địa ngục; Mà Ngộ Không sau khi gánh chịu ác báo, ăn năn hối cải, cuối cùng được chính quả.
Vì vậy, trong quá trình thiện và ác không nên quá mức so đo, then chốt là khi cần phải lựa chọn thì một niệm thiện và ác sẽ quyết định tương lai của sinh mệnh. Có người quá khứ làm việc ác lớn không cần phải luôn canh cánh trong lòng, chỉ cần có quyết tâm hối cải mạnh mẽ, nhất định sẽ có thiện báo. Để thiện niệm đong đầy chính mình, hay cùng ác niệm đi đến tương lai, mỗi người đều cần cho mình một lựa chọn lý trí.
Theo Việt Đại Kỷ Nguyên