ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chân dung nữ tướng đầu tiên của lực lượng mũ nồi xanh
Thursday, May 29, 2014 17:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tướng Lund đã trở thành người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo DPKO trong lịch sử gần 70 năm của tổ chức trọng yếu này.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-Moon đã quyết định bổ nhiệm Thiếu tướng Kristin Lund (56 tuổi, người Na Uy) làm Tư lệnh lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc (DPKO) thay tướng Chao Liu người Trung Quốc. Đây không chỉ là sự kiện trọng đại mà còn mở ra những bước tiến mới trong tiến trình thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình quốc tế. Giới quan sát đánh giá, trong giai đoạn tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, việc bổ nhiệm nữ tướng sẽ mang đến luồng gió mới cho lực lượng mũ nồi xanh này.

Người phụ nữ làm nên lịch sử

Thiếu tướng Kristin Lund sinh ngày 16/5/1958 tại thủ đô Oslo trong một gia đình có cha là quân nhân chuyên nghiệp. Do luật pháp Na Uy quy định không tuyển phụ nữ thực thi nghĩa vụ quân sự nên năm 18 tuổi, Lund tình nguyện gia nhập lực lượng vũ trang nhằm thỏa mong ước được cống hiến cho đất nước. Cũng từ thời điểm đó, Lund lần lượt tốt nghiệp Học viện Hậu cần năm 1980 và Học viện Tham mưu chỉ huy năm 1983, sau đó được cử đi học tại Học viện Quân sự cao cấp Wesi Point ở Mỹ.

Nhờ kiến thức quân sự uyên bác và khả năng quyết đoán trong mệnh lệnh mà con đường binh nghiệp của Lund gặp nhiều thuận lợi. Trở về từ Mỹ – quốc gia có nền quân sự hùng mạnh hàng đầu thế giới, bà nhanh chóng đem những kiến thức học được cống hiến cho sự phát triển của quân đội nước nhà. Sau 30 năm phục vụ trong quân ngũ, đến năm 49 tuổi Đại tá Kristin Lund được cử giữ chức Phó tư lệnh lục quân Na Uy. Đến tháng 10/2009, bà được bổ nhiệm làm Tư lệnh lực lượng Vệ binh Quốc gia.

Chân dung nữ tướng đầu tiên của lực lượng mũ nồi xanh - Ảnh 1 Thiếu tướng Kristin Lund trở thành người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ.

Thời điểm giữ vị trí lãnh đạo lực lượng Vệ binh Quốc gia, bà Lund nhận được nhiều lời ngợi khen của giới chức Na Uy. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên ở “xứ sở thần tiên” được bổ nhiệm vào vị trí này. Trái ngược với những lo lắng trước đó, lực lượng vệ binh do vị nữ Đại tá lãnh đạo đã nhanh chóng xây dựng được thương hiệu riêng, khẳng định được đẳng cấp số một. “Bà ấy có đầy đủ những phẩm chất cần thiết cho vị trí này”, người đứng đầu quân đội Na Uy – tướng Harald Sunde nhận xét.

Cũng trong năm 2009 Thủ tướng Jens Stoltenberg ra quyết định thăng hàm Thiếu tướng cho sỹ quan Kristin Lund. Bà trở thành người phụ nữ đầu tiên mang quân hàm cấp tướng trong lịch sử quân đội Na Uy mọi thời kỳ. Đồng thời, Thiếu tướng Kristin Lund cũng đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng bộ Cựu chiến binh trong thành phần nội các của Thủ tướng J. Stoltenberg. “Đó là một công việc vô cùng quan trọng, một thử thách thực sự. Đó cũng là công việc khó khăn, thú vị và ngoạn mục nhất mà tôi đã trải qua trong quân đội từ trước đến nay”, tướng Lund chia sẻ.

Bà Lund cũng từng phục vụ cho Liên Hợp Quốc tại Lebanon rồi được điều tới ả Rập Saudi trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” vào năm 1991 và làm việc tại trụ sở ISAF của NATO ở “chảo lửa” Afghanistan. Đánh giá về vị tân tư lệnh lực lượng mũ nồi xanh, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-Moon nói: “Bà Lund đã thực sự làm nên lịch sử tại LHQ. Trong vòng hơn 60 năm hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình, chúng tôi chỉ có các chỉ huy là nam giới, và đây là lần đầu tiên một phụ nữ được giao phó trọng trách này”.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Ine Eriksen Soreide sau đó không giấu được vui mừng trước việc một công dân Na Uy giữ vị trí lãnh đạo một trong những cấp bậc cao nhất tại Liên Hợp Quốc. “Đó không chỉ là vinh dự của quân đội mà cả nhân dân Na Uy”, ông này nhấn mạnh.

Sẵn sàng cho hành trình cam go

Việc bổ nhiệm tướng Lund thay vị trí của Thiếu tướng Chao Liu người Trung Quốc để nắm giữ lực lượng gìn giữ hòa bình là nước cờ chiến lược của Liên Hợp Quốc. Giới quan sát đánh giá, trong giai đoạn tình hình thế giới đang có nhiều biến động phức tạp, vai trò của lực lượng gìn giữ hòa bình sẽ được khẳng định. Dưới sự lãnh đạo của một người phụ nữ tài năng với hơn 30 năm kinh nghiệm binh nghiệp như tướng Lund, công chúng đang kỳ vọng vào sự duy trì ổn định của nền hòa bình trên toàn thế giới.

Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam được thành lập

Trong một diễn biến khác, Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa tổ chức lễ ra mắt Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết, Trung tâm gìn giữ hòa bình ra đời nhằm thực hiện đường lối đối ngoại chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, sẵn sàng đóng góp có trách nhiệm vào công việc chung của cộng đồng quốc tế và tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. “Trước mắt, bộ Quốc phòng cử hai cán bộ làm nhiệm vụ sỹ quan liên lạc tại Phái bộ Nam Sudan. Đó là Trung tá Mạc Đức Trọng và Trần Nam Ngạn”, Bộ trưởng Quốc phòng nói và cho hay, chủ trương tham gia gìn giữ hòa bình thể hiện trách nhiệm của quân đội và nhân dân Việt Nam với cộng đồng quốc tế, nhằm giải quyết những bất ổn và thách thức về an ninh, hướng tới xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Trong một động thái khác, phát biểu trên kênh truyền hình Na Uy (NRK), vị Thiếu tướng 56 tuổi cho biết, trước mắt, bà sẽ chịu trách nhiệm duy trì trật tự tại khu vực phi quân sự ở Cyprus (Cộng hòa Síp) do Liên Hợp Quốc kiểm soát từ năm 1974, bên cạnh nhiệm vụ rà soát bom mìn trong phạm vi 180km dọc theo hòn đảo. “Tôi tự hào và cảm thấy hạnh phúc khi nhận được quyết định bổ nhiệm. Tôi đã sẵn sàng cho hành trình cam go phía trước”, bà Lund cho biết tại cuộc họp với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc tại New York. Được biết, ngày 13/8 tới đây, tân tư lệnh Kristin Lund sẽ chính thức nhận bàn giao chức vụ từ người tiền nhiệm – Thiếu tướng Chao Liu.

Cũng cần nói thêm, lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (DPKO) được thành lập năm 1948, do năm nước thành viên Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc khởi xướng ngay khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II. Với nhiệm vụ chính yếu là lập kế hoạch chuẩn bị, thực thi và quản lý các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Hay cụ thể hơn là giám sát việc ngừng bắn giữa các phe phái xung đột, khôi phục luật pháp, hỗ trợ bầu cử, thúc đẩy việc phát triển kinh tế và xã hội tại những nơi được cử đến.

Hiến chương Liên Hợp Quốc cho phép Hội đồng bảo an LHQ có quyền lực và trách nhiệm, có thể dùng các hoạt động của tập thể để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Do vậy, cộng đồng quốc tế thường xem Hội đồng bảo an có quyền trong hoạt động gìn giữ hòa bình và toàn bộ các hoạt động gìn giữ hòa bình của tổ chức này phải được cho phép bởi Hội đồng bảo an. Thế nên dù luôn giữ vai trò trung lập, không can thiệp vào nội tình chính trị của các bên liên quan, tuy nhiên tiếng nói của DPKO là vô cùng quan trọng.

Thành phần của DPKO bao gồm binh sỹ, nhân viên cảnh sát và nhân viên dân sự, với trang phục nổi bật dễ nhận biết là đội mũ bảo hiểm hoặc mũ nồi màu xanh. Ngân sách hàng năm của DPKO vào khoảng 5 tỉ USD, hình thành từ sự đóng góp của các quốc gia thành viên LHQ.

Anh Văn (Theo The Guardian)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.