Không chỉ chấm dứt hợp tác cung cấp vũ khí trang bị cho Nga, Ukraine còn có bước đi khó ngờ là bán tài liệu kỹ thuật và công nghệ sản xuất tên lửa đường đạn mạnh nhất thế giới, nền tảng sức mạnh hạt nhân của Nga.
Ngày 5/4/2014, trong vòng tuyệt mật tại Thổ Nhĩ Kỳ, phái đoàn của hãng tên lửa khét tiếng thế giới Yuzhmash ở thành phố Dnepropetrovsk (Ukraine) đã bắt đầu đàm phán với các quan chức của phía Thổ Nhĩ Kỳ.
Chủ đề đàm phán là bán tài liệu kỹ thuật và công nghệ sản xuất tên lửa SS-18 Satan Mod.2 (theo cách gọi của NATO), còn Nga đặt tên là hệ thống tên lửa R-36M2 Voevoda (15P018М) thế hệ 4 với tên lửa xuyên lục địa hạng nặng mang nhiều đầu đạn 15А18М.
Các tên lửa loại này là những tên lửa khủng khiếp nhất trong các loại tên lửa ạn đạo xuyên lục địa trên thế giới. Xét về trình độ công nghệ, hệ thống này không có đối thủ nước ngoài. Tính năng chiến-kỹ thuật cao biến nó thành nền tảng tin cậy của lực lượng kiềm chế hạt nhân trong việc giải quyết nhiệm vụ duy trì thế cân bằng chiến lược quân sự.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-36M2 Voevoda (SS-18 Satan).
Hơn nữa, hệ thống này còn là cơ bản để xây dựng các biện pháp phi đối xứng đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng với các thành phần bố trí trên vũ trụ và có khả năng phóng ở chế độ sẵn sàng chiến đấu thường xuyên vào một trong các mục tiêu đã định, cũng như chuyển ngắm nhanh và phóng vào bất kỳ mục tiêu nào không nằm trong kế hoạch.
SS-18 được trang bị 4 loại phần chiến đấu:
- 2 đầu đạn đơn khối với 1 đầu đạn nặng và 1 đầu đạn nhẹ.
- Phần chiến đấu MIRV mang 10 đầu đạn không điều khiển;
-Pphần chiến đấu MIRV mang kết hợp 6 đầu đạn không điều khiển và 4 đầu đạn có điều khiển với hệ thống tự dẫn theo bản đồ địa hình.
Đi kèm với bộ tài liệu và công nghệ tên lửa Satan, Ukraine còn chào bán cả tài liệu và công nghệ sản xuất tên lửa đẩy hạng trung Zenit-2″ (11K77), cũng như các kết quả nghiên cứu hệ thống tên lửa chiến thuật đa năng tương lai Sapsan.
Điều đặc biệt hơn là cùng thời điểm đó, ngay tại Dnepropetrovsk đang diễn ra đàm phán giữa ban lãnh đạo Viện thiết kế Yuzhnoie và các quan chức Cơ quan Vũ trụ Ukraine với phái đoàn Trung Quốc. Chủ đề đàm phán cũng là bán tài liệu và công nghệ SS-18.
Hiện chưa thể đánh giá điều đang diễn ra có phải là một thứ đấu giá hay là Ukraine muốn bán một mặt hàng nhưng thu được tiền từ tất cả hay không. Hiện cũng chưa rõ trị giá các thương vụ tiềm năng này.
Nhưng chắc chắn rằng Mỹ sẽ cực kỳ kinh ngạc trước thông tin này bởi nếu các tài liệu sản xuất các tên lửa mà bản thân hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ không thể đánh chặn được bán ra có thể dẫn đến những hậu quả không lường, thậm chí phá hủy toàn bộ hệ thống các hiệp ước cắt giảm tiềm lực vũ khí tiến công chiến lược.
Phản ứng trước thông tin trên, trang web của Bộ ngoại giao Nga đã đăng tải bài viết cảnh cáo Ukraine không được phổ biến công nghệ tên lửa.
Bộ Ngoại giao Nga cho rằng, “Là một thành viên của chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR) và một bên ký Quy tắc ứng xử La Hay về ngăn chặn phổ biến tên lửa đường đạn, Ukraine có những cam kết chính trị lớn. Cụ thể là thể hiện sự kiềm chế đặc biệt khi xem xét vấn đề chuyển giao công nghệ chế tạo các tên lửa có khả năng mang tải trọng hữu ích hơn 500 kg đi xa quá 300 km. Đồng thời, theo các nguyên tắc chỉ đạo của MTCR, kết quả nhiều khả năng nhất của việc xem xét đó sẽ là từ chối các chuyển giao đó”, bản tin viết.
Các nước tham gia Quy tắc ứng xử La Hya cũng “có trách nhiệm không hậu thuẫn, không hỗ trợ và không giúp đỡ các nước khác trong việc phát triển các tên lửa đường đạn có khả năng mang vũ khí hủy diêt lớn”.
“Tên lửa đường đạn xuyên lục địa Voevoda hiển nhiên là nằm trong các tiêu chí nêu trên”, trang mạng của Bộ Ngoại giao Nga viết.
Bộ Ngoại giao Nga hy vọng rằng Ukraine sẽ chấp hành đầy đủ các cam kết về MTCR và Quy tắc ứng xử La Hay và tránh các bước đi phá hoại các hiệp ước không phổ biến vũ khí hủy diệt lớn và phương tiện mang phóng chúng hiện hành”.
Long Xuyên
Xem thêm video:
2014-04-08 17:24:20
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/ukraine-tinh-ban-cong-nghe-ten-lua-manh-nhat-the-gioi-a128910.html