Các học viên tu luyện Pháp Luân Công đứng xếp hàng trên vỉa hè, dọc các bức tường ở Trung Nam Hải, ngày 25/4/1999. (Minghui.org)
Hiếm khi lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng Sản Trung Quốc thực sự gặp gỡ người dân và trực tiếp trả lời những vấn đề của họ. Thật ra, chỉ có 2 trường hợp trong toàn bộ lịch sử gần đây: đầu tiên là Tổng Bí thư Triệu Tử Dương (sau đó ông bị loại khỏi chức vụ này) gặp sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 19 tháng 5, 1989, và chỉ vài tuần sau xe tăng đã tiến vào đàn áp dã man sinh viên.
Trường hợp thứ 2 xảy ra sau đó gần một thập kỷ: vào ngày 25 tháng 4, 1999. Ngày đó, Thủ tướng Chu Dung Cơ tại Trung Nam Hải, khu vực trụ sở của lãnh đạo Đảng, đã gọi vào 3 đại diện của trên 10.000 người tu luyện đang tập trung bên ngoài khu vực này. Cuộc gặp này diễn ra rất ôn hòa, cởi mở và mang lại nhiều hy vọng cho những người tham gia.
Thi Sai Đông, một trong 3 học viên Pháp Luân Công đã vào Trung Nam Hải, khu vực của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, để thảo luận tình hình với Chu Dung Cơ, thủ tướng Trung Quốc lúc đó. (Minghui.org)
Ông Chu xuất hiện ở Trung Nam Hải vào lúc 8h30, khoảng 3 tiếng sau khi các học viên Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần cổ xưa, tập trung ở đó. Theo một thành viên của buổi trao đổi đó cho biết ông Chu nói to: “Ai là lãnh đạo của các anh”. Một số người trả lời: “Tất cả chúng tôi đều là lãnh đạo”. Cuối cùng, 3 đại diện được chọn ra và vào họp bàn với ông Chu trong vài giờ.
Cuộc thảo luận diễn ra suôn sẻ trên tất cả các khía cạnh, và kết luận được 3 điểm đồng thuận:
· Sẽ thả các học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ trái phép ở Thiên Tân, thành phố gần Bắc Kinh.
· Sẽ đảm bảo môi trường hợp pháp cho các học viên để tập luyện;
· Và các sách Pháp Luân Công sẽ không bị cấm xuất bản nữa.
Cả 2 việc, cuộc thỉnh cầu và cuộc gặp với Thủ tướng Chu, là chưa từng có ở Trung Quốc.
Tường thuật từ người trực tiếp gặp mặt
Trong số những người tham gia cuộc gặp với ông Chu Dung Cơ, có một người đang làm luận án tiến sỹ vật lý ở Viện Khoa học Trung Quốc, cơ quan tham mưu của nhà nước, anh tên là Thi Sai Đông. Hiện nay anh Thi đang làm việc trong lĩnh vực marketing ở New York.
Anh Thi nhớ lại, ông Chu Dung Cơ đã hỏi, khi họ vào Trung Nam Hải, rằng “Tôi đã viết lời phê trên thư khiếu nại của các anh, có phải không?” Cả 3 người chúng tôi đều bối rối. Chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ “lời phê” nào. Ban đầu ông Chu đã trả lời thư khiếu nại của học viên Pháp Luân Công khi họ lo lắng các lực lượng cứng rắn trong Đảng đang tìm cách quấy rối và hạn chế việc tập luyện của họ, trong đó có cấm phát hành sách và tuyên truyền tiêu cực trên phương tiện truyền thông. Nhưng dường như các chỉ thị của ông Chu về vấn đề này đã bị các lực lượng của chế độ chặn lại, vì họ có suy nghĩ khác ông.
Thi Sai Đông nhớ lại, ông Chu nói: “Các anh được tự do về đức tin, đúng không?”. Ông Chu tạo được ấn tượng là người biết tiếp thu các vấn đề và hòa nhã với những người tham gia nói chuyện.
Trong cuộc trao đổi, một trong những học viên đi cùng anh Thi đã đề cập đến bài viết bôi nhọ Pháp Luân Công, của một cây viết lý luận cộng sản tên là Hà Tộ Hưu. Các học viên đã đáp lại bài viết này bằng cách đi đến Đại học Thiên Tân để phản đối, nơi đã công bố bài viết. Nhưng họ gặp phải lực lượng cảnh sát bạo lực, và 45 người đã bị bắt. Sự việc này là nguyên nhân của vụ tập trung phản đối ở Trung Nam Hải chỉ vài ngày sau đó.
Như Thi Sai Đông nhớ lại trong cuộc trao đổi, khi đề cập đến cái tên Hà Tộ Hưu, một nhân viên của Chu Dung Cơ thì thầm “Lại là Hà Tộ Hưu”. Chủ nhiệm Văn phòng Khiếu nại, nơi mà ban đầu các học viên muốn gặp và thỉnh cầu, ông lặp lại: “Chỉ có một Hà Tộ Hưu, đúng không?” – theo hồi tưởng của Thi Sai Đông.
Một chiến dịch tàn bạo nổ ra
Kể từ khi xảy ra “sự kiện Trung Nam Hải”, trong nhiều năm các nhà phân tích đã tranh luận tập trung xem đó có phải là “sai lầm chiến lược” của học viên Pháp Luân Công, gây ra cuộc đàn áp đẫm máu tiếp theo, hay đó là cơ hội tốt nhất mà họ cần tiến hành trước chiến dịch đàn áp đang chuẩn bị thực thi.
Theo những gì Thi Sai Đông kể lại thì: Hà Tộ Hưu là anh vợ của trùm an ninh lúc bấy giờ, La Cán, một nhân vật cộng sản cứng rắn, người luôn coi Pháp Luân Công lan truyền ở Trung Quốc là thách thức với lý tưởng Maxist-Leninist của chế độ. Chính La Cán đã tổ chức điều tra bí mật Pháp Luân Công, từ năm 1996, dùng đặc vụ xâm nhập vào các điểm tập luyện để thu thập thông tin cá nhân và địa chỉ của học viên trên toàn quốc.
Nghiên cứu gần đây của cây viết Ethan Gutmann cho thấy La Cán có thể đứng đằng sau âm mưu gài bẫy các học viên Pháp Luân Công đến Trung Nam Hải vào ngày 25 tháng 4.
Ông nói trong cuộc phỏng vấn gần đây: “Trung Nam Hải là một âm mưu có sắp đặt”. Ông sắp xuất bản cuốn sách tiêu đề “Cuộc tàn sát”, mô tả cách thức các học viên Pháp Luân Công cùng nhau tổ chức đi “thỉnh cầu” chính quyền trung ương, và cái cách cảnh sát đợi sẵn các vị khách này sáng hôm đó, trong đó hàng rào cảnh sát được bố trí sẵn trên các con đường đến Văn phòng Khiếu nại và hướng dẫn họ xếp hàng dọc theo Trung Nam Hải, khu vực bí mật của lãnh đạo Đảng.
Cùng ngày đó, Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư Đảng lúc đó, đi trên chiếc xe Limousine đen đến để quan sát nhóm người tập trung trong im lặng đó.
Có điều ít ảnh hưởng đến Giang là, khi những học viên rời đi vào buổi tối thì họ đã nhặt hết rác thải và các mẩu thuốc lá của cảnh sát vứt xung quanh khu vực đó. Trong lá thư viết vào tối hôm đó, ông Giang gọi vụ tập trung này là “sự kiện nghiêm trọng nhất kể từ vụ náo động chính trị năm 1989” và ông ta nổi cơn thịnh nộ: “có phải chúng ta, những người cộng sản với niềm tin vào chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa duy vật, chủ thuyết vô thần, không thể chiến thắng nhóm người Pháp Luân Công này? Nếu chúng ta không thể, chúng ta sẽ trở thành trò cười của thế giới. Các lực lượng lãnh đạo của chúng ta ở tất cả các cấp, đặc biệt các cán bộ cấp cao, lúc này cần phải trở lên tỉnh táo!”
Giang đáp trả Pháp Luân Công chỉ trong vài tháng. Ông ta dùng bộ máy cảnh sát mật, ép nhận tội, chiến dịch tuyên truyền trên truyền hình vào giờ cao điểm, ép buộc nghiên cứu tư tưởng, cam kết trung thành với Đảng Cộng Sản, và với những người không từ bỏ niềm tin của họ thì các án tù dài ngày, tra tấn, và trại cải tạo lao động đang đợi họ. Di sản của Giang để lại là chiến dịch này vẫn đang tiếp diễn đến tận ngày nay.
Theo Việt Đại Kỷ Nguyên