ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Người Uighur từ đâu đến?
Friday, April 25, 2014 19:41
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Một nhóm Uighur bị chặn bắt ở Songkhla, miền Nam Thái Lan hồi tháng 3/2014

 

Câu chuyện về các nhóm người Hồi giáo dân tộc Uighur tìm cách sang Việt Nam bị bắt và trao nộp về cho quân Trung Quốc đang thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.

BBC Tiếng Việt giới thiệu các nguồn quốc tế về dân tộc Uighur từ trong lịch sử và các vấn đề họ đang gặp phải hiện nay ở Trung Quốc:

Một thời đế quốc

Là một trong số nhiều bộ lạc nói tiếng Turkic (Thổ) thời cổ, người Uighur hiện nay tập trung đông nhất tại Tân Cương, (Trung Quốc) nhưng cũng sống ở Pakistan, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Nga.

Ngoài ra họ có các cộng đồng nhỏ ở cả Ukraine, Đức và một số nước khác do lưu lạc đến sau này.

Các sử liệu Phương Tây ghi nhận sự tồn tại của Đế Quốc Hồi Hột (Uighur Empire) có thủ đô ở Karabalghasun bên bờ sông Orhon, ở về phía Tây của Trung Hoa.

Có hai nhóm Uighur chính: những người du mục, nổi tiếng về đua ngựa và từng được người Hán gọi là tộc Cao Xa hoặc Thiết Lặc, và những cộng đồng định cư làm nghề nông.

Về mặt chủng tộc, họ thuộc nhóm Âu Á (Eurasian) nên có nhiều nét hình thể giống người Đông Á nhưng cũng có những người mũi cao, tóc sáng.

Theo Britannica, đế quốc của người Uighur mà dân Hán cũng gọi là Duy Ngô Nhĩ, đã có quan hệ gắn chặt với các triều đại Trung Hoa.

Tuy thế, họ không bị người Hán coi là mối đe dọa như nhóm Hung Nô và người Uighur từng giúp vua Đường dẹp loạn An Lộc Sơn năm 755.

Người Uighur thuộc nhóm Âu Á và có nền văn hóa lâu đời

Các triều vua Hán thường mua ngựa của người Uighur và bán cho họ các sản phẩm nông nghiệp.

Một vị vương của tộc Uighur, Mouyu còn từng viếng thăm kinh đô Lạc Dương của Trung Hoa.

Vì có ngôn ngữ và tôn giáo giống các dân tộc Trung Á, người Uighur là cầu nối giữa Trung Hoa và các vùng phía Tây.

Kashgar, đô thị có từ thời cổ của người Uighur mà nay thuộc về Tân Cương, Trung Quốc, từng là một trung tâm thương mại trên Con đường Tơ lụa giữa Đông và Tây ở châu Á.

Đầu thế kỷ 20, người Uighur từng tuyên bố độc lập ngắn ngủi ở vùng Đông Hồi (East Turkestan).

Đến năm 1949, chính quyền Mao Trạch Đông thắng trong cuộc nội chiến ở Hoa lục, đưa quân vào làm chủ vùng đất này và gọi là Tân Cương, miền biên giới mới.

Trung Quốc lo ngại gì?

BBC News trích lời giới vận động người Uighur nói rằng văn hóa, thương mại và tôn giáo của họ bị chính quyền Trung Quốc trói buộc.

Trung Quốc cũng bị tố cáo đã tăng cường trấn áp người Uighur sau các cuộc biểu tình trong thập niên 1990 và trước thời gian diễn ra Thế Vận hội Bắc Kinh 2008.

Vẫn theo trang BBC News, trong thập niên qua, nhiều nhân vật nổi trội từ cộng đồng Uighur ở Tân Cương, ước tính có khoảng 9-10 triệu người, đã bị Trung Quốc bắt hoặc truy đuổi khiến họ phải trốn ra nước ngoài tỵ nạn.

Chính quyền Bắc Kinh nói có các nhóm ly khai Uighur và thậm chí có cả những tổ chức khủng bố thuộc sắc dân này.

Ngược lại, các nhóm vận động người Uighur tố cáo Bắc Kinh đưa di dân Hán vào vùng Tân Cương, bắt đầu từ các ‘binh đoàn’ lao động sản xuất nhưng có vũ trang từ thời Mao tới các đợt mới ồ ạt hơn về sau này.

Đại biểu từ Tân Cương tham gia Quốc hội Trung Quốc

Họ cho rằng các nhóm Hán tộc di dân vào Tân Cương làm loãng đi bản sắc của người bản địa và người Uighur trở thành thiểu số ngay tại tân Cương.

Vụ xung đột sắc tộc nghiêm trọng nhất xảy ra vào tháng 7 năm 2009 tại Urumqi, thủ phủ Tân Cương khi đám đông người Uighur tràn ra phố, tấn công người Hán, chém chết cả phụ nữ và trẻ em.

Vài ngày sau, các nhóm thanh niên Hán dùng gậy và thanh sắt đã ra phố lùng bắt và đánh trả người Uighur, gây ra thương vong và khiến chính quyền phải đưa quân cảnh ra phố.

Trong vụ bạo lực đó, gần 200 người đã bị thiệt mạng và theo truyền thông Trung Quốc thì đa số nạn nhân là người Hán.

Đầu tháng 3 năm nay, tại nhà ga xe lửa Côn Minh, tỉnh Vân Nam đã xảy ra một vụ tấn công nghiêm trọng nữa bằng đao mà các mạng xã hội Trung Quốc nói là do các thủ phạm người Uighur thực hiện.

Trong vụ việc, có ít nhất trên 40 thường dân Trung Quốc thiệt mạng và hơn 140 người bị thương.

Giới quan sát từ bên ngoài nói vụ tấn công gây ngạc nhiên vì cộng đồng Uighur ở Vân Nam và Hồ Nam chỉ có vài nghìn dân làm nghề trồng cấy, ít liên hệ với nhóm Uighur gốc du mục Tân Cương.

Tuy thế, các nguồn tin như New York Times cũng nói sau vụ đâm chém tại ga Côn Minh, công an Trung Quốc vây các khu nhà của người Uighur trong tỉnh và tiến hành các vụ bắt bớ.

Các đợt trấn áp cũ và mới có thể là lý do khiến một số nhóm Uighur tìm đường xuống Đông Nam Á.

Ngoài Việt Nam và Thái Lan, họ cũng đến cả Campuchia và một nhóm từng bị chính quyền Hun Sen trục xuất về Trung Quốc năm 2009.

Theo nhà báo Hamid Ismailov từ ban Trung Á của BBC, người Uighur chạy xuống Đông Nam Á là để tìm đường vòng trở lại Thổ Nhĩ Kỳ, nước cho họ trú ngụ do có cùng nguồn gốc ngôn ngữ và tôn giáo.

Mục tiêu của các nhóm Uighur vì thế không phải là tìm cách định cư ở lại Thái Lan hay Việt Nam.

Dù vậy, chính quyền các nước này đã tìm cách trục xuất họ về Trung Quốc.

Cách đối xử này khác hẳn với chuyện các nước Asean thường cho người tỵ nạn Bắc Hàn sang Nam Hàn định cư.

Vì dù tồn tại như một dân tộc có hàng triệu người nhưng lại không có nhà nước riêng, người Uighur đang phải chịu sự đưa đẩy của hoàn cảnh mà không có quốc gia nào bảo vệ.

 

 

Theo BBC


Total 1 comment
  • N

    đây là người Duy Ngô Nhĩ. Họ bị đàn áp tàn bạo bởi Trung Cộng

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.