ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nga ‘hạ bệ’ Mỹ về công nghệ bom chân không
Monday, April 28, 2014 5:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nga đã nghiên cứu và phát triển thành công loại bom chân không có sức hủy diệt lớn hơn hẳn loại bom cùng loại của Mỹ.

Quan chức quân đội Nga tự tin rằng bom chân không với biệt danh “Cha của các loại bom” sẽ là thứ vũ khí phi hạt nhân có khả năng răn đe và kiềm chế mọi đối thủ trên phạm vi toàn cầu.

Người thắng thế trong cuộc chạy đua

Mặc dù sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ vào năm 1991, cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô cũng kết thúc, nhưng từ đó đến nay, căng thẳng giữa Nga với Mỹ và cả phương Tây dường như không hề suy giảm, có chăng là chúng diễn ra âm thầm hơn, lặng lẽ hơn so với thời gian chiến tranh lạnh.

Thực tế là hơn hai thập kỷ qua, Mỹ và phương Tây cho ra đời bất kỳ loại vũ khí hiện đại nào thì ngay lập tức sẽ có một loại vũ khí tương đương hoặc một loại vũ khí áp chế loại vũ khí mới của Mỹ và phương Tây sẽ xuất hiện trong kho vũ khí của quân đội Nga.

Điển hình cho sự chạy đua không ngừng nghỉ này đó là sau khi quân đội Mỹ nghiên cứu và phát triển thành công loại bom chân không có sức hủy diệt vô cùng lớn thì chỉ một thời gian ngắn sau Nga cũng cho ra đời loại bom chân không có sức công phá hơn hẳn của Mỹ.

Bom chân không  là một loại bom mà khi nổ sẽ tạo ra vùng rộng lớn không còn khí oxy để duy trì sự sống, nghĩa là chúng sẽ tạo ra một khu vực chân không. Từ đó sẽ tạo ra sự chênh lệch áp suất vô cùng lớn, cùng với quá trình oxy tỏa diệt cực mạnh sẽ thiêu rụi và phá hủy mọi chướng ngại vật trong phạm vi rộng, kể cả các công trình được xây dựng kiên cố cũng dễ dàng bị đánh sập bởi áp lực rất lớn từ loại bom đặc biệt này.

Hiện nay do các hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân và do những hậu quả khủng khiếp mà bom để lại cho rất nhiều đời sau, rồi vấn đề hủy hoại môi trường toàn cầu nên việc sử dụng vũ khí hạt nhân thường là cách giải quyết cuối cùng trong trường hợp không còn sự lựa chọn nào khác. Hơn nữa với việc cả hai bên đều có vũ khí hạt nhân thì khi sử dụng có nghĩa là thảm họa sẽ gần như được chia đều cho cả hai bên, như vậy chẳng khác nào là tự sát.

Chính vì vậy mặc dù vũ khí hạt nhân vẫn là thứ vũ khí có khả năng răn đe và kiềm chế mọi đối thủ, nhưng những năm trở lại đây các cường quốc quân sự đang có xu hướng nghiên cứu và phát triển các loại vũ khí phi hạt nhân có khả năng phá hủy lớn đủ sức để bảo vệ các lợi ích của mình trên phạm vi toàn cầu. Đứng đầu xu hướng này không ai khác chính là Nga và Mỹ, hai nước có nền khoa học kỹ thuật quân sự phát triển đứng đầu thế giới hiện nay.

Nga 'hạ bệ' Mỹ về công nghệ bom chân không - Ảnh 1

Hình ảnh vụ thử bom chân không của quân đội Nga (Ảnh minh họa)

Hy vọng không bao giờ được sử dụng

Nguyên tắc hoạt động của bom chân không cũng khá đơn giản, chủ yếu dựa trên quá trình oxy hóa. Tương tự như vụ nổ khí metan trong các hầm mỏ, ứng dụng nguyên tắc của vụ nổ đám mây không khí, tức là có thể tạo ra áp suất mà không cần sự hiện diện của bình nén khí.

Bom chân không phát nổ theo hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là một vụ nổ nhỏ nhằm phân tán lượng thuốc nổ thành một đám mây dạng son khí (khí vón cục như kiểu sương mù). Giai đoạn hai là đám mây phát nổ, bom chân không sử dụng một loại đầu đạn đặc biệt có khả năng đốt cháy không khí tại tâm của vụ nổ từ đó tạo ra một vùng áp suất thấp. Vùng áp suất thấp này sẽ hút không khí từ xung quanh tạo thành một vùng không khí bị oxy hóa mạnh. Vùng không khí bị oxy hóa này sẽ tỏa ra xung quanh và tạo thành sóng xung kích phá hủy tất cả mọi thứ trong một bán kính nhất định. Bán kính tàn phá của bom chân không tùy thuộc vào vùng áp thấp do đầu đạn tạo ra.

Việc hút khí trong vụ nổ cũng sẽ gây ra một khoảng chân không lớn, gây thiệt hại và thương vong nghiêm trọng (riêng đối với con người, vùng chân không sẽ không tồn tại khí oxy dẫn đến không thể thở được. Điều này cũng đủ mất mạng chứ chưa nói đến áp lực từ sóng xung kích).

Nguyên liệu chế tạo bom chân không  của Nga thường được trộn một tỷ lệ nhất định giữa vật liệu nổ và chất oxy hóa, theo tỷ lệ 15% và 75%. Bom chân không  “Cha các loại bom” của Nga được chế tạo từ hỗn hợp bao gồm nhiên liệu lỏng chất oxit ethylene cùng với một lượng hạt nano (hạt có kích thước rất nhỏ) bằng nhôm.

Uy lực gấp nhiều lần bom cùng loại của Mỹ

Bom chân không của Nga có khối lượng nhỏ hơn của Mỹ nhưng sức mạnh của nó lại lớn hơn bốn lần, nhiệt độ tỏa tại tâm của vụ nổ cao hơn hai lần, diện tích sát thương cao hơn 20 lần so với bom chân không của Mỹ.

Kết quả thử nghiệm được báo cáo từ quân đội Nga cho biết, khi bom chân không nổ sẽ tạo ra sóng xung kích mạnh gấp 10 lần so với các loại bom thông thường khác. Chúng có thể hủy diệt hoàn toàn mọi thứ ở bán kính 100m từ tâm vụ nổ. Kể  cả những công trình bê tông cốt thép kiên cố có bề dày hàng mét, chúng có khả năng phá hủy toàn bộ nhà cửa với tường xây thông thường ở bán kính 350m, phá hủy một phần cấu trúc nhà cửa ở bán kính 500m. Còn đối với con người, trong vòng bán kính 2,5km cũng không thể sống sót.

Biệt danh loại bom chân không của người Mỹ là “Mẹ của các loại bom”, trong khi biệt danh bom chân không của Nga là “Cha của các loại bom”. Quả thật với sức hủy duyệt của chúng thì loại bom chân không rất xứng đáng với các biệt danh trên. Theo các chuyên gia vũ khí, uy lực của các loại bom chân không tương đương với sức công phá của một đầu đạn hạt nhân loại trung bình.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, loại bom chân không  này không gây ô nhiễm môi trường, không để lại hậu quả nhiều năm sau cho các đời con cháu, giá thành để sản xuất cũng rẻ hơn nhiều so với sản xuất đầu đạn hạt nhân. Việc nghiên cứu và phát triển của loại bom này hoàn toàn không vi phạm bất cứ điều ước nào của luật pháp quốc tế.

Hiện nay Nga đang sản xuất hàng loạt bom chân không để trang bị cho các máy bay ném bom chiến lược hạng nặng tầm xa TU-160 của lực lượng không quân Nga. Bom chân không  sẽ được dẫn đường định hướng bằng các radar điều khiển hỏa lực trên TU-160 và bằng các tín hiệu định vị vệ tinh từ hệ thống GLONASS của Nga.

Tuy vậy, bom chân không có nhược điểm là không thể sử dụng dưới nước, bởi vì dưới nước không thể tạo ra được các đám mây son khí. Bom chân không lại tỏ ra rất hữu ích trong việc tiêu diệt đối phương ở trong các đường hầm căn cứ kiên cố so với các bom thông thường khác, bởi các đám mây dễ dàng lọt vào các mục tiêu dạng như vậy rồi mới phát nổ và phá hủy chúng.

Việc phát triển loại bom mới có uy lực lớn hơn bom cùng loại của Mỹ này dường như là một phản ứng của Nga khi Mỹ lên kế hoạch xây dựng hệ thống tên lửa phòng thủ ở Đông âu. Tổng thống Putin đã lên án hành động này của Mỹ và cho rằng nó làm mất cân bằng chiến lược ở châu âu.

Tăng sức hủy diệt của loại bom đang là xu thế phát triển hiện nay của các cường quốc quân sự trên thế giới. Tuy là vũ khí phi hạt nhân, nhưng với sức mạnh và sự tàn phá của nó, bom chân không vẫn được coi là một vũ khí giết người hàng loạt. Việc sử dụng vào chiến tranh của loại vũ khí này sẽ là một thảm họa đối với nhân loại. Bởi vậy, tất cả những ai yêu chuộng hòa bình trên thế giới luôn hy vọng là trong tương lai, sẽ không có bất cứ một quả bom chân không nào được sử dụng.

Tiến Phương (Theo TopWars, Newweapons)

Video clip xem thêm: Xem hệ thống phòng không ZSU-23-4 Việt Nam tác chiến

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.