Na Uy và Lời nguyền tài nguyên
Wednesday, April 9, 2014 23:40
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Na Uy ngày nay được biết đến là quốc gia giàu có thứ ba ở châu Âu chỉ sau Luxembourg và Liechtenstein. Thế nhưng ít ai biết rằng, sau khi dành được độc lập từ Thụy Điển vào năm 1905, Na Uy là nước nghèo nhất ở Châu Âu và may ra chỉ hơn Iceland và Phần Lan.
(Ảnh: Internet)
Nguyên nhân của sự thay đổi vận mệnh này được nhiều người (kể cả người Na Uy) cho rằng đó là do sự phát hiện nguồn dầu khí khổng lồ từ vùng biển Bắc của Na Uy vào năm 1969. Từ một nước chỉ có núi, thung lũng, và băng tuyết, Na Uy trở thành nước xuất khẩu dầu lớn thứ 6 và nước xuất khẩu khí gas thứ hai trên thế giới.
Lâu nay, người ta vẫn tin vào lời nguyên tài nguyên: những vùng lãnh thổ và quốc gia có càng nhiều tài nguyên như khoáng sản hay dầu mỏ (Nigeria, Lybia, Congo hay thậm chí Việt Nam) thường có kinh tế phát triển kém hơn những nước khan hiếm tài nguyên (Singapore, Nhật Bản, Phần Lan). Sự sẵn có về tài nguyên thường được coi là nhân tố gây nên tham nhũng và khả năng quản lý yếu kém của chính phủ.
Tại sao Na Uy lại là một ngoại lệ và là một mô hình phát triển để nhiều quốc gia giàu có tài nguyên khác phải noi theo? Để trả lời cho câu hỏi này, người ta cần phải xét đến cái cách người Na Uy sử dụng và phân bổ nguồn tiền “từ trên trời rơi xuống” như thế nào.
Bảo tàng Dầu Khí Na Uy
Ở Na Uy, nguồn tiền từ dầu không được đưa trực tiếp vào nền kinh tế mà được giữ lại ở một quỹ đầu tư cho thế hệ tương lai – có tên là Government Pension Fund Global (GPF-G Quỹ Trợ cấp Chính Phủ – Toàn Cầu). GPF-G thu dòng tiền ròng từ hoạt động dầu khí và lợi nhuận từ đầu tư của dòng tiền đó để bù đắp thâm hụt ngân sách chính phủ. GPF-G hiện nay sở hữu khối tài sản trị giá 525 tỉ đô la Mỹ – là quỹ của cải quốc gia lớn thứ hai trên thế giới bằng chiếm 1% nguồn vốn toàn cầu.
Hoạt động đầu tư của quỹ GPF-G dựa trên những nguyên tắc đạo đức căn bản được chỉ ra bởi chính phủ vào năm 2004: Quỹ GPF-F không được tham gia vào những đầu tư mang đến rủi ro không thể chấp nhận được như vi phạm nguyên tắc nhân văn căn bản, vi phạm nghiêm trọng quyền con người, tham nhũng, hay phá hủy môi trường”. Wikileaks đã đưa ra bằng chứng rằng nhiều công ty Mỹ đã không thể đáp ứng được những yêu cầu phía Na Uy như trên và đã bị họ thu hồi đầu tư.
Statoil – tập đoàn dầu khí lớn nhất Bắc Âu của Na Uy
Người Na Uy còn sử dụng nguồn lợi từ dầu để dành một vị trí trong thị trường năng lượng toàn cầu trong tương lại – năng lượng tái tạo (renewable energy). Một khoản đầu tư trị giá 3.1 tỉ đô đã được rót vào những công ty công nghệ sạch ở những nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc, và Brazil – hỗ trợ những công ty chế tạo công nghệ năng lượng tái tạo và nâng cao hiệu suất sử dụng điện. Tại Na Uy, họ đang đầu tư vào việc phát triển trang trại gió ngoài khơi để biến đường biển dài của mình thành một loại vàng khai thác tiếp theo.
Mặc dù có trữ lượng dầu lớn, Na Uy từ lâu đã không còn bị phụ thuộc vào dầu nữa. 99% nguồn cung cấp điện quốc gia đến từ năng lượng thủy điện. Trên khắp cả nước, có khoảng 850 nhà máy thủy điện nhỏ tạo ra một nguồn cung điện dồi dào từ thác nước. Chính vì điều này, phần lớn dầu và khí đều được xuất khẩu.
Sự tiến hành trên diện rộng năng lượng tái tạo đã giúp làm giảm tổng khối lượng khí gây hiệu ứng nhà kính của Na Uy và giúp quốc gia này trở thành quốc gia trung hòa carbon (carbon neutral) trong vòng 20 năm từ 2030 tới 2050.
Cuối cùng và quan trọng hơn cả đó là sự đầu tư khôn khéo và thông mình nhất vào giáo dục. Ở Na Uy, tất cả sinh viên học sinh đều được học miễn phí nhờ vào nguồn tiền thu được từ dầu mỏ. Chính sự thành công trong việc đào tạo nên những con người tài năng và trung thực đã giúp cho quốc gia này phát triển một cách thịnh vượng nhất và làm cho nó khác với các quốc gia giàu có tài nguyên khác. Phần Lan và Iceland cũng thoát khỏi cảnh nghèo nàn mà không cần đến “vàng đen”.
Chính giáo dục đã tạo cơ hội cho các quốc gia này thiết lập một nền công nghệ cao đầy lợi nhuận. Sự tích lũy tiềm năng con người có thể làm nâng cao tiêu chuẩn đời sống mà không hề cần đến tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên sẽ chỉ mang lại một giá trị nhỏ hoặc thậm chí có thể làm suy yếu một quốc gia nếu họ không có nguồn lực con người cần thiết để tận dụng nguồn tài nguyên đó.
Quả thực, mỗi khi một nguồn dầu khí mới được khám phá ra ở Na Uy, người dân nước này lại có lợi từ nó, không chỉ riêng chính phủ, hay những người có địa vị trong xã hội, mà là toàn thể nhân dân Na Uy. Đất nước này đã thiết lập một hệ thống phân bổ của cải minh bạch nhất và vì vậy vô cùng thành công trong việc chống lại lời nguyền tài nguyên.
Tham khảo: Lời nguyền tài nguyên?
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us