Con trai của cựu trùm an ninh Trung Cộng là Chu Bân đã bị điều tra tội hối lộ từ đầu năm 2014. Và các vây cánh trẻ tuổi của Chu Bin như Quách Liên Tinh (Guo Lianxing) và Tưởng Phong (Jiang Feng) cũng bị điều tra. Quách Liên Tinh là con trai của cựu Chủ tịch Liên hiệp Văn học và Nghệ thuật Tứ Xuyên (SFLAC), ông Quách Vĩnh Tường. Còn Tưởng Phong là con trai của cựu Giám đốc kiểm toán tài sản nhà nước, Tưởng Khiết Mẫn. Các nhà phân tích tin rằng cuộc điều tra Chu Vĩnh Khang đã được mở rộng tới tất cả các khu vực và sẽ sớm được chính quyền công bố.
Tin tức gần đây từ văn phòng giám sát nhà nước nói rằng cựu Chủ tịch SFLAC, Quách Vĩnh Tường, đã tha hóa đạo đức, lạm dụng chức vụ và thông qua con trai để nhận hối lộ. Con trai của ông ta là Quách Liên Tinh, người sáng lập một hãng công nghệ ở Bắc Kinh.
Chu Bân được biết đến là tay buôn bí ẩn, chuyên giao du, đi lại giữa giới quan chức và giới kinh doanh. Anh ta bị lực lượng đặc biệt tóm vào khoảng 4 tháng trước, tháng 12/2013. Cũng khoảng thời gian đó, Quách Liên Tinh và Tưởng Phong bị bắt.
Có tin rằng vào ngày 25 tháng 11, Chu Bân đã ủy quyền cho một luật sư khi biết rằng anh ta có thể bị bắt giữ. Dù vậy, chính quyền vẫn chưa tiết lộ bất cứ tội danh nào của Chu Bân và người thân của anh ta.
Cựu giáo sư lịch sử Lưu Dẫn Tuyền phân tích, với việc các nhân vật ủng hộ Chu Vinh Khang, trong lĩnh vực an ninh và dầu khí ở Tứ Xuyên và Hồ Bắc, bị cách chức, cũng như những người thân cận của tất cả các cá nhân liên quan, thì vụ việc của Chu Vĩnh Khang sắp được công bố.
Ông Lưu Dẫn Tuyền, cựu giáo sư lịch sử, nói: “Tin tức như vậy được đưa ra vào thời điểm này cho thấy vụ Chu Vĩnh Khang có thể sớm bị đưa ra ánh sáng. Mọi người biết rằng những người thuộc thế hệ trẻ này đều là dân kinh doanh, và kiếm tiền bằng tên tuổi của các ông bố. Tiết lộ vụ việc đứa con, tất nhiên là để chuẩn bị công bố vụ việc ông bố”
Cuối năm ngoái, báo chí tiết lộ, Chu Bân bị bắt giữ vì liên quan đến tham nhũng hàng trăm tỷ. Khởi tố vụ này có thể dẫn đến án tử hình với Chu Bân. Truyền thông nước ngoài cũng đưa tin gia đình Chu Bân đã thu lợi từ Tổng Công ty Dầu khí Trung Quốc (PetroChina) ít nhất là 98 tỷ nhân dân tệ.
Truyền thông đại lục nói rằng Chu Bân, Quách Liên Tinh và Tưởng Phong đã thu lợi bằng tên tuổi và mạng lưới lợi ích của các ông bố. Họ đã cấu kết với nhau.
Tin tức cũng cho biết Chu Bân, Quách Liên Tinh và Tưởng Phong là những người thân quen với nhau trong giới làm ăn. Họ qua lại với nhau do các mối quan hệ sâu sắc và lâu năm giữa các ông bố của họ.
Quách Liên Tinh sinh năm 1971 khi bố của anh ta, Quách Vĩnh Tường là một công nhân bình thường ở mỏ dầu Thắng Lợi, tỉnh Sơn Đông. Chu Bân sinh năm 1972 khi bố anh ta, Chu Vĩnh Khang, là trưởng phòng kỹ thuật của Tập đoàn Địa chất Dầu Khí Liêu Hà.
Sau khi Chu Vĩnh Khang trở thành lãnh đạo ở Tứ Xuyên, Quách Vĩnh Tường trở thành thư ký thân tín của ông ta. Sau khi Chu Vĩnh Khang được cất nhắc lên trung ương, Tương Khiết Mẫn được điều chuyển từ Thanh Hải về PetroChina, và thăng chức làm Chủ tịch PetroChina. Trước khi Chu Vĩnh Khang bị bắt giữ để điều tra, ông Quách là Chủ tịch của SFLAC, và ông Tưởng là Giám đốc kiểm toán tài sản nhà nước.
Tin tức cũng nói là sau khi Chu chuyển đến Bắc Kinh, ông ta gọi Lưu Hán, một thủ lĩnh thế giới ngầm lớn nhất ở Trung Quốc, và yêu cầu hắn ta bảo vệ cẩn thận Chu Bân. Vụ Lưu Hán gần đây cũng bị nhắm đến và người ta tin rằng Chu Bân chính là cái ô che cho tổ chức thế giới ngầm của Lưu Hán.
Chuyên gia pháp lý Triệu Uyên Minh nhận định rằng con cái của các quan chức Trung Cộng dính líu đến hối lộ vì lợi dụng quyền lực cha ông họ. Các quan chức cấp cao này cũng sử dụng ảnh hưởng chính trị của họ để tạo cho thế hệ sau các điều kiện thuận lợi để kiếm tiền.
Chuyên gia pháp lý Triệu Uyên Minh nói: “Đó là quyền lực, tạo điều kiện thuận lợi để móc túi tài sản nhà nước và tiền của khó nhọc của nhân dân. Khi chiến dịch chống tham nhũng đào sâu hơn, thì vụ việc không chỉ liên quan đến các quan chức tham nhũng mà còn cả người thân của họ. Họ sẽ phải lộ diện cùng với các hoạt động chống tham nhũng”.
Ông Triệu Uyên Minh nói rằng bất kể động cơ của chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cập Bình là gì, có thể là để loại bỏ các đối thủ chính trị, thì điều này đều đang giúp nhổ cỏ tận gốc tham nhũng và có tác dụng nhất định trong việc răn đe các quan chức tham nhũng.
Triệu Uyên Minh nói: “Nhiều quan chức tham nhũng đã tích lũy quá nhiều của cải, đủ cho vài thế hệ. Chiến dịch chống tham những phải đi sâu và hướng đến tất cả các khía cạnh, không chần chừ. Chỉ khi những người thân của họ cũng bị xử lý thì tội ác của họ mới thực sự bị trừng phạt”
Triệu Uyên Minh giải thích rằng tham nhũng là nói về tài sản nhà nước, đó là tài sản thuộc về toàn dân Trung Quốc. Không đồng bạc nào được biến mất cùng với các quan chức tham nhũng.
Theo Việt Đại Kỷ Nguyên