ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cao sơn lưu thủy
Monday, April 21, 2014 19:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


  •  

     

     
  •  
 
Bá Nha chơi đàn bên mộ Tử Kỳ

Bá Nha chơi đàn bên mộ Tử Kỳ

Thời Xuân Thu (770-476 trước công nguyên), có một đại phu nước Tấn tên là Du Bá Nha, là đệ nhất danh cầm thời ấy. Trên đường đi sứ nước Sở, khi qua cửa sông Hán Dương, gặp lúc trăng thanh gió mát, ông dừng thuyền nơi chân núi Mã Yên thưởng ngoạn cảnh vật đất trời. Cảm hứng từ phong cảnh hữu tình, Bá Nha nâng đàn tấu lên khúc nhạc tuyệt mỹ, hòa quyện vào sự tráng lệ của tạo hóa. Đột nhiên đàn bỗng đứt dây.

Ông đi ra mạn thuyền thì bên bờ sông bỗng có một chàng tiều phu cất tiếng: “Tiểu nhân là Chung Tử Kỳ đang đi dạo quanh đây, nghe thấy tiếng đàn tuyệt diệu, quả là không đành cất bước, xin thứ lỗi đã làm kinh động quý nhân.”

Du Bá Nha thỉnh mời anh tiều phu Chung Tử Kỳ lên thuyền thưởng thức tiếng đàn của mình. Bá Nha dạo đàn, khi đặt chí tại non cao (cao sơn) thì Tử Kỳ tâm đắc: “Hay thay! Vời vợi tựa Thái Sơn”, khi trải lòng theo nước chảy (lưu thủy) thì Tử Kỳ bội phục: “Hay thay! Mênh mông tựa sông nước”.

Bá Nha cảm thán mà rằng: “Các hạ có thể nghe thấu chí thú trong khúc nhạc, chính là thấu rõ tâm ý của ta vậy.” Thế là hai người trở thành bạn. Trước lúc chia tay, họ hẹn ước sẽ gặp nhau tại nơi này vào ngày này năm sau.

Năm sau, Bá Nha theo hẹn ước đã đến lại chốn cũ, nhưng đợi chờ mãi mà chẳng thấy Tử Kỳ nơi đâu. Lần bước thăm hỏi nhà của Tử Kỳ, thì Bá Nha bắt gặp một ông lão. Hóa ra đây chính là cha của Tử Kỳ, mới hay Tử Kỳ đã mất vì bạo bệnh. Trước lúc mất, Tử Kỳ dặn rằng phải chôn anh bên mé sông Hán Dương, cạnh núi Mã Yên, để anh được trọn lời hẹn ước với Bá Nha năm xưa.

Đượm buồn vì cái chết của Tử Kỳ, Bá Nha cùng Chung lão đi đến mộ phần. Sau khi tấu khúc tiễn biệt người bạn tri âm, ông đập vỡ cây đàn và quyết định không chơi đàn cầm nữa. Sau đó Bá Nha đưa Chung lão về nước Tấn để phụng dưỡng.

Câu chuyện này được lấy từ “Sách Liệt Tử” thời Xuân Thu. Sau này “cao sơn lưu thủy” được dùng để ám chỉ về tình bạn tri giao, những người bạn có thể hiểu rõ lòng nhau.

Theo Vietdaikynguyen

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.