ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: HongLien
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
6 Thông Điệp Mã Hóa Bí Ẩn Thú Vị Chưa Được Giải Đáp
Sunday, April 27, 2014 17:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


6. Tín hiệu “Wow!”

Vào ngày 15 tháng 8 năm 1977, tín hiệu radio ở giây thứ 72 thu được từ không gian đã dấy lên cuộc Tìm kiếm Trí thông minh Ngoài Trái Đất (Search for Extra-Terrestrial Intelligence – SETI). Nhà thiên văn học Jerry Ehman đã xem qua các tín hiệu được in trên một tờ giấy và viết ra chữ “Wow!” bên cạnh, những tín hiệu này lấy đó làm biệt danh cho tới ngày nay. Tín hiệu Wow! đến từ chòm sao Nhân Mã gần trung tâm Thiên hà của chúng ta.

Wikimedia Commons

Ông Ehman nhớ lại trong cuộc phỏng vấn với tờ Cleveland’s The Plain Dealer như sau: “đó là điều quan trọng nhất mà chúng tôi từng thấy”

Những tín hiệu không được rõ nghĩa được thu bởi radio Big Ear của trường Đại học Ohi State. Nó khiến nhiều nhà khoa học rất hứng thú, tuy nhiên tín hiệu tương tự không lặp lại lần nào kể từ khi phát hiện, nhiều người mất dần hi vọng trong nỗ lực tìm kiếm cách liên lạc với người ngoài hành tinh.

5. Bản thảo Voynich bí ẩn

Wikimedia Commons

Ngày xuất xứ và thông tin khác về Bản thảo Voynich hiện vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi, một số người cho rằng nó được viết vào khoảng thế kỷ 15 đến 16 ở Trung Âu. Tấm bản thảo sử dụng một loại ngôn ngữ chưa xác định được, các nhà phân tích không thể giải mã nó. Những bản vẽ trên tấm bản thảo thể hiện nhiều cảnh tượng, từ biểu đồ những vì sao cho đến “những người phụ nữ khỏa thân thu nhỏ, hầu hết với bụng phình ra, chìm hay ngâm trong chất lỏng và tương tác một cách kỳ quặc với những ống kết nối và những hộp rỗng”, theo mô tả của thư viện Trường Đại học Yale.

Nó cũng bao gồm nhiều bản vẽ liên quan đến thảo dược. Một số người cho rằng nó là một cuốn sách ma thuật hay một công trình khoa học.

Bản thảo được đặt tên là Wilfrid M. Voynich, tên của hiệu sách sưu tầm đồ cổ được người chủ tiệm mua lại vào năm 1912.

Trích một phần trong cuốn bản thảo Voynich bí ẩn (Wikimedia Commons)

Trích một phần trong cuốn bản thảo Voynich bí ẩn (Wikimedia Commons)

 

Trích một phần trong cuốn bản thảo Voynich bí ẩn (Wikimedia Commons)

 

Trích một phần trong cuốn bản thảo Voynich bí ẩn (Wikimedia Commons)

4. Kryptos

Wikimedia Commons

Bên ngoài trụ sở của CIA là một tác phẩm điêu khắc bằng đồng thể hiện một bảng mật mã. Tác phẩm này được Jim Sanborn tạo ra vào năm 1990. Trải qua nhiều thập kỷ, một phần của bí ẩn này vẫn chưa được giải đáp. Ba phần tư của câu đố đã được giải và Samborn, tác giả tấm điêu khắc này đã rất nôn nóng để xem ai là người giải được ẩn đố cuối cùng.

“Tôi cho rằng đoạn mật mã sẽ được giải trong thời gian tương đối ngắn”, ông nói với tờ New York Times vào năm 2010. Ông còn đưa ra một gợi ý để giúp người giải đoạn mã như sau: Ký tự thứ 64 đến 69 là đoạn mã cuối cùng trong tác phẩm điêu khắc đọc là NYPVTT. Khi giải mã, chúng có nghĩa là BERLIN.

Dưới đây là đoạn code cuối cùng trong tác phẩm điêu khắc chưa được giải mã:

OBKR

UOXOGHULBSOLIFBBWFLRVQQPRNGKSSO

TWTQSJQSSEKZZWATJKLUDIAWINFBNYP

VTTMZFPKWGDKZXTJCDIGKUHUAUEKCAR

Đoạn mật mã thứ ba kể lại việc phát hiện ra ngôi mộ của vua Tut bởi nhà Ai cập học Howard Carter : “Từ từ, chậm chạp một cách liều lĩnh, phần còn lại của đống vỡ vụn che chắn một phần cánh cửa đã được gỡ bỏ. Với đôi tay run rẩy tôi đục thủng phần nhỏ ở góc phía trên bên tay trái. Và sau đó, cái lỗ được mở rộng hơn một chút, tôi đưa ngọn nến lên để soi và ngó vào trong. Khí nóng phát tra từ căn phòng khiến ngọn lửa nhấp nháy, nhưng  hiện trạng của căn phòng hiện ra từ đám sương mù. x Bạn có thể nhìn thấy bất cứ thứ gì không? q”

3. Bia đá Shepherd

Edward Wood  thông qua Wikimedia Commons

Nó có thể liên quan trực tiếp tới Chén Thánh hay không? Đó là tin đồn xung quanh các dấu hiệu khó hiểu trên bia đá Shepherd.

Người ta tin rằng Bia đá này đã dựng lên trên mảnh đất Shugborough ở Staffordshire, Anh từ năm 1750. Cấu trúc vòm tháp được thiết kế bởi Thomas Wright và James Stuart. Peter Scheemakers khắc trên bia đá một cảnh lấy từ bức tranh của nghệ sỹ thuộc trường phái Baroque, Nicolas Poussin.

Phần bí ẩn nhất là các dòng chữ trên bệ: O.U.O.S.V.A.V.V, với chữ cái D và M ở hai bên, bên dưới của dòng chữ. Poussin được cho là người biết vị trí của Chén Thánh, vì vậy việc sử dụng bức tranh của ông khiến cho di tích này thần bí hơn.

Dòng chữ trên di tích Shepherd (Wikimedia Commons)

 

Dòng chữ trên di tích Shepherd (Wikimedia Commons)

 

Cảnh khắc trên Bia đá, chuyển thể từ phiên bản thứ 2 của Nicolas Poussin, Những người chăn cừu ở Arcadia (The Shepherds of Arcadia)
Cảnh khắc trên Bia đá, chuyển thể từ phiên bản thứ 2 của Nicolas Poussin, Những người chăn cừu ở Arcadia (The Shepherds of Arcadia)

 

2. Tamam Shud

(Wikimedia Commons)

Vào năm 1948, một người đàn ông mặt bộ quần áo gọn gàng cùng đôi giày đánh bóng được tìm thấy đã chết trên bãi biển Somerton ở Úc. Trong túi quần của người đàn ông này, người ta tìm thấy một mảnh giấy cuộn được xé ra từ một cuốn thơ của Ba Tư có tên là “Rubaiyat of Omar Khayyam.” Mảnh giấy có dòng chữ “Tamam Shud,” với nghĩa là “Nó đã kết thúc”.

Người ta đã không xác minh được danh tính của người đàn ông này kể từ khi ông ta chết cho tới nay và mảnh giấy trong túi quần của người đàn ông này vẫn là một bí ẩn.

Thậm chí ngay cả nguyên nhân cái chết của ông ta vẫn chưa xác minh được. Những nhân chứng nói rằng đã nhìn thấy người đàn ông vẫn còn sống nằm trên bãi biển nhiều giờ trước khi chết và có giả định cho rằng ông ta bị say rượu suy ra từ một vài động tác của ông. Các nhà điều tra đoán ông ta đã bị trúng độc, nhưng lại không tìm thấy dấu vết của chất độc trong cơ thể ông. Một số người cho rằng đây có thể làm trường hợp rất hiếm hoi khi chất độc phân hủy trong cơ thể sau khi phát huy tác dụng..

Đoạn mã trên mảnh giấy xé ra từ cuốn sách được phát hiện ra bằng tia cực tím. Tình báo hải quân và các chuyên gia giải mã khác đã thử giải đoạn mã này nhưng không thành công.

 

Ảnh trái: Đoạn mã phát hiện bằng tia cực tím ở bên trong mảnh giấy ghi chữ “Tamam Shud” của cuốn sách “Rubaiyat” từ túi quần của người đàn ông đã chết, cho đến nay vẫn chưa giải được. Ảnh Phải: Xác chết được tìm thấy trên bãi biển. (Wikimedia Commons)

 

1. Những viên đá chỉ đường Georgia – GeorgiaGuidestones

Guidestones Georgia ở Elberton, Georgia. (Shutterstock)

Sáu phiến đá granite đứng sừng sững tại vùng thôn quê phía Nam, ghi khắc 4 kiểu ngôn ngữ: chữ hình nêm Pabylon, chữ Hy Lạp cổ, chữ Phạn và chữ tượng hình Ai Cập. Bản thân các phiến đá có kết cấu hiện đại, mặc dù danh tính của người kế thừa chúng cố tình bị lấp liếm, đồng thời ý nghĩa của các văn bản được tranh luận khá nhiều.

Khi được dịch ra, văn thư trên các phiến đá cho biết: “Hãy để những thứ này trở thành Những tảng đá dẫn đường đến Thời đại Lý tính (Guidestones to an Age of Reason). Mười câu châm ngôn được viết trên đó. .

Người thừa kế những phiến đá này vào năm 1979 được biết có lên là R.C. Christian. Chỉ một người còn sống biết về R.C.Christian, ông là chủ ngân hàng đã nghỉ hưu Wyatt Martin, người tuyên thệ giữ bí mật này theo nguyện vọng của Christian.

Theo Vietdaikynguyen

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.