Tranh cắt giấy là một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống Trung Quốc, có lịch sử rất xa xưa, trước khi phát minh ra kỹ thuật làm giấy, loại hình nghệ thuật này cũng đã dần dần có những định hình, mô hình thu nhỏ. Ngày nay tại Trung Quốc có thể nhìn thấy các loại các kiểu tranh cắt giấy rất đẹp. Tranh cắt giấy dùng làm trang trí trên cửa sổ là một trong số đó.
Bởi vì văn hóa Trung Hoa là văn hóa Thần truyền, vậy nên trong rất nhiều loại hình văn hóa Trung Quốc có rất nhiều đều là Thần truyền cấp và lưu lại cho con người, một mặt là làm phong phú thêm văn hóa nơi nhân gian, mặt khác là để triển hiện ra các đặc điểm tồn tại của sinh mệnh bản thân họ.
Tranh cắt giấy: Phi thiên
Bài viết này kể lại một câu chuyện liên quan đến lịch sử của tranh cắt giấy:
Vào triều Hán, thời kỳ mà giấy được phát minh ra không lâu, tôi là một thư sinh tính tình rất tự nhiên phóng khoáng, ở nhà có người vợ sức khỏe yếu ớt – tên là Tự Ngọc, còn có một người con trai khoảng 6~7 tuổi tên là Bích Ngọc.
Vị thư sinh này rất có tài, nhưng cái tài của anh lại không có ai thưởng thức, cũng chẳng có ai quan tâm. Chân tay anh lại vụng về, làm gì cũng không xong, may là người vợ thỉnh thoảng giúp đỡ người khác, giúp người may quần áo kiếm được chút tiền, trong hoàn cảnh khó khăn như vậy mà họ sống qua ngày! Điều khiến tôi vui mừng là đứa con trai Bích Ngọc của tôi rất hiểu chuyện và biết nghe lời, mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng đã biết giúp mẹ nấu cơm rửa bát, trước giờ không ăn chơi như những đứa trẻ khác.
Vào một mùa đông giá lạnh, khi đã gần hết năm, thân thể Tự Ngọc có chút cảm giác không thoải mái, qua mấy ngày vẫn chưa khỏi. Nhìn số gạo trong nhà chỉ còn sót lại một ít, tôi rất lo lắng, thế là tôi liền đi đến một số nhà giàu có cầu xin, xem họ có cần người viết chữ hay không; tính tôi rất cương trực, không muốn xin không của người khác thứ gì. Nhưng những nhà giàu kia lại không hứng thú gì với việc này. Không còn cách nào khác, tôi đành phải ôm bụng đói trở về nhà. Đi được nửa đường, trời bắt đầu mưa to, gió bắc thổi vù vù làm tôi cảm thấy rất lạnh. Tôi vội vã chạy về nhà, khi sắp đến cửa nhà, tôi phát hiện một cụ bà ngã ở đó; bà lão ăn mặc rất rách rưới, tay trái chống một cây gậy, tay phải cầm một cái bát. Nhìn thấy như vậy, trong lòng tôi có chút thương xót, vội vã đỡ bà cụ dậy và dìu vào trong phòng.
Bước vào trong phòng, tôi kể lại cho Tự Ngọc đầu đuôi câu chuyện, Bích Ngọc thì chủ động đi đun nước. Tự Ngọc cố gượng thân thể ốm yếu dậy, lấy chút gạo còn sót lại trong nhà mang đi nấu một bát cháo to. Lúc này bà lão dần dần tỉnh dậy, tôi nhanh chóng làm nguội cháo rồi đưa cho bà lão từ từ ăn. Đến lúc trời tối, dường như bà lão đã hiểu ra chuyện gì rồi, liền hỏi: “Là mọi người đã cứu lão à? Mọi người cùng ăn với lão đi!” Tự Ngọc nói, “Chúng con không đói, cụ cứ ăn trước đi!”. “Ài! Thế lão ăn trước vậy!”, bà lão nói một cách ái ngại.
Lúc này trong tâm tôi trở nên lo lắng vì bữa tối, nhưng không tiện nói ra, thế là lấy ngay bút ra viết một chữ “phúc” lên tờ giấy nhặt được.
Khi ăn xong bát cháo, sức khỏe bà lão dường như đã bình phục lại nhiều. Thế là bà đứng dậy quan sát xung quanh căn phòng, nhìn thấy nhà chúng tôi nghèo khó đáng thương, gần như chẳng có gì. Nhìn qua Tự Ngọc, cụ nói: “Con à, sức khỏe của con không tốt đấy!” Tự Ngọc đáp: “Mỗi năm đến mùa đông là cháu lại như vậy, cơ thể luôn cảm thấy không được thoải mái.” Bà lão lấy trong người ra một thứ giống như thảo dược, nói: “Đun một ít nước rồi bỏ nó vào, sắc lên và uống; khi uống xong, bệnh của con sẽ khỏi!”
Rồi bà quay người lại nhìn chữ “phúc” mà tôi viết, cầm lên như muốn xem rõ ràng, nhưng nào ngờ, bà lại lấy tay xé nó ra! Lúc đó tôi liền nóng lên, không dễ gì tôi mới nhặt được tờ giấy này, nhà chúng tôi đã cứu bà, sắp đến năm mới rồi, nhà tôi dán chữ phúc này, là để cầu cho sang năm gặp vận may, nhưng… vì sao bà lại xé nó đi chứ?
Bà lão bình tĩnh nói: “Lấy chữ phúc ta xé mở ra xem xem là hình gì?”
Bích Ngọc hiếu kỳ chạy lại chầm chậm mở ra, a, là thứ mà từ trước tới giờ chúng tôi chưa từng nhìn thấy, một chữ phúc bị một con cá to cuộn quanh, mà sau khi trải qua lần “xé” này, chữ phúc có cảm giác như là hình khối ba chiều! Làm cho Bích Ngọc vui đến nỗi miệng không lúc nào yên, cậu bé ôm tờ giấy trước ngực để cho mẹ xem, còn hỏi như thế này đẹp hay không đẹp!
Bà lão không đợi chúng tôi nói lời nào, lại móc từ trong người ra một ít tiền và nói, “Ta nhìn ra, các con có thể đưa bát cơm cuối cùng cho một người không quen biết như ta, cho thấy gia đình các con là một gia đình thiện đức. Những gì các con gặp hôm nay, kỳ thực cũng coi như là kiếp số của các con vậy! Hiện giờ coi như đã qua rồi. Ở đây ta có ít tiền, con cầm đi mua chút gạo, để vợ con con đón tết vui vẻ; vợ con từ nay trở đi không mắc bệnh nữa đâu, con của con sau này cũng sẽ có một tương lai tốt đẹp, lát nữa đây ta sẽ bảo cho vợ con làm thế nào để khiến một chữ bình thường biến thành vật như thế này, con mang loại ‘giấy’ này ra chợ và vào những nhà giàu có, chắc chắn sẽ bán được với giá tốt!” Vừa nói bà lão vừa dạy Tự Ngọc cách làm nghề thủ công này.
Từ lúc đó, chúng tôi mới hiểu là hôm nay mình đã gặp Thần tiên, thế là tôi dắt Tự Ngọc và Bích Ngọc quỳ gối xuống đất, liên tiếp khấu đầu nói: “Xin hỏi cụ là vị Thần tiên nào?” Bà lão dường như có chút bất ngờ, liên tiếp nói: “Ta à, ta không được coi là Thần tiên nào cả, ta chỉ là nhận sự ủy thác của một vị Thần tiên, đến nơi nhân gian, quan sát xem xem có người nào thiện đức hay không, sau đó truyền loại kỹ năng này cho người đó. Khi đến, vị Thần tiên đó dặn dò ta, nếu ta không tìm được ai, thì thử xem nhà ngươi có được hay không, nếu được, thì truyền lại cho nhà ngươi, nếu không được ta đành phải tìm người khác. Bây giờ thì tốt rồi, lúc chúng ta gặp lại hai ngàn năm sau, chớ có quên chuyện này đấy nhé!”
“Khoảng hai ngàn năm sau ?” Chúng tôi không hiểu gì, Tự Ngọc thấy rất nghi ngờ.
“Tại sao các ngươi cảm thấy rất có đức hạnh nhưng lại gặp phải sự khổ cực lớn như thế này, tất cả những điều này là để tích phúc đức cho các ngươi; qua khoảng hai ngàn năm sau, các ngươi sẽ gặp được việc tốt mà vô số Thần muốn gặp nhưng không gặp được; đến lúc đó, chúng ta vẫn đợi mượn nhờ ánh sáng của các ngươi đó?” Sau đó, bà lão xoa xoa đầu của tiểu Bích Ngọc, ôm nó trong lòng, rồi nói: “Đứa bé này tương lai sẽ trở thành một vị nữ trung anh tài ‘Thiện lương thuần tịnh, huệ bút lan tâm’!”
Lúc đó, chúng tôi nghe đến nỗi đầu như đầy sương mù. Không biết rằng bà lão đã rời đi từ lúc nào nữa.
Tôi dùng số tiền bà lão đưa cho đi mua gạo và giấy, xong tôi viết chữ phúc, sau đó để Tự Ngọc làm tranh cắt giấy, Bích Ngọc cũng đến bên giúp đỡ. Bởi vì người khác không biết làm, nên tranh cắt giấy của nhà tôi bán được rất chạy, cũng gần hết năm rồi, nhà nhà đều dán tranh cắt giấy lên để tượng trưng cho sự phồn thịnh giàu sang.
Đương nhiên, nhà chúng tôi cũng dần dần khá giả lên, Tự Ngọc cũng không mắc bệnh nữa, Bích Ngọc sau này cũng đã đi học, gặp được một thầy giáo rất giỏi, học thức của Bích Ngọc cũng nâng lên rất nhanh, sau làm quan đại thần rất quan trọng trong triều đình, đảm nhận chức Thừa tướng. Những điều này xin không viết tỉ mỉ nữa.
Đây chính là:
Nghệ thuật cắt giấy Thần tiên truyền,
Chịu khổ ma luyện giữa bể trần;
Phủi sạch bụi bặm rõ nguồn gốc,
Tích đức hành thiện phúc vô biên.
Dịch từ: