ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Phân tích lý do Mỹ không dám đánh nhau với Nga
Monday, March 17, 2014 5:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Một số nghị sĩ của đảng Cộng hòa Mỹ cho rằng, tổng thống Obama có vẻ yếu ớt trong hành động phản ứng lại Nga về vấn đề Ukraine. Tuy nhiên theo ông Loren Thompson (giám đốc điều hành trung tâm nghiên cứu Viện Lexington, Mỹ) thì biểu hiện đó lại là sự thận trọng.

Nếu Tổng thống Obama tỏ ra yếu ớt thì đó là bởi vì người đứng đầu nước Mỹ đã nhìn thấy rõ sự nguy hiểm của một hành động kiên quyết ở một khu vực thực chất có ý nghĩa lớn với Nga nhiều hơn với Mỹ.

Trong hai thập kỷ qua, Mỹ đã từng chống lại các kẻ thù với khả năng quân sự khiêm tốn và những nhà lãnh đạo lập dị nhưng Nga lại mạnh mẽ. Nếu Washington vì lý do nào đó mà đối đầu quân sự với Moscow, thì Mỹ có thể sẽ gánh chịu rủi ro lớn.

Hầu hết người Mỹ dường như đều hiểu điều này – Theo một cuộc thăm dò dư luận của CNN hồi tuần trước, 3/4 người được hỏi phản đối việc Mỹ viện trợ quân sự cho Kiev và số người ủng hộ Mỹ dùng vũ lực ở Ukraine còn ít hơn nhiều. Tuy nhiên, số khác cho rằng quân đội Mỹ có thể buộc Putin rút lui khỏi cái mà họ miêu tả như là một sự trở về của chính sách bành trướng nước ngoài thời Chiến tranh Lạnh.

Phân tích lý do Mỹ không dám đánh nhau với Nga - Ảnh 1

Lính Nga tập trận.

Forbes đã đăng tải ý kiến của ông  Loren Thompson phân tích 6 lý do Mỹ sẽ không đánh nhau với Nga:

1.  Nga có khả năng tiêu diệt hoàn toàn Mỹ với kho vũ khí hạt nhân lớn.  Những cuộc xung đột thường vượt khỏi tầm kiểm soát nếu các cường quốc bên ngoài can thiệp. Trong bất kỳ cuộc đối đầu giữa quân đội Nga và Mỹ đều có nguy cơ leo thang không chỉ là cuộc chiến thông thường mà có thể trở thành chiến tranh hạt nhân. Điều này nghe như một kịch bản không thể xảy ra nhưng không ai biết chắc chắn. Nga có hàng ngàn đầu đạn hạt nhân và cách phòng thủ duy nhất mà Mỹ có thể dùng để chống lại thứ vũ khí huỷ diệt đó là trả đũa bằng thứ vũ khí tương tự.

2.  Ukraine vô cùng quan trọng đối với an ninh Nga. Các đồng bằng rộng lớn xung quanh Ukraine đã chứng kiến rất nhiều cuộc xâm lược kể từ thời bình minh của lịch sử, chủ yếu là do thực tế có rất ít rào chắn tự nhiên để ngăn cản những kẻ bên ngoài. Phản ứng của Moscow đối với thách thức an ninh này kể từ khi nó nổi lên thành trung tâm quyền lực của thế giới là kiểm soát được càng nhiều phần đất trên càng tốt, một cách tiếp cận thành công trong việc đánh bại cả Napoleon và Hitler kết hợp với yếu tố mùa đông khắc nghiệt của khu vực. Nhưng khi Liên Xô tan rã năm 1991, Nga đã mất phần lớn những vùng đệm an ninh quan trọng vào tay phương Tây và bây giờ Moscow nhận thấy nguy cơ đó ở ngay biên giới Ukraine cách họ chỉ một giờ bay. Nếu bạn không hiểu tại sao đưa quân Mỹ vào Ukraine có thể dẫn đến chiến tranh thì hãy nghĩ xem Washington phản ứng ra sao khi Liên Xô triển khai tên lửa ở Cuba.

3. Các đồng minh NATO không quan tâm đến hành động quân sự. Chiến lược quân sự của Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của hành động đa phương và chiến tranh liên minh nhằm bảo vệ lợi ích chung nhưng các đối tác châu Âu của Mỹ lại không sẵn sàng tham gia vào cuộc thách thức quân sự với Moscow. Bên cạnh mối quan tâm về sự leo thang, họ còn phụ thuộc nguồn cung cấp khí đốt từ phương đông và phải đối mặt với các vấn đề về nhân khẩu học không giống với những gì đang tác động đến Nga. Nền văn minh châu Âu có thể không bao giờ phục hồi nếu có cuộc chiến tranh khu vực và giới lãnh đạo ở những nước này vì thế vẫn không muốn khiêu khích Nga. Các quốc gia gần với Nga đang lo lắng về an ninh của họ, nhưng họ không muốn ‘tiếp tay’ cho Moscow hành động quân sự.

4. Nga có lợi thế về mặt quân sự trong khu vực. Nga có một lợi thế khác biệt trong bất kỳ cuộc đối đầu quân sự nào gần Ukraine, một phần do địa lý và phần khác là do sự đầu tư khiêm tốn của các đối tác trong khu vực của Mỹ trong khả năng tham chiến. Yếu tố địa lý đòi hỏi các tướng lĩnh Mỹ hoặc phải dựa vào căn cứ của đồng minh để tiến hành hoạt động quân sự hoặc triển khai lực lượng hải quân qua Bosporous vào Biển Đen. Cả hai sự lựa chọn này đều nguy hiểm: các đồng minh Mỹ sẽ không muốn căn cứ của họ trở thành mục tiêu trả thù của Nga và tàu chiến Mỹ ở Biển Đen rất dễ bị tấn công bởi tên lửa và máy bay của Nga. Phần lớn quân đội Nga đóng quân gần đó nên Moscow có khả năng thống trị mỗi “bậc thang của sự leo thang” trong cuộc chiến.

5. Bối cảnh chính trị u ám. Các thế hệ tiếp theo của các nhà lãnh đạo Mỹ đã học được những bài học ở Đông Dương, khu vực Balkan và Tây Nam Á, sự sắp xếp chính trị trong những sự kiện như ở Ukraine luôn phức tạp hơn dự kiến. Kết quả là, những kế hoạch giả định về an ninh, sự ủng hộ và có thể là cả sự thành công của lực lượng Mỹ từng được triển khai luôn bị nghi ngờ. Ví dụ, mặc dù Crimea về lý thuyết là một phần của Ukraine nhưng thực chất nằm trong kiếm soát của Moscow nhiều thế kỷ qua và hầu hết người dân nơi đây là người gốc Nga. Các tỉnh phía đông của Ukraine cũng có quan hệ chặt chẽ với Nga. Lực lượng Mỹ không có khả năng được chào đón ở 1 trong 2 khu vực này.

6. Cử tri Mỹ phản đối mạnh mẽ hành động quân sự. Mặc dù một số chính trị gia và học giả ở Washington vẫn xem Mỹ như là cảnh sát của thế giới nhưng điều đó đã kết thúc bởi cử tri Mỹ không ủng hộ. Cho dù là những điểm nóng như Liyb hay Syria và Ukraine, các cử tri Mỹ đều không quan tâm đến việc gửi lực lượng quân sự hay mở rộng các loại viện trợ khác. Điều này có nghĩa, ngay cả khi Washington khả năng quân sự đẳng cấp quốc tế thì nó vẫn thiếu ý chí để giành chiến thắng trong một cuộc chiến ở nơi mà lợi ích quốc gia của họ không đáng kể. Mức độ cam kết giữa Moscow, Washington với Ukraine khác nhau. Putin biết điều này, và sẽ sử dụng chiến thuật tâm lý để giành chiến thắng.

Bộ trang bị mới như chiến binh người máy của lính Nga:

H.Nguyên

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.