Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matviyenko khẳng định các nhà lập pháp Nga sẽ hậu thuẫn quyết định của Crimea, nếu khu vực này của Ukraina quyết định gia nhập Nga trong cuộc trưng cầu dân ý.
Không thẳng thắn như ông Valentina Matviyenko, tuy nhiên Chủ tịch Hạ viện Serguei Narychkine cũng hàm ý rằng các nghị sĩ Nga sẽ bỏ phiếu ủng hộ việc sát nhập vùng Crimea vào Nga.
Chủ tịch Hạ viện Nga tuyên bố: “Chúng tôi tôn trọng sự chọn lựa lịch sử của người dân Crimea. Chúng tôi ủng hộ sự lựa chọn tự do và dân chủ của toàn thể nhân dân Crimea”.
Quốc hội Crimea đã yêu cầu tổng thống Putin xem xét đề nghị sáp nhập vào Nga và loan báo sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề này. Theo điện Kremlin, tổng thống Putin đã nghiên cứu yêu cầu của Quốc hội Crimea trong một cuộc họp của Hội đồng An ninh Nga.
Ukraina và Nga đã rơi vào một tình trạng đối đầu căng thẳng, từ khi các lực lượng Nga tiến vào bán đảo Crimea cách đây 1 tuần. Tổng thống Putin vẫn thể hiện lập trường cứng rắn với phương Tây về vấn đề bán đảo Crimea, Ukraine dù phải chịu các lệnh cấm vận.
Người ủng hộ Nga ở Crimea.
Tổng thống Mỹ Obama và tổng thống Nga Putin đã có cuộc điện đàm thứ hai về vấn đề Ukraine, được mô tả là hết sức căng thẳng.
Ông Obama nhấn mạnh rằng các hành động của Nga vi phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, khiến Mỹ phải phối hợp với các đối tác châu Âu để có hành động đáp trả. Putin đã cố gắng giảm căng thẳng bằng cách nhấn mạnh rằng “không nên hi sinh mối quan hệ Mỹ – Nga bằng các vấn đề quốc tế đơn lẻ – dù có quan trọng như thế nào”.
Quyền tổng thống Ukraine Tourtchinov đã lên án “một tội ác chống Ukraine do binh lính Nga gây ra”, đồng thời tuyên bố tiến hành thủ tục giải tán Quốc hội Crimea.
Ngày 7/3, quyền thủ tướng Arseniy Yatseniuk tuyên bố Kiev sẵn sàng đàm phán với Moscow, song phía Nga cần phải rút quân trước, tuân thủ các thỏa thuận quốc tế cũng như ngừng hậu thuẫn “các phần tử ly khai và khủng bố”. Ông Yatseniuk cũng đưa ra một loạt điều kiện, trong đó gồm cả việc Moskva rút quân và “ngừng hậu thuẫn cho các phần tử ly khai và khủng bố ở Crimea.”
Ông Yatseniuk còn đề nghị tiến hành cuộc điện đàm thứ hai với thủ tướng Nga Dmitry Medvedev.
40 quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã bị những người có vũ trang ngăn không cho vào vùng Crimea, nên đã phải quay trở về. Sau cuộc họp vẫn không đạt được kết quả nào của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc Mỹ đã yêu cầu Nga tạo điều kiện cho các quan sát viên quốc tế đến Crimea.
Linh An
Vẻ đẹp mê đắm của bán đảo Crimea:
2014-03-07 18:16:14
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/lap-truong-cung-ran-cua-nga-ve-crimea-a126375.html