Chúng ta cùng nhìn lại những khó khăn của họ cùng với những nỗ lực và công sức bỏ ra để khắc phục thảm hoạ đó.
1. Nestlé
Khủng hoảng: Tẩy chay thực đơn
Thời gian: Những năm 1970
Vào năm 1974, một quỹ từ thiện chống nghèo đói đã xuất bản cuốn sách quảng cáo buộc tội Nestlé vì khiến những bà mẹ tại các nước đang phát triển bị phụ thuộc vào thực đơn dành cho trẻ em. Tổ chức này thậm chí còn cho rằng những đứa trẻ đang bị chết dần chết mòn bởi loại sữa sơ sinh mang phong cách phương Tây này.
Năm 1981, tờ New York Times đăng bài tiết lộ rằng rất nhiều gia đình đang pha loãng công thức sữa bột có chứa chất gây hại này, khiến cho trẻ em không thể hấp thu những chất dinh dưỡng cần thiết.
Cùng lúc đó, những nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sữa mẹ là tốt hơn tất cả đối với sức khoẻ của trẻ. Tất cả những phát hiện trên quả là một thảm hoạ đối với Nestlé, công ty đối mặt với những làn sóng tẩy chay trên toàn thế giới.
Phản ứng từ công ty:
Nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống khổng lồ này đã phản ứng lại với khủng hoảng trên bằng cách cho ra mắt những hướng dẫn chỉ cho các bà mẹ cách và thời điểm thích hợp để tạo thực đơn cho trẻ.
Nestlé cũng thay đổi hoàn toàn những nguyên liệu bán hàng của mình để đối mặt với những phàn nàn rằng các quảng cáo của công ty này như cố nhét những sản phẩm này vào tay các bà mẹ.
Ngày nay, cuộc tranh luận về thực đơn dành cho trẻ sơ sinh vẫn còn là một đề tài nóng hổi. Tuy nhiên, theo như nghiên cứu của công ty tư vấn UBIC, thị trường của Nestlé vẫn đang phát triển mạnh, đặc biệt trong khu vực châu Á.
2. Johnson & Johnson
Khủng hoảng: Nỗi kinh hoàng Extra-Strength Tylenol
Thời gian: năm 1982
Nếu nói về những dấu ấn kinh hoàng trong lịch sử khủng hoảng của các tập đoàn thì sản phẩm Tylenol xứng đáng đứng đầu danh sách.
Tại Chicago, 7 người đã chết vì tiêu thụ viên nang mềm Extra-Strength Tylenol được pha thêm xyanua.
Phản ứng từ công ty:
Ngay lập tức, công ty đã triệu hồi hơn 30 triệu lọ thuốc. Hầu hết những chuyên gia y dược đều kết luận rằng nhà sản xuất đã không thể phục hồi từ cuộc khủng hoảng này.
Tuy nhiên, Johnson & Johnson đã chú trọng đặc biệt tới việc chăm sóc khách hàng của những nhãn hiệu hàng đầu từ công ty. Năm 2013, Tylenol là trở thành thuốc giảm đau bán chạy nhất trong nước.
3. Euromonitor International Nike
Khủng hoảng: Đình công do công xưởng bóc lột công nhân tàn tệ
Thời gian: Những năm 1990
Sự phản đối điều kiện lao động trong Nike đã leo thang trong năm 1992, sau khi Harper’s xuất bản một bài báo nhấn mạnh rằng công ty này đang trả cho những người lao động Indonesia ít hơn mức lương tối thiểu.
Những người biểu tình đã xuất hiện tại Olympics Barcelona năm đó để nói lên tiếng nói chống lại Nike.
Phản ứng từ công ty:
Ban đầu Nike phủ định những cáo buộc bóc lột trên.
Mãi đến năm 1998 công ty mới đối mặt với vấn đề này. CEO sau đó của Nike, ông Phil Knight đã phát biểu: “Sản phẩm Nike đã trở nên đồng nghĩa với mức lương mạt hạng, ép buộc làm quá giờ quy định và lộng hành độc đoán”.
Ông Knight cũng thông báo rằng ông sẽ nâng mức lương tối thiểu trong Nike trên toàn cầu.
Ngày nay, Nike tiếp tục công khai trước công chúng về điều kiện làm việc tại nhà máy của công ty và thường xuyên có những báo cáo về những nỗ lực để cải thiện đời sống của công nhân.
4. AIG
Khủng hoảng: Bê bối tiền thưởng
Thời gian: năm 2009
Vào năm 2008, tập đoàn bảo hiểm quốc tế AIG đã thông báo khoản lỗ 61 tỉ USD: thua lỗ theo quý lớn nhất trong lịch sử của tập đoàn này.
Công ty bảo hiểm gặp rắc rối này sau đó đã trở thành mục tiêu hứng chịu nhiều chỉ trích xung quanh vai trò của công ty trong cuộc khủng hoảng tài chính sau đó. Sau khoản thua lỗ thảm hoạ đó, công ty đã xin được khoản bão lãnh trị giá 170 tỉ USD từ chính phủ.
Phản ứng từ công ty:
Sau tất cả những bước đi lầm lạc ấy, những nhà lãnh đạo AIG vẫm còn tự thưởng cho mình 165 triệu USD trong kỳ thưởng năm 2009.
Một nhân viên công ty đã bào chữa cho quyết định trên khi nói với tờ New York Times rằng AIG cần phải thưởng cho nhân viên của mình để có thể “giữ chân những người tài giỏi nhất, những tài năng sáng chói nhất.”
AIG vẫn là tâm điểm của báo giới – cho những điều tồi tệ nhất – khi mà công ty giải quyết các vấn đề thoả thuận về lỗi liên quan đến chứng khoán có thế chấp mà đã phát sinh từ trước cuộc khủng hoảng.
5. Wal-Mart
Khủng hoảng: cháy tại nhà máy ở Bangladesh
Thời gian: năm 2012
Một nhà máy may mặc tại Bangladesh đã bốc cháy dữ dội vào năm 2012, khiến hơn 1.000 người thiệt mạng khi nó bị sụp đổ – mà hầu hết đều là công nhân .
Sự kiện khủng khiếp trên đã trở thành một biểu tượng cho thảm hoạ gây ra từ điều kiện làm việc khắc nghiệt trong các nhà máy của công ty trên toàn thế giới.
Khi nói đến thảm hoạ này, người ta luôn ngầm ám chỉ Wal-Mart khi phát hiện ra chuỗi nhà hàng bán lẻ lớn nhất thế giới bán đồ may mặc được cung cấp từ những nhà máy trên, cùng với một vài đối tác khác như Gap, H&M và Zara.
Phản ứng từ công ty:
Wal-Mart đã từ chối ký một thoả thuận liên kết và hợp tác an toàn được tham gia bởi rất nhiều nhà bán lẻ châu Âu khác.
Thay vào đó, công ty lại phản ứng bằng việc thông báo kế hoạch an toàn của riêng mình cho những nhà máy may mặc tại Bangladesh, vì thế công ty đã bị chỉ trích mạnh mẽ vì những tiêu chuẩn và tính bắt buộc thi hành mờ ám.
6. Abercrombie & Fitch
Khủng hoảng: CEO Mike Jeffries nhiều lời
Thời gian: năm 2013
Vào năm 2013, Business Insider đã nổi sóng vì những lời bình luận gay gắt từ CEO Mike Jeffries của Abercrombie & Fitch trong một buổi phỏng vấn năm 2006.
Ông Jeffries nói rằng ông chỉ muốn bán sản phẩm quần áo của mình cho những người “có phong cách và ưa nhìn”.
Những lời bình luận này đã lan truyền nhanh chóng, Jefferies đã phải xin lỗi vì những định kiến dành cho khách hàng có size quá khổ của mình.
Cuộc khủng hoảng này có lẽ không nên đến đúng khoảng thời gian tồi tệ cho các nhà bán lẻ. Vào tháng 2, công ty dã công bố đợt suy giảm doanh thu theo quý lần thứ tám.
Phản ứng từ công ty:
Những nhà quản lý của Abercrombie dường như vẫn rất tự tin rằng Jefferies có thể hồi phục từ những lùm xùm do phát ngôn trong quá khứ và đưa công ty ra khỏi vết lún hiện tại. Cũng vào tháng 12 cùng năm, Abercrombie đã gia hạn thêm hợp đồng với Jefferies trong ít nhất một năm nữa.
7. Target
Khủng hoảng: Lỗ hổng dữ liệu
Thời gian: năm 2013
Target là nhà bán lẻ giảm giá lớn thứ 2 nước Mỹ. Gần đây, công ty đã phải trải qua một cú sốc lớn về mặt danh tiếng khi một lỗ hổng dữ liệu năm 2013 đã làm tiết lộ thông tin cá nhân của hơn 100 triệu khách hàng.
Vào tháng 12, công ty đã thông báo rằng thông tin thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của khoảng 40 triệu khách hàng đang bị nguy hiểm bởi dấu hiệu đột nhập dự liệu đã xuất hiện vào khoảng những dịp Cuối tuần Ngày thứ 6 đen tối.
Phản ứng từ công ty:
Khi Target bắt đầu điều tra về vụ xâm nhập thì những quan chức nhận ra những danh tính, địa chỉ và email của khoảng 70 triệu khách hàng nữa có lẽ cũng đã bị ăn cắp trong vụ hổng dự liệu ấy.
Mặc dù Target đã có chiến lược tức thời, cởi mở và rõ ràng nhất có thể về vấn đề xảy ra thì doanh thu của hãng bán lẻ vẫn không tránh khỏi sụt giảm.
Số giao dịch trong mùa mua sắm đó đã giảm 3% – 4% so với cuối tuần trước dịp Giáng sinh năm ngoái. Một vài nhà phân tích đã dự tính được vụ đột nhập dữ liệu đã khiến công ty thiệt hại khoảng 1 tỉ USD tiền bồi thường cùng nhiều chi phí khác.
>> Khủng hoảng truyền thông: Bí quyết chuyển bại thành thắng
Phong Linh
Theo Trí Thức Trẻ/CNNMoney