Toàn cảnh vụ Snowden và nỗi xấu hổ của chính phủ Mỹ
Saturday, February 22, 2014 8:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Ngày 9/8, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố “tạm dừng” mối quan hệ với Nga để trả đũa việc Nga chấp thuận cho Edward Snowden tị nạn. Hãy cùng Infonet nhìn lại toàn cảnh vụ bê bối này để hiểu vì sao chính phủ Mỹ lại “cay cú” đến vậy.
|
Edward Snowden, một thanh niên trẻ người Mỹ đã trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới trong suốt gần 2 tháng qua bằng việc công bố về chương trình giám sát toàn cầu của Mỹ. Nhiều người cho rằng vụ bê bối này khiến chính phủ Mỹ “chỉ muốn chui xuống lỗ nẻ”.
Bài I: KHI SỰ THẬT ĐƯỢC PHƠI BÀY
Theo tiết lộ của Snowden, toàn bộ hệ thống máy chủ của các tập đoàn truyền thông lớn như Verizon, Microsoft, Google, Facebook, Apple, Yahoo, PalTalk, Skype, YouTube… đã bị cơ quan an ninh quốc gia (NSA) Mỹ trực tiếp xâm nhập nhằm kiểm tra các đoạn phim, ảnh, tư liệu của người sử dụng, kể cả công dân Mỹ và công dân các nước khác trên thế giới. Chương trình này được NSA gọi tên là “PRISM” và bắt đầu tiến hành từ năm 2007.
Quy trình hoạt động của PRISM là: Các công ty cung cấp các dịch vụ trên nhận lệnh trực tiếp từ Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Giám đốc Tình báo quốc gia, buộc phải trao quyền truy cập máy chủ và hàng tá dữ liệu, thông tin liên lạc mỗi ngày được chuyển tới các đơn vị công nghệ của FBI rồi chuyển tiếp đến NSA. Từ đó, thông tin sau khi được xử lý và xây dựng thành các báo cáo tình báo gửi đến Tổng thống Obama.
PRISM là nguồn cung cấp dữ liệu cho hơn 2.000 báo cáo tình báo mỗi tháng của nước Mỹ và đã có 77.000 báo cáo được sử dụng nguồn từ dữ liệu của PRISM trong 6 năm qua. Việc Snowden công bố những thông tin về chương trình này thực sự đã trở thành một “quả bom” khiến cả thế giới bàng hoàng. Người ta nhận ra rằng, chính phủ Mỹ đã âm thầm theo dõi cả bạn bè và kẻ thù trong bất kể thời gian nào. Các cuộc điện thoại bị nghe trộm, tin nhắn, fax (kể cả đã mã hóa đều được khai thác; mạng Internet và thư điện tử bị lục soát; giao dịch ngân hàng bị kiểm soát… mọi thứ đều nằm trong tầm ngắm và không điều gì thoát khỏi sự giám sát đặc biệt của các cơ quan an ninh, tình báo Mỹ.
Người dân Mỹ biểu tình kêu gọi bảo vệ Snowden trước những hành động khủng bố của chính phủ Mỹ. |
Không có gì là bất ngờ khi nhiều người Mỹ coi Snowden là “kẻ phản bội” hay “gián điệp”. Tuy nhiên, theo các kết quả thăm dò ý kiến khi có tới 40% dân Mỹ nói không với việc kết tội chàng thanh niên này. Họ đồng ý với Snowden và cho rằng anh là người duy nhất dám tiết lộ những hoạt động bất hợp pháp của chính phủ Mỹ. Bất chấp việc Mỹ đã dùng mọi biện pháp, kể cả việc gây sức ép để buộc máy bay của Tổng thống Bolivia phải hạ cánh (để xác thực có Snowden trên đó hay không) cho đến việc dọa nạt “gây sự” với bất cứ quốc gia nào cấp quy chế tị nạn cho Snowden… thì người dân Mỹ vẫn bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ với nhân vật này. Trên mạng Internet, nhiều người Mỹ đã so sánh hành động của chính phủ Mỹ với chủ nghĩa phát xít. Đặc biệt, tờ Truthout (Mỹ) còn đăng tải một bản kiến nghị yêu cầu Tổng thống Obama chấp nhận tha thứ và chấm dứt những hành động khủng bố tinh thần với Edward Snowden. Bản kiến nghị này đã nhận được hơn 100.000 chữ ký của các công dân Mỹ.
Tổ chức Ân xá quốc tế và Nhân quyền cũng lên tiếng ủng hộ Snowden. Các ngôi sao nổi tiếng nhất trong làng giải trí như Soliver Stone, Michael Moore, Naomi Campell, Tom Hayden… với sự ủng hộ của 26.000 người Mỹ khác đã ký vào một lá đơn gửi Tổng thống Ecuador Rafael Correa đề nghị ông nhanh chóng chấp nhận đơn xin tị nạn của Snowden và bày tỏ sự sẵn sàng tham gia “đội đặc nhiệm” hộ tống Snowden trên chuyến bay từ Moscow đến Ecuador.
Chưa hết, khi Mỹ “chơi bẩn” bằng việc chấm dứt hiệu lực hộ chiếu của Snowden, Tổ chức phi chính phủ toàn cầu – World Service Authority có trụ sở tại Washington đã quyết định cấp hộ chiếu “công dân thế giới” (có giá trị tại ít nhất 4 nước) cho anh này. Thậm chí, Snowden còn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của một số người trong chính giới chức Mỹ. Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa Rand Paul đã kêu gọi người dân nước này phát động một vụ kiện chống lại những cáo buộc của chính phủ Mỹ đối với Snowden về việc tiết lộ bí mật và hứa hẹn ủng hộ vụ kiện bằng việc đề nghị các nhà cung cấp Internet và các công ty viễn thông cùng tham gia.
Danh sách những tổ chức và cá nhân ủng hộ Snowden còn kéo dài hơn thế rất nhiều. Hàng trăm ngàn bài viết đã được xuất bản trên khắp thế giới, các buổi họp báo và tuyên bố được đưa ra trong đó có cả những tuyên bố ở cấp cao nhất để ủng hộ Snowden… Nhưng tất cả đều chẳng có tác dụng gì đối với quan điểm cứng rắn của Mỹ. Họ quyết đi đến cùng, bất chấp những sự phản đối để truy bắt cựu điệp viên CIA này trở lại nước Mỹ.
Thế giới có thể nhìn thấy gì từ vụ bê bối Snowden? Trước hết, đó là một thực tế lần nữa được chứng minh hết sức cụ thể về cái gọi là “bộ mặt giả dối” của nước Mỹ. Chính phủ Mỹ đã sử dụng mọi thủ đoạn để theo dõi công dân của mình và của cả thế giới, kể cả những đồng minh thân cận của họ. Bằng chứng mà Snowden đưa ra đã cho thấy giới lãnh đạo Mỹ đã làm xói mòn những giá trị nền tảng như quyền riêng tư và cơ hội bình đẳng. Và điều quan trọng nhất, Snowden đã cho thấy, rõ ràng chính phủ Mỹ không phải tập trung nhiều sức lực để chống lại hoạt động khủng bố hoặc ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng mà họ áp dụng những nỗ lực để đảm bảo lợi thế đơn phương trong mối quan hệ với các đối tác và đồng minh của chính mình.
Bài 2: Vụ Snowden – Mỹ đã vi phạm những luật lệ nào?
Lương Minh
Theo INFONET
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us