Cảnh sát quân đội Trung Quốc diễu hành tại quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh ngày 16 Tháng Năm 2012. Chu Vĩnh Khang, một cựu trùm an ninh trước đây, là trung tâm xoay quanh của một cuộc điều tra. (Mark Ralston / AFP / GettyImages)
Một số vụ bắt giữ mới đối với các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tất cả đều có liên hệ với Chu Vĩnh Khang, cho thấy lãnh đạo của Đảng hiện nay đang tiến hành nhanh chóng trong việc điều tra cựu trùm an ninh này. Lãnh đạo Đảng công khai đánh dấu từng giai đoạn của chiến dịch có hệ thống của họ để tháo gỡ mạng lưới bảo trợ của Chu trước đây, có lẽ, cuối cùng sẽ đối phó với ông ta.
Vụ bắt giữ gần đây nhất được biết đến là của một quan chức an ninh tên là Liang Ke (Lương Khắc), người từng là giám đốc Bộ An ninh Quốc Gia – thành phố Bắc Kinh (MSS), một trong những lực lượng cảnh sát chính trị bí mật của Trung Quốc. Bộ An Ninh là một cơ quan tình báo, tập trung vào cả gián điệp quốc tế và giám sát cũng như đàn áp nhân dân Trung Quốc, những yếu tố mà Đảng Cộng Sản coi như những mối đe dọa tới sức mạnh của nó.
Vụ bắt giữ Liang Ke đã được công bố trên cả nước và các trang web lớn trong nước. Điều này gửi một tín hiệu tới thứ hạng và hồ sơ của Đảng về tình hình của cuộc điều tra Chu Vĩnh Khang, bởi vì thông thường các vấn đề liên quan đến dịch vụ cơ mật thì đều được giữ bí mật.
Liang được cho là đã truyền các thông tin thu thập được từ mạng lưới gián điệp của mình cho Chu Vĩnh Khang, chặn điện thoại và truy cập tới những bí mật của ban lãnh đạo. Tờ New York Times cho biết, một cố vấn chính sách và một cựu quan chức an ninh cho biết, Liang bị tình nghi hỗ trợ Chu “vượt quá các phương thức và các kênh mà đã được cho phép trong quyền hạn.”
Chu Vĩnh Khang, 71 tuổi, là một trong những vị trí quan chức Đảng Cộng Sản cao nhất bị lôi kéo vào một cuộc điều tra loại này kể từ khi Đảng đứng lên cầm quyền ở Trung Quốc từ năm 1949.
Trước khi thâm nhập điều tra về lực lượng an ninh, lãnh đạo của Đảng đã gỡ mạng lưới chính trị của Chu ra khỏi lĩnh vực dầu khí do nhà nước chi phối và cả ở tỉnh giàu năng lượng là Tứ Xuyên.
Bắt giữ Phó Thống Đốc Tỉnh
Tuần trước các nhà chức trách thông báo rằng Ji Wenlin, phó thống đốc của tỉnh Hải Nam, một hòn đảo ở miền nam Trung Quốc, đã bị đặt dưới sự điều tra.
Tin tức về vụ bắt giữ Ji Wenlin đã được theo dõi một cách rộng rãi bởi các nhà quan sát chính trị vì sự gần gũi với Chu Vĩnh Khang. Khoảng một thập kỷ trước đây, từ năm 1998-2008, ông là trợ lý cá nhân của Chu và đã sát cánh cùng ông ta trong một loạt các vai trò, kể cả trong ngành công nghiệp dầu khí và trong hệ thống an ninh.
Chu Vĩnh Khang từng là giám đốc của bộ máy an ninh của Đảng Cộng sản cho đến tháng 11 năm 2012, khi mà các nhà lãnh đạo mới đã được thiết lập. Kể từ đó, các mạng lưới chính trị mà Chu và các đồng minh của ông ta xây dựng một cách cẩn thận trong hơn một thập kỷ qua đã bị tháo gỡ từng người, từng người một. Trong suốt một thời gian dài – đến bây giờ Chu bị đồn là trung tâm của việc thắt chặt điều tra.
Ban Lãnh đạo mới đang ghi dấu ấn cho mình
Sự tiêu diệt Chu Vĩnh Khang là một sự kiện tín hiệu trong chính trị Trung Quốc, thể hiện sức mạnh của ban lãnh đạo mới và tốc độ mà nó đã nắm vững các đòn bẩy quyền lực ở Trung Quốc Cộng Sản. Chu được hiểu là một mục tiêu chính cho các nhà lãnh đạo hiện tại bởi vì quan hệ gần gũi của ông ta với Bạc Hy Lai, một cựu thành viên Bộ Chính trị hiện đang ở tù, và vì quyền lực ông ta đã tích lũy được khi ở vị trí lãnh đạo của lực lượng an ninh.
Chu đã được cất nhắc làm người đứng đầu bộ máy an ninh nội địa bởi lãnh đạo chế độ cũ Giang Trạch Dân, người đã yêu cầu một người lính tin cậy để tiếp tục thực hiện các chiến dịch chống lại Pháp Luân Công, một môn thực hành tâm linh mà ông ta đã khởi xướng một cuộc đàn áp năm 1999.
Đối với Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Giang Trạch Dân, và các quan chức khác liên quan đến họ, cuộc đàn áp Pháp Luân Công là một yếu tố liên kết mà từ đó họ có thể hưởng lợi cá nhân và chính trị. Sự cần thiết để đảm bảo rằng các nhà lãnh đạo cộng sản sau này không lật đổ chiến dịch và không cho phép vạch trần sự ngược đãi khủng khiếp mà đã được gắn liền với nó – các vụ hành quyết, các tổ chức tra tấn, giam giữ bí mật, mổ cắp nội tạng của người sống để kiếm lợi nhuận – được cho là động cơ thúc đẩy nhiều hoạt động chính trị của họ, và cuối cùng là hành vi thiếu thận trọng dẫn đến sự sụp đổ của Bạc Hy Lai trong năm 2012.
Tiếp theo tới giai đoạn quyền lực của Tập Cận Bình vào cuối năm 2012, hệ thống trại cải tạo thông qua các trại lao động mà đã hoạt động tại Trung Quốc từ những năm 1950 đã được tháo gỡ (mặc dù nhiều cơ sở vẫn đang còn hoạt động dưới các tên gọi khác), và Lý Đông Sinh, người đứng đầu Phòng 610, một lực lượng cảnh sát đặc nhiệm bí mật được sử dụng để thực hiện các chiến dịch chống lại Pháp Luân Công, đã bị bắt và bị điều tra. Tuy nhiên, với những động thái này, các nhà phân tích chính trị không nghĩ rằng đó là một nỗ lực của Tập Cận Bình để minh oan cho Pháp Luân Công, nhưng lại là một phương tiện thực dụng để đối phó với các đối thủ chính trị của ông ta.
Về sự cách ly Chu Vĩnh Khang thông qua việc gỡ bỏ mạng lưới của ông ta, Wu Wei, một cựu quan chức, được trích dẫn bởi tờ New York Times đã nói: “Số lượng các động thái này là để nhổ răng của con hổ, do đó nó sẽ biến thành một con mèo ốm.” Tập Cận Bình, người lãnh đạo Đảng cho rằng, chiến dịch hàng đầu chống tham nhũng của ông ta sẽ nhắm mục tiêu đến cả ” những con hổ” và “những con ruồi”, ý nói đến các quan chức lớn và nhỏ tương ứng.
Các cuộc diễn tập chính trị cũng diễn ra không lâu trước “Các Cuộc Họp Hai Bên” dự kiến sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh, vào tháng 03. Gặp gỡ cơ quan lập pháp con dấu của Đảng và cơ quan cố vấn của mình tại thủ đô vào thời điểm đó hàng năm.
Hua Po, một nhà phân tích chính trị độc lập, nói với Truyền Hình Tân Đường Nhân (New Tang Dynasty Television) rằng “sẽ có cuộc đấu tranh sống – chết giữa hai bên tại các cuộc họp này. Để đảm bảo rằng các cuộc họp diễn ra suôn sẻ, trước tiên họ có thể sẽ phơi bày và trừng phạt Chu Vĩnh Khang.”