Nhưng để thu gọn thiết bị và tăng tính thẩm mỹ cho người dùng, các chuyên gia Mỹ thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Đại học Y Harvard phối hợp cùng Bệnh viện Tai và Mắt Massachusetts đã chế tạo một con chip có thể cấy hoàn toàn bên trong tai, thay vì có thêm bộ phận gắn ngoài tai như trước.
Mẫu ốc tai điện tử rườm rà này sẽ sớm được thay thế bằng loại ốc tai điện tử mới dạng chip. (Ảnh: Photostock)
Thông thường, ốc tai điện tử gồm có hai bộ phận gắn ở bên ngoài và bên trong. Theo đó, bộ phận bên ngoài được tích hợp một micro thu giọng nói và đổi thành tần số âm thanh. Tín hiệu âm thanh dạng điện áp âm tần này được bộ phận cấy bên trong lỗ tai tiếp nhận và chuyển thành xung điện tử để kích thích dây thần kinh thính giác.
Nhưng thay vì sử dụng bộ phận thu như trước, các chuyên gia cho biết thiết bị mới dùng hệ thống micro đặt sâu bên trong tai dựa trên kỹ thuật cấy ốc tai giữa. Bộ phận này sử dụng một cảm biến để phát hiện rung động của xương nhỏ. Tín hiệu do cảm biến thu được sẽ truyền đến con chip bên trong tai. Tại đây, chúng được chuyển thành xung điện tử truyền đến điện cực cấy ở ốc tai để xử lý. Ốc tai khi đó sẽ được kích thích và giúp người khiếm thính hoặc suy giảm thính lực nghe được âm thanh.
Theo nhóm nghiên cứu, con chip sử dụng năng lượng cực thấp nên người dùng có thể dễ dàng nạp điện chỉ trong 2 phút bằng bộ phận sạc không dây gắn vào điện thoại thông minh. Nhược điểm duy nhất của kỹ thuật này là quá trình phẫu thuật cấy ghép phức tạp hơn so với cấy ốc tai điện tử, nhưng nhóm nghiên cứu tin tưởng điều này sẽ sớm được khắc phục trong nay mai.
2014-02-13 20:40:12
Nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/congnghemoi/cong-nghe-moi/51980_sap-co-oc-tai-dien-tu-dang-chip.aspx