ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Phe cánh Chu Vĩnh Khang mắc Vòng Lao Lý ở Trung Quốc
Wednesday, February 26, 2014 21:01
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đám thuộc hạ thất thế của Chu Vĩnh Khang đều có dính líu rất sâu rộng trong việc bức hại Pháp Luân Công

Chu Vĩnh Khang (LIU JIN/AFP/GettyImages)

Đường dây các quan chức Trung Quốc bị phế truất một cách không khoan nhượng và đang bị điều tra gần đây, đó là bởi vì tất cả đều có liên kết với cựu Trùm An Ninh Mật Vụ Cộng Sản Chu Vĩnh Khang. Các nhà bình luận chính trị cho rằng hiện tại giới chóp bu Đảng Cộng Sản đang nhổ tận gốc mạng lưới chính trị mà Chu dựng lên qua nhiều thập kỷ qua việc vận động gây dựng bè phái sau hậu trường.

Một mắt xích quan trọng nối liền các cuộc điều tra mới đây lại được nhắc tới rất hạn chế: sự thật là tất cả những đàn em của Chu đều liên can đến cuộc đàn áp bức hại Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công là một môn tu dưỡng tinh thần bị Đảng Cộng Sản Trung Quốc đàn áp kể từ năm 1999, sau gần cả một thập kỷ được chào đón nồng nhiệt ở Trung Quốc.

Giám sát, bắt bớ, giam giữ và tra tấn những học viên Pháp Luân Công đã dần trở thành điểm mấu chốt trong sự nghiệp của Chu Vĩnh Khang kể từ đầu năm 2000. Trong suốt quá trình , Chu đã thu thập được nhiều tay chân đàn em hăng hái tiến hành chiến dịch. Chính những người này sau này đang bị ban thanh tra của Đảng tróc nã từng người một, dưới chiêu bài chống tham nhũng.

Một khi xong việc với đám tay chân thuộc hạ, các bình luận gia chính trị cho rằng Chu Vĩnh Khang là cái tên tiếp theo.

Căn cứ miền Đông Bắc

Một trong những nơi mà Pháp Luân Công bị đàn áp nặng nề nhất là ở tỉnh Liêu Ninh, thuộc vùng Đông Bắc. Người ta biết đến nơi này qua các trại lao động tập trung và về vấn đề tra tấn bạo lực rất dã man, thậm chí là thu hoạch nội tạng của người sống.

Liêu Ninh là nơi mà trại lao động Mã Tam Gia hoạt động, một cái tên hết sức tai tiếng ở Hoa Kỳ kể từ khi một công nhân làm việc ở Goodwill ở bang Oregon tên là Julie Keith tìm thấy một lá thư được giấu trong một món quà Halloween. Bức thư được viết bởi một tù nhân ở Mã Tam Gia, người bị cưỡng bách làm việc cả ngày. Khám phá của Keith đã được đưa lên khắp các trang thông tấn báo chí ở Hoa Kì.

Lúc này, một vài quan chức khơi mào chiến dịch chống lại Pháp Luân Công đang đối mặt với sự thanh trừng.

Trường hợp gần đây nhất là Lý Văn Hỉ, cựu giám đốc văn phòng công an tỉnh Liêu Ninh, và đồng thời là phó chủ tịch Hội Nghị Hiệp Thương Chính Trị Nhân Dân Trung Quốc, một tổ chức tham mưu của Đảng.

Lý đang bị điều tra ngay sau Tết Nguyên Tiêu vài tuần trước, theo các cơ quan thông tấn báo chí của Trung Quốc ở hải ngoại.

Nguồn tin ở Bắc Kinh trao đổi với Đại Kỷ Nguyên rằng Lý là một nhân vật chủ chốt trong mạng lưới của Chu Vĩnh Khanh ở Liêu Ninh, ông ta có dính líu đến việc tổ chức hoạt động thu hoạch nội tạng nhằm bức hại các học viên Pháp Luân Công tại nơi đó, một tội ác có tổ chức mà bệnh viện quân đội cũng nằm trong đó.

Một cán bộ cấp cao nữa là Trương Đông Dương, viện trưởng viện Kiểm Sát tỉnh thành phố Thẩm Dương. Tại Thẩm Dương hiện có các trại tập trung và các bệnh viện quân y kề cận, được xem như là căn cứ của hoạt động thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc.

Trương tại vị chỉ mới một năm tính tới 18 tháng Hai, tờ Dự Báo Kinh Tế Thế Kỷ 21, một ấn bản kinh doanh, đã cho biết rằng Trương đã bị cách chức để phục vụ điều tra.

Trương từng là nhân viên cảnh sát từ năm 1999, khi việc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu. Sự hăng hái tham gia chiến dịch đã giúp cho Trương được bổ nhiệm làm chỉ huy cấp phó của một lữ đoàn cảnh sát, sau đó là giám đốc Công An tỉnh Thẩm Dương  - vào thời điểm ưu tiên chính trị tối quan trọng của lãnh đạo đảng cộng sản mà đứng đầu là Giang Trạch Dân, người xem chiến dịch này là sự vận động chính trị mang tính cá nhân.

Các trang thông tin Pháp Luân Công, vốn nắm được nguồn thông tin trực tiếp từ bên trong Trung Quốc về tình trạng của vụ đàn áp, lưu giữ rất nhiều các phúc trình cho thấy Trương và Lý có liên quan tới chiến dịch.

Tất cả những gì đang xảy ra là dấu hiệu cho thấy của một cáo buộc lớn hơn, rất có thể đang nhắm vào Chu Vĩnh Khang,” Theo Xiaoqiag, nhà bình luận chính trị độc lập và cũng là bình luận viên báo chí.

Chu Vĩnh Khang khởi dựng sự nghiệp 18 năm tại Liêu Ninh, sau đó ông ta đảm nhận các công tác an ninh, rồi được cất nhắc lên làm cán bộ hoạt động hăng say nhiệt tình trong hầu hết các chiến dịch, theo Heng He, một nhà phân tích chính trị trao đổi với Đài truyền hình Tân Đường Nhân.

Thuộc hạ của Chu

“Những kẻ này đều được cất nhắc, hoặc đã bắt đầu làm việc với Chu Vĩnh Khang, trong suốt cuộc bức hại. Họ làm việc với Chu về việc này,” Heng He cho biết.

Cuộc bức hại Pháp Luân Công trở thành tâm điểm trong sự nghiệp Chu Vĩnh Khang từ đầu năm 2000, sau nhiều năm làm việc cho đảng ở tỉnh Liêu Ninh, Chu làm trong lĩnh vực dầu khí của tỉnh Tứ Xuyên. Năm 2002, Chu được bổ nhiệm làm bộ trưởng bộ Công An, từ đó trở thành đầu não của hệ thống an ninh.

Lãnh đạo Đảng sẽ không loại bỏ những cán bộ này chỉ bởi vì dính líu tới chiếc dịch chống lại Pháp Luân Công, theo Heng He.

“Những kẻ này được cất nhắc chỉ bởi vì bức hại Pháp Luân Công. Người ta phải liên can tới việc bức hại mới được đề bạt vào lúc đó,” theo Heng he.

Có được lập trường chính trị phù hợp đã làm họ không hề bị ảnh hưởng tới các đối thủ chính trị, và họ đã có thể nổi lên trong rất nhiều vụ tham nhũng mà họ có thể nghĩ tới, Heng he nói.

Nhưng giờ thì sóng nổi lên rồi, và chiến dịch chống lại Pháp Luân Công không còn là ưu tiên của lãnh đạo hiện tại. Hội nghị lãnh đạo mới tập trung vào việc dọn dẹp sạch sẽ tàn dư của các nhóm đã tạo ra ảnh hưởng sâu sắc trong chính trị Trung Quốc nhiều năm trước đây

“Tập Cận Bình phải loại Chu Vĩnh Khang một cách công khai, bởi vì Chu ra mặt thách thức quyền lực của Tập vào năm 2012, nói theo Heng He. Chu đã bị tố cáo vì đã cấu kết với cán bộ vừa ngã ngựa Bạc Hy Lai.  “Nếu Tập Cận Bình không chống lại Chu, ông ta sẽ  bị xem là yếu đuối.”

Theo vietdaikynguyen.com

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.