(Bí ẩn khoa học) – Các nhà khoa học vừa khai quật được hóa thạch 250 triệu năm của con vật thời tiền sử khổng lồ đã chết trong khi đang sinh con.
Tờ Dân Việt có đưa tin, bộ xương này đã được khai quật ở tỉnh An Huy, Trung Quốc.
Hóa thạch này được gọi là Ichthyosaur – có nghĩa là “cá thằn lằn, được cho là mẫu vật đầu tiên của một loài bò sát biển cổ đại đã thiệt mạng khi đang sinh nở.
Theo phân tích, con Ichthyosaur mẹ này đang sinh con với một con con vẫn nằm trong bụng mẹ, một con khác đã thoát khỏi khung xương chậu chuẩn bị chào đời và một con khác đã được sinh ra ngoài.
Hóa thạch được gọi là Ichthyosaur – có nghĩa là “cá thằn lằn |
Tư thế chui đầu ra trước của phôi thai thứ hai đã cho thấy Ichthyosaur là loài sinh đẻ trên đất liền, thay vì trong nước như một số nghiên cứu chỉ ra trước đó.
Ichthyosauros là loài bò sát biển khổng lồ có hình thù giống như cá heo trong một ví dụ điển hình của tiến hóa hội tụ.
Ngư long phát triển mạnh vào Đại Trung sinh, dựa trên nhiều bằng chứng hóa thạch, chúng xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 245 triệu năm trước và đã có ít nhất một loài sống sót cho đến khoảng 90 triệu năm trước, vào đầu kỷ Phấn trắng.
Vào thời kỳ, Trung kỳ kỷ Tam điệp, ngư long tiến hóa từ một nhóm bò sát đất chưa được xác định, chúng di chuyển xuống nước, trong một phát triển song song với các tổ tiên của cá heo và cá voi hiện đại.
Chúng đặc biệt trở nên phong phú trong kỷ Jura, cho đến khi chúng bị thay thế bởi những kẻ săn mồi dưới nước hàng đầu thuộc một bộ bò sát khác, loài Plesiosauros, trong thời kỳ kỷ Phấn trắng.
Cho nên chúng được xác định là loài bò sát ăn thịt và sống trong đại dương tại thời kỳ khủng long. Loài này chuyển sang sống dưới nước sau khi sống như các loài bò sát trên mặt đất. Vì vậy, loài này có vẻ ngoài giống như con thằn lằn.
Nguồn: http://www.baodatviet.vn/khoa-hoc/bi-an-khoa-hoc/hoa-thach-quai-vat-thoi-tien-su-khi-sinh-con-3001086/