ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chuyện ở Bái Đính
Monday, February 17, 2014 2:32
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Hôm nay đi chùa Bái Đính (được coi là lớn nhất khu vực Đông Nam Á) tôi gặp nhiều chuyện lạ:
Chuyện thứ nhất: Khi vào chùa gặp rất nhiều người trong đó có nhiều bạn sinh viên bỏ tiền vào chân, tay của tượng Phật, đặc biệt có rất nhiều bạn cài tiền vào sợi dây xích để treo chuông sau đó vái lạy sợi dây miệng lầm rầm cầu nguyện. Khi hỏi chuyện thì được biết các bạn đó đều là sinh viên của các trường Đại học danh tiếng như Ngoại thương, Kinh tế, học viện Báo chí … Tôi hỏi tại sao các em lại bỏ tiền vào những nơi đó và vái lạy sợi dây xích đó thì không ai trả lời được mà chỉ cười gượng gạo. Tôi bảo tại sao các em không dùng số tiền này giúp những người khó khăn, tàn tật, ăn xin đang phải lang thang kiếm sống ở đây (số người tàn tật đi xin ăn vẫn còn tuy rất ít). Tôi đã xin lỗi các em và tự tay lấy hết số tiền trên trước sự chứng kiến và ngạc nhiên của rất nhiều người, tôi nói với các em rằng anh sẽ giúp các em và mọi người làm cho những đồng tiền này có ý nghĩa bằng cách mang số tiền này cho những người tàn tật và nghèo khổ đang phải lang thang kiếm sống trong sợ hãi ở ngoài kia (vì họ luôn bị săn đuổi) 

Chuyện thứ hai:  Ra ngoài cửa chùa lại gặp hai cô gái trẻ, đẹp có vẻ rất nhiều chữ nghĩa đang bỏ tiền vào miệng và chân của các con linh vật canh cửa chùa, sau đó họ cũng vái lạy con vật đó và lầm rầm cầu nguyện. Đáng ngạc nhiên là sau phút linh thiêng đó họ lại có vẻ hãnh diện, đàng hoàng làm dáng sờ đầu con vật và chụp ảnh. Lần này tôi cũng lại xin lỗi mọi người và lấy hết số tiền trên, đang lấy tiền thì nghe một tiếng quát “Ông làm cái trò gì đấy!”cứ ngỡ của thần linh nên run bắn người. Một giây trấn tĩnh khi nhận ra đó là một đồng chí an ninh đang giữ trật tự ở đây tôi trả lời: Tôi đang giúp nhà chùa dọn những đồng tiền làm mất mỹ quan và thiếu tính văn hóa và mang nó cho những người tàn tật ở đây để những đồng tiền này có ý nghĩa! Yêu cầu anh mang bỏ vào hòm “công đức”, nếu không chúng tôi sẽ bắt giữ anh lại! (đồng chí an ninh ra lệnh với giọng nhẹ nhàng hơn). Xin lỗi đồng chí tôi không lấy trộm tiền từ hòm “công đức” hay lấy trộm của nhà chùa mà phải trả lại, tôi nhặt tiền của những người đã vứt nó đi một cách bừa bãi, đến ngay cả họ cũng không có quyền đòi tôi. Họ vứt tiền bừa bãi chốn linh thiêng là mắc vào hai tội, một là làm nhơ bẩn chốn linh thiêng, hai là thóa mạ đồng tiền nhà nước, cả hai việc này đều vi phạm pháp luật, chính họ mới là người đáng bị bắt bỏ tù, đồng chí nên bắt họ. Sau đó tôi chia tay đồng chí này.  
Chuyện thứ baĐang hân hoan vì “nhặt được” tương đối nhiều tiền (khoảng 150.000) tìm kiếm mãi mà không thấy có người tàn tật ăn xin nào để tặng. Hỏi nhiều người thì được biết những người này bị cấm (bị săn đuổi) không được xin ăn ở đây. Đành ngậm ngùi mang số tiền này gặp các chị, các bà bán hàng rong để tặng. Thật ngạc nhiên có một chị gầy gò (trông có vẻ rất hoàn cảnh) kiên quyết không nhận tiền, chị trả lời: tôi chỉ bán hàng chứ không xin tiền! Ngay sau đó một cụ già ăn xin khoảng ngoài 80 xuất hiện, cụ phải giả danh làm khách du lịch và ăn xin theo kiểu “chớp nhoáng”. Cụ đi ăn xin để nuôi 2 con tàn tật, cụ rất vui khi nhận được số tiền dù rất nhỏ bé. Ngay sau đó tôi đã có kinh nghiệm để tìm rất nhiều những người có hoàn cảnh như cụ.   
Chuyện thứ tư: Khi về cố đô Hoa Lư, vừa bước xuống cửa xe ô tô thì gặp rất nhiều các bà cụ bán hương thẻ (5000 một bó) chào mời. Tôi hỏi: Thưa cụ, cụ bán lãi được bao nhiêu một thẻ? Một ngàn! (một cụ bà trả lời) cháu sẽ mua giúp mỗi cụ một thẻ nhưng không lấy hương (tôi nói). Đang vui vẻ đưa tiền cho các cụ thì lại thêm một lần giật mình vì một tiếng thét đanh thép thiếu chủ ngữ: Làm gì ở đây thế này! đi chỗ khác! Sợ quá, quay ra thấy một đồng chí bảo vệ (trạc tuổi con cháu các cụ) mặt đằng đằng sát khí, tay trái đeo băng đỏ, tay phài cầm chiếc dùi cui đen sì trông gớm ghiếc chĩa thẳng về phía chúng tôi. Mấy cụ khép nép, im lặng không cụ nào giám trả lời, tôi hít một hơi sâu và cố giữ bình tĩnh trả lời: Em chỉ biếu các cụ ít tiền thôi và cũng không có cụ nào xin tiền cả! Lúc đó có một cụ lên tiếng: Chúng tôi chỉ bán hàng chứ không xin tiền, đấy là anh ấy tự cho! Lại một tiếng quát không chủ ngữ “Không đi xin tiền thì sao không ở nhà, ra đây làm gì, có biến đi chỗ khác không thì bảo! Tôi định đối đáp phân bua với đồng chí bảo vệ nhưng khi nghe xong câu này thì biết nếu nói thêm sẽ chắc chắn ăn “Dùi cui”, đành ngậm ngùi cùng các cụ đi ra ngoài.
Chuyện thứ năm: Khi bước vào cổng cố đô Hoa Lư lại gặp một anh tàn tật chừng 45 tuổi (vừa mất trí nhớ vừa bị bỏng nặng ở mặt) ngồi kéo nhị xin tiền chớp nhoáng (chỉ kéo ra tiếng kêu để người khác nghe thấy chứ không ra bài gì), sẵn còn ít tiền lẻ tặng hết cho anh. Lúc quay trở lại thấy mũ đựng tiền của anh đã đầy tràn cả ra ngoài, tôi lại gần nhắc anh bỏ vào túi áo, anh cứ loay hoay chẳng hiểu gì, tôi giúp anh bỏ tiền vào túi. Lúc đó xuất hiện ngay một người đàn ông khoảng gần 60 tuổi đến hỏi tôi: anh đang làm gì đấy? Tôi đang giúp anh ta cất tiền phòng bị cướp – tôi trả lời. Người đàn ông này vui vẻ cùng tôi giúp người ăn xin bỏ tiền vào túi áo. Người đàn ông này than thở: anh ta là hàng xóm của tôi chứ cũng chẳng phải người thân thích gì, bị chất độc gia cam (lúc thì nói là là thương binh), nhưng không có chế độ gì, khổ lắm!
Tôi nghi ngờ ông ta nên giả ra về và đứng từ xa quan sát, tôi thấy người đàn ông kia đứng từ xa và luôn để mắt theo dõi mũ tiền của người ăn xin. Cứ một lúc sau ông ta lại đến lấy tiền của người ăn xin. Tôi tiến lại hỏi vì sao? thì ông ta thanh minh: Bác là trung tá về hưu có lương cao còn anh này là người cháu bị mất trí nhớ (lúc trước thì nói là hàng xóm của tôi và là thương binh) nên bác giúp nó giữ tiền đề phòng bị cướp mất chứ bác không có ý gì cả. Tôi nói: Vâng! thế thì tốt, anh này là người đáng được giúp đỡ còn nếu có người cướp tiền của anh ta thì đó là kẻ vô lại và chắc chắn sẽ gặp quả báo bác ạ!
Khi tìm hiểu những người dân ở đây thì có người cho biết người đàn ông kia là ông chủ của người ăn xin, các ông chủ thường tìm kiếm và nuôi những người tàn tật, trẻ em để thành lập “Công ty ăn xin” thu lợi. Tôi thấy tiếc mấy đồng tiền lẻ mình đã tặng, chỉ hy vọng người đàn ông kia không phải là một giám đốc của “Công ty ăn xin”.
Hy vọng lần sau đến thăm Bái Đính sẽ không phải gặp lại những “Chuyện lạ” như trên!  
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.