Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất khi mang bầu lần 2 là nó không thật sự làm tôi lúng túng.
Ký ức về lần mang thai đầu tiên với những cơn nôn thắt ruột vẫn còn in rõ khi tôi phát hiện ra mình lại mang thai lần nữa. Và thậm chí trước khi tôi kịp lo lắng về chuyện ốm nghén, thì người tôi đã trở nên tái nhợt.
Điều khiến tôi ngạc nhiên là lần này nó không thật sự làm tôi lúng túng. Khi mang thai lần đầu, tôi gần như nằm bẹp trong nhà, còn bây giờ thì khác, tôi vẫn gượng dậy chăm sóc đứa con hai tuổi của mình. Và cơn ốm nghén ngập ngừng thoái lui. Kinh nghiệm giúp tôi học được những điều hữu ích, như ăn cái gì, cái gì không được ăn, sắp xếp các túi ở đâu để dễ lấy. Quan trọng nhất, tôi học được rằng sự khó chịu sẽ không kéo dài mãi và nó sẽ được đáp trả gấp triệu lần bằng một sinh linh bé nhỏ hoàn hảo và tuyệt đẹp.
Lần mang thai thứ hai của bạn có thể không phải là cuộc phiêu lưu ly kỳ như lần đầu tiên, nhưng nó có thể đến với những bất ngờ riêng. Việc mang thai lần đầu đã thay đổi bạn một cách sâu sắc – từ tính chất của cơ bụng đến mức độ tự tin của bạn – và những thay đổi này sẽ góp phần tạo nên vài khác biệt lớn. Để bạn đừng nghĩ rằng mình đã hình dung được tất cả, bài viết này sẽ tổng hợp lại một số vấn đề quen mà lạ khi bạn mang thai lần thứ hai.
Bạn trông có vẻ dềnh dàng hơn
Bất ngờ lớn đầu tiên là kích cỡ bụng phát triển rất nhanh chóng chỉ sau vài tháng. Bạn sẽ trở nên mập hơn và ngày càng to ra nhanh hơn. Lời giải thích về mặt sinh học là cơ bụng của bạn không giống như lần đầu. Do trương lực cơ giảm, tử cung của bạn sẽ hạ thấp một chút vào xương chậu. Có nghĩa là sẽ có nhiều áp lực hơn đè lên vùng chậu khiến bạn phải đi vệ sinh nhiều lần vào cuối thai kỳ. Bé thứ hai luôn có xu hướng nằm thấp hơn khiến bụng to và trĩu xuống. Chính vì thế điều đó không giúp xác định giới tính của bé.
Bầu bí lần 2 có khá nhiều điều khác biệt. (ảnh minh họa)
Bạn cảm thấy nặng nề hơn
Việc mất trương lực cơ và sự kéo dãn của các dây chằng hỗ trợ tử cung đều là kinh nghiệm bạn từng trải qua trong thai kỳ đầu tiên của mình, cũng có thể dẫn đến nhiều hơn những triệu chứng đau nhức. Thông thường, bất kỳ triệu chứng nào mà phụ nữ đã cảm thấy trong thai kỳ đầu tiên, thì bây giờ họ sẽ cảm thấy sớm hơn. Đứng đầu danh sách những lời than phiền trong lần mang thai thứ hai là bị đau lưng và áp lực lên vùng chậu. Tất nhiên, những cơn đau khó chịu sẽ làm cho bạn phải cố gắng nhiều để có được giấc ngủ ngon vào ban đêm, đặc biệt là nếu con đầu lòng của bạn vẫn còn làm bạn phải thức giấc nửa đêm. Ngay cả những bà mẹ may mắn trải qua thai kỳ suôn sẻ chắc chắn vẫn có lúc cảm thấy mỏi xương.
Và nếu bạn đã có một biến chứng lớn trong lần đầu tiên như tiểu đường thai kỳ, hay xuất huyết cổ tử cung – thì bạn nên yêu cầu bác sĩ của mình đặt thành mối quan tâm hàng đầu, bởi vì nó có thể trở lại lần nữa.
Bạn là người phụ nữ mạnh mẽ
Sự thật là bạn sẽ bị tiêu hao nhiều sinh lực hơn vì có ít thời gian nghỉ ngơi hơn. Nhưng bất chấp điều này, bạn sẽ tiếp tục đứng vững. Bạn cảm thấy mình mạnh mẽ hơn rất nhiều so với lần đầu tiên. Tình mẫu tử mang đến cho bạn nguồn năng lượng lớn để vượt qua ngay cả những thời khắc kiệt sức nhất. Trong lần thứ hai, bạn sẽ thấy mình làm những điều mà trước đó bạn không nghĩ mình làm. Một bà mẹ nói: “Tôi ngồi trên sàn nhà trong tiếng nhạc và nghĩ rằng mình sẽ cần tới ba người giúp để đứng lên, nhưng cuối cùng bạn cũng sẽ làm những gì bạn phải làm”. Bên cạnh sức mạnh đến từ tình mẫu tử, bạn sẽ rất bận rộn đến nỗi bạn sẽ không thể quan tâm đến những cơn đau nhức của mình như đã từng trong lần đầu tiên – đôi khi đó là một điều tốt.
Bạn ít lo lắng hơn
Với kinh nghiệm vài năm nuôi nấng con cái, bạn sẽ hình dung được toàn cảnh, và điều đó sẽ giúp cho những lo âu phiền muộn trở nên nhẹ bớt đi. Hơn nữa, bạn biết mình mong đợi những gì, và sự chuẩn bị sẵn sàng giúp giảm bớt lo âu.
Khi tôi mang thai đứa con trai đầu lòng, các bác sĩ sản khoa đã hỏi liệu tôi đã cảm thấy em bé đang quẫy đạp chưa, và điều đó làm cho tôi rất lo lắng. Tôi không biết là tôi có hay không, bởi vì tôi không mường tượng được cảm giác đó là như thế nào. Nhưng lần thứ hai, tôi cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều – nó sẽ đến khi đúng thời điểm.
Càng ít bận tâm đến những sự thay đổi nhỏ nhặt của của cơ thể bạn và hiểu biết nhiều hơn những gì sẽ xảy ra, có nghĩa là bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn cho những gì đang xảy đến – đó là một phần của lý do tại sao trong lần thứ hai bạn cảm nhận cú đạp của em bé sớm hơn khoảng một tháng (tính trung bình) so với lần đầu tiên.
Chuyển dạ
Bạn sẽ nhận thấy một số sự khác biệt vừa khó vừa dễ nhận ra trong lần thứ hai này. Những hiện tượng xuất hiện khá lâu trước khi chuyển dạ trong lần đầu tiên, như thai nhi lọt vào khung chậu và tử cung của bạn bắt đầu co bóp, trong lần này sẽ xảy ra khá muộn, thường là chỉ khi chuyển dạ thật sự.
Và, tất nhiên, điều đáng mừng nhất là chuyển dạ lần thứ hai có xu hướng nhanh hơn – nhanh hơn nhiều so với lần đầu tiên. Con số chính xác rất khó xác định, nhưng theo các chuyên gia thì lần chuyển dạ thứ hai sẽ chỉ kéo dài khoảng một nửa thời gian của lần thứ nhất. Và mặc dù không ai thích nghĩ đến chuyện bị mất trương lực cơ âm đạo, nhưng bạn sẽ hạnh phúc khi biết rằng nó sẽ giúp em bé trượt ra dễ dàng hơn nhiều. Đó là lý do tại sao chúng ta có một nguyên tắc: đừng bao giờ từ chối giúp đỡ một người phụ nữ đã có một hay hai đứa con và lại đang chuyển dạ.
2014-02-25 03:08:28
Nguồn: http://eva.vn/ba-bau/bau-bi-lan-2-nhung-dieu-chua-biet-c85a170418.html