Nội dung nổi bật:
- Một logo phải đảm bảo trả lời có với các câu hỏi sau: nó có dễ nhớ không, nó có ý nghĩa không, một đứa trẻ có thể phác hoạ nó bằng tay một cách chính xác được hay không?
- Tất cả các hãng hàng không đang cố gắng biến mình trở nên khác biệt và độc đáo trước các đối thủ khác. Tuy nhiên ngay cả American Airlines (hãng hàng không lớn nhất thế giới) cũng vấp phải sự phản đối kịch liệt vì thiết kế logo mới quá xấu.
- Logo mới của hãng được mô tả như sau: Trông nó giống như một chiếc dao bọc vải sơn lót sàn nhà chọc vào rèm nhà tắm. Người ta hình dung đó là tác phẩm của một cậu bé nghịch ngợm dùng sáp màu tạo nên, không nói nên điều gì, không mang ý nghĩa gì. Nó khiến cho khách hàng có cảm giác American Airlines là một ngân hàng hoặc một công ty tín dụng.
Tháng 3 năm ngoái, American Airlines tiết lộ về sự thay đổi diện mạo chủ đạo lần đầu tiên trong vòng 40 năm có lẻ.
Tin tức được tiết lộ vào lúc American Airlines thoát khỏi nguy cơ phá sản và chuẩn bị sáp nhập với US Airways. Trong một thú vui ‘dở hơi’ nhất thời, logo của American Airlines có nền bạc khác biệt, sọc ba màu với biểu tượng AA theo kiểu chữ Gothic đã dùng cho máy bay cổ điển 707 “Astrojets” của hãng từ rất lâu trước đó.
Những chiếc máy bay American 727 đều được trang hoàng với màu sơn giống hệt nhau, cho tới tận năm ngoái, với sự thay đổi ký hiệu của những chiếc American. Thiết kế mới mô phỏng dạng đuôi cờ Hoa Kỳ, bao phủ đuôi màu bạc của máy bay, theo quan điểm của nhiều người, đây là một thiết kế xấu xí đến mức không tả nổi.
Logo là biểu trưng và là nhãn hiệu thương mại được quảng bá và sử dụng rộng rãi từ văn phòng phẩm nhỏ nhặt nhất cho đến những chiếc máy bay to lớn – đó là trái tim, là bộ mặt về hoạ hình của một hãng hàng không, xung quanh đó, tất cả những minh hoạ khác chỉ là phụ.
Bài kiểm tra đánh giá phù hợp nhất cho một logo đó là: nó có dễ nhớ không, nó có ý nghĩa không, một đứa trẻ có thể phác hoạ nó bằng tay một cách chính xác được hay không?
Logo của những công ty như Pan Am toàn cầu,, Lufthansa, Delta, Air New Zealand “Koru” và rất nhiều công ty khác đều đáp ứng được những tiêu chuẩn này. Biểu tượng “AA” cũ cũng là một ví dụ thành công.
Có lẽ biểu tượng này cần uốn lượn một chút nữa, nhưng có lẽ khuôn mẫu của những logo thực sự thành công sẽ tồn tại mãi mãi. American Airlines cũng sở hữu một logo thực sự xuất sắc. Nếu gần đây bạn có đến Kennedy Airport và có cơ hội được nhìn thấy một vài chiếc phản lực của American Airlines trong cả diện mạo cũ và mới. Không có gì có thể được gọi là cũ kỹ hay lỗi thời về biểu tượng “AA”. Không cần thiết phải có một sự cách tân, hiện đại hoá, làm mới như một vài người đã gợi ý. Đặc biệt lại càng thừa thãi nếu bạn thay biểu tượng ấy bằng một hình hoạ được nhiều người nhận xét là đặc biệt thiếu thẩm mỹ và nhạt nhẽo.
Thực sự là có gì mới ở đây? Trông nó giống như một chiếc dao bọc vải sơn lót sàn nhà chọc vào rèm nhà tắm. Nó là biểu tượng cho một nhãn hiệu thương mại hàng không lớn không xứng đáng nhất từ trước tới giờ. Nhiều người thậm chí còn không hiểu nổi nó là cái gì. Họ hình dung đó là tác phẩm của một cậu bé nghịch ngợm dùng sáp màu mà tạo nên. Nó cũng không có sức gợi gì cả, không nói nên điều gì, không mang ý nghĩa gì. Nó khiến cho khách hàng có cảm giác American Airlines là một ngân hàng hoặc một công ty tín dụng.
Nó thậm chí còn xấu xí hơn cả biểu tượng mới hình đầu Horus gớm guốc của Egypt Air. Nó còn xấu hơn biểu tượng như vết bôi bẩn mà Japan Airlines đã sử dụng được mấy năm gần đây để thay thế cho biểu tượng tsurumaru xinh đẹp được áp dụng từ năm 1960 với hình tượng mặt trời mọc, vòng tròn với màu trắng của con sếu và màu đỏ làm chủ đạo. Dĩ nhiên sau đó Japan Airlines đã sáng suốt phục hồi lại logo ban đầu.
Việc thay đổi logo là đề tài gây tranh cãi ngay từ khi ý tưởng mới bắt đầu hình thành. Thật ngạc nhiên, những người chán ghét nó nhất lại chính là những nhân viên làm việc cho American Airlines.
Cuối cùng thì, tháng trước, CEO Doug Parker của American Airlines đã mở cuộc bầu chọn, cho phép nhân viên của hãng được chọn lựa giữa biểu tượng mới, hoặc một thiết kế kết hợp cả biểu tượng cũ cùng với những chủ đề mới.
Gần 2.000 phiếu bầu và 60.000 gợi ý, các công nhân viên đã quyết định vẫn tiếp tục sử dụng biểu tượng mới.
Parker cho biết ông rất vui sướng với kết quả của cuộc bầu chọn. Nhưng nếu ông đã đạt được điều ông mong muốn, có lẽ là vì cuộc bầu chọn đã sớm bị sắp xếp và lũng đoạn trước. Parker đã thắng bởi lẽ ông hướng trọng tâm của cuộc bầu chọn vào thiết kế đuôi của những chiếc máy bay.
Ở điểm này, thích hay không thích đuôi máy bay không thực sự được xem như một vấn đề. Logo mới chính là vấn đề cốt lõi ở đây. Chẳng có sự lựa chọn nào thực sự giải quyết vấn đề hình ảnh con dao xấu xí của American Airlines cả.
Thực tế thì sự gợi ý sử dụng cả hai logo là một ý tưởng hết sức nực cười. Một công ty không thể dùng hai logo cùng lúc được, nó sẽ khiến cho chiếc máy bay trông nửa nạc nửa mỡ và hết sức lố bịch.
Mọi người có thể chấp nhận được phần trang trí tại đuôi máy bay và màu sơn bạc phần thân. Nhưng mỗi khi họ thấy biểu tượng “AA” được in một cách lố bịch bay qua bầu trời, họ đều muốn co rúm người lại.
“AA” không phải là logo duy nhất ngã chết gần đây. Hãng Iberia Airlines của Tây Ban Nha cũng vừa tiết lộ diện mạo mới của hãng, với điểm nổi bật là sự tách đôi biểu tượng IB nổi tiếng. Biểu tượng “IB” đã xuất hiện trên chỏm đuôi máy bay của Iberia kể từ những năm 60.
Những phiên bản trang trí khác từng được thấy trên chiếc DC-8 và chiếc 747 mới nhất thì những ký từ được đặt trên trong quả cầu khắc chéo, với chữ nổi IBERIA được gắn bên dưới. Đó là một thiết kế xinh đẹp, có phần đơn giản, nhưng thực sự không khiến ai phải chê bai hay hiểu lầm.
Iberia cần phải xem xét lại biểu tượng mới của hãng. Màu sắc và các sọc kẻ quá lộn xộn và được làm quá, chhữ “IB” đã biến mất hoàn toàn. Giống như American Airlines, họ đã sử dụng những dải băng trừu tượng để thay thế cho biểu tượng cũ.
Tất cả các hãng hàng không đang cố gắng biến mình trở nên khác biệt và độc đáo trước các đối thủ khác. Họ đều đang trong cuộc đua thay da đổi thịt, mà khởi đầu là nhiều hãng lớn khác như Avianca, El Al, TACA, Garuda. Những thiết kế mới của họ cũng có phần sáng tạo đáng ghi nhận. tuy nhiên, với Thai Airways và Aeromexico, thiết kế của họ thật quá ảm đạm và phi cảm hứng, mỗi lần nhìn ngắm nó, thật khó để kiềm chế một cái ngáp.
>> Nghi án ‘đạo’ logo của Vietcombank
Phong Linh
Theo Trí Thức Trẻ/BusinessInsider