ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Làm thế nào mà một vụ tự thiêu giả được dàn dựng đã thao túng dư luận ở Trung Quốc
Thursday, January 23, 2014 19:10
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Làm thế nào mà một vụ tự thiêu được dàn dựng đã thao túng dư luận ở Trung Quốc

Đất nước Trung Quốc đã hoang mang vào một buổi sáng cuối năm 1971 khi họ phát hiện rằng Lâm Bưu, người kế vị tin cẩn của Chủ tịch Mao, thực chất là một “kẻ lừa đảo chính trị”, một “kẻ âm mưu ngầm” và một “tên có quan hệ với nước ngoài”.

In 2001, the CCP staged a clumsy

Vào năm 2001, Đảng cộng sản Trung Quốc (CCP) đã dàn dựng một vụ tự thiêu vụng về tại Thiên An Môn, thảm kịch này nhằm biến đổi quan điểm của quần chúng sang thù ghét Pháp Luân Công ( ảnh màn hình lấy từ phim Lửa Giả)

Báo chí Trung Quốc sau đó nói rằng ông ta đã đạo diễn một vụ ám sát Mao, nhưng nó đã bị ngăn chặn, do đó ông ta cố gắng đào thoát đến Liên Xô. Họ nói rằng ông ta bị rơi máy bay trên đường bỏ trốn. Các bức ảnh được lan truyền nhưng không bao giờ được kiểm chứng. Tất cả các khẩu hiệu cách mạng của Lâm được hạ xuống, các cuộc tuần hành được tổ chức, các bài ca được hát lên, và báo chí của Đảng dày công giải thích vì sao âm mưu của “kẻ phản bội“ không bị vạch trần sớm hơn.

Không một ai biết được điều gì thật sự đã xảy ra với Lâm Bưu – có gợi ý rằng Mao thấy ông ta là một mối đe dọa và đã khử ông ta – nhưng vụ việc của ông ta chỉ là một trong nhiều vở diễn chính trị được tạo ra bởi một môi trường truyền thông bị kiểm soát đọc quyền và tuyên truyền gay gắt. Câu chuyện của Lâm còn là một bài học quan trọng trong thế giới bí ẩn và chết chóc của các chiến dịch tuyên truyền vu khống của Trung Cộng, một hình thức thuyết phục quy mô lớn còn tồn tại đến ngày nay.

Chương trình truyền hình “Tiêu Điểm”

30 năm nhanh chóng trôi qua. Vào ngày 31 tháng 1 năm 2001, một tuần sau tết nguyên đán, ngày lễ lớn nhất của đất nước. Các gia đình vẫn quây quần bên nhau, mọi người ở nhà, và sau bữa tối nhiều người hướng về cơ quan phát thanh quốc gia, Đài Truyền Hình Trung Ương Trung Quốc (CCTV) để xem chương trình thời sự điều tra “Tiêu Điểm”. Trên thực tế thì vào ngày hôm đó, các tờ rơi được phát xung quanh các tòa nhà dân cư để thúc giục mọi người xem chương trình.

Hàng trăm triệu khán giả bị hoang mang một lần nữa khi được bảo rằng điều mà họ nghĩ là một môn khí công yên bình  – Pháp Luân Công [còn được biết đến Pháp Luân Đại Pháp] – là một “tà giáo” có dính líu đến việc tự thiêu. Chính quyền cho phát sóng một bộ phim tài liệu dài 20 phút được sản xuất trong một tuần về những người được cho là các học viên Pháp Luân Công tự thiêu vào ngày 23 tháng 1.

Có rất nhiều lỗ hống rõ ràng trong câu chuyện: Từ góc độ logic – nếu tự thiêu là một phần của những điều được dạy trong Pháp Luân Công thì tại sao đây là lần đầu tiên – cho đến điều vô lý – làm sao mà số người tự thiêu nhảy từ năm trong báo cáo gốc lên đến bảy người chỉ một tuần sau đó? Đến thực tiễn – phóng viên Philip Pan của tờ Washington Post đã chứng minh rằng có ít nhất hai người tham gia không phải là học viên Pháp Luân Công; những người tự thiêu mặc quần áo chống lửa; cảnh sát nhanh chóng lao đến hiện trường với bình chữa cháy, điều không thường thấy ở Thiên An Môn, và những nghi vấn khác.

Sự công kích dữ dội của truyền thông

Nhưng những vấn đề nhỏ này không ngăn cản được chính quyền thúc đẩy kế hoạch của họ.

Và kế hoạch của họ rất tham vọng. Chiến dịch truyền thông tiếp sau đó đã làm chiến dịch chống lại Lâm Bưu lúc trước thấy mất mặt. Trong những ngày tiếp sau sự cố, có đến ba, bốn và năm bài báo trong mỗi ấn phẩm của tờ báo ngôn luận 24 trang Nhân Dân Nhật Báo. Trong 18 tháng đầu của cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, có 966 bài báo “vạch trần và chỉ trích” Pháp Luân Công được đăng trên Nhân Dân Nhật Báo. Vào năm 2001, có 530 bài.

Pháp Luân Công, một môn tu luyện Trung Quốc phổ biến, bị cấm và đàn áp ở Trung Quốc vào năm 1999, trong một cuộc vận động cầm đầu bởi Giang Trạch Dân – nhưng không giống như các cuộc vận động chính trị quy mô lớn trước đó, cuộc vận động này đã gặp rắc rối trong việc thu hút sự quan tâm của quần chúng ngày càng không hứng thú. Và vụ tự thiêu đã thay đổi tất cả những điều đó.

Và nó không chỉ giới hạn ở Nhân Dân Nhật Báo. Trong khi nghiên cứu về bài viết này trước ngày kỷ niệm lần thứ 10 của vở kịch chính trị lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc hiện đại. Đại Kỷ Nguyên đã lục lại các dữ liệu điện tử và phát hiện rằng tuyên truyền vu không về vụ tự thiêu không chỉ xuất hiện trên báo, tạp chí và các tập san học thuật, mà còn trong niên giám quốc gia và tỉnh, các báo cáo kinh tế, tạp chí kinh doanh, các báo cáo vệ sinh dịch tễ, các bài báo ngành hóa học, các ấn phẩm của người hưu trí, sách giáo khoa tiểu học, sách đào tạo giáo viên, và ở bất kỳ ngóc ngách nào của ngành in ở Trung Quốc trong năm 2001 và các năm tiếp theo.

Tuy nhiên thông điệp hiệu quả nhất lại được truyền đạt bằng truyền hình. Đặc biệt là Đảng đã biến những hình ảnh về thân thể bị bỏng của một bé gái 12 tuổi trở thành tâm điểm của chiến dịch bôi nhọ Pháp Luân Công. Nhiều người bị thuyết phục. Tính chân thực của các bức ảnh được đặt nghi vấn, nhưng chỉ vài ngày sau khi bị bỏng và trải qua một cuộc phẫu thuật mở khí quản thì cô bé lại được quay phim đang ca hát, một điều không thể. Tuy nhiên những điều mâu thuẫn này lại không được vạch trần cho các khán giả Trung Quốc.

Peter Zheng, một học viên Pháp Luân Công hiện sống ở Illinois, đang ở thành phố Vu Hồ tỉnh An Huy lúc đó cho biết. “Nói một cách dè chừng thì họ phát sóng hàng ngày, hầu như tất cả mọi kênh, trong một tuần,”, Zheng nói. “Các chương trình khác tạm ngưng, họ dùng nó như một cái cớ. Ngoài vụ tự thiêu, họ còn tường thuật các tin tức chống Pháp Luân Công khác, các lời thú tội, bản tin, điều tra, các vụ giết người, phân tích từ mọi góc độ của các bản tin của Đảng cộng sản Trung Quốc, tất cả những thứ này”.

Sau các đợt phát sóng dồn dập ban đầu, thì số lượng các bản tin giảm dần, nhưng CCTV lại tiếp tục phát một loạt các bản tin đều đặn không ngừng về vụ tự thiêu và tấn công Pháp Luân Công.

Vào tháng 3 năm 2002, Đài truyền hình Tân Đường Nhân phát sóng một bộ phim tư liệu đoạt giải có tên Lửa Giả phân tích về những điều bất hợp lý trong vụ tự thiêu, và sau đó giới truyền thông nhà nước Trung Quốc đã “lặng tiếng” theo Tôn Ngạn Quân, người là phó giáo sư tâm lý của trường Đại Học Sư Phạm Thủ Đô lúc đó.
Ở Trung Quốc, việc tuyên truyền vu khống kịch liệt hướng ra ngoài của chính sách của Đảng luôn đi cùng với sự trấn áp các tiếng nói khác. Trong vụ tự thiêu, không có một cuộc điều tra độc lập nào được cho phép, không có sự tiếp cận độc lập hoặc đối chất những người được cho là nạn nhân, và không có sự phân tích bình luận ở bất kỳ kênh truyền thông trong nước nào. Các báo cáo của truyền thông phương Tây thường đơn giản là lặp lại những gì truyền thông nhà nước Trung Quốc nói.

Nỗ lực của các học viên Pháp Luân Công nhằm đưa ra một cái nhìn khác về vụ việc, bằng cách đột nhập vào một vệ tinh truyền hình và phát sóng một bộ phim tài liệu, đã kết thúc bằng việc bắt giữ và giết hại sáu người, gồm có bác sĩ X-quang Lưu Hải Ba, người bị nhét gậy baton điện vào trực tràng bị giật điện đến chết, như được kể lại trong một báo cáo lịch sử nhỏ chi tiết của Ethan Gutmann đăng trên tờ Weekly Standard.

Cuộc đàn áp trở nên được chấp nhận

Các cuộc phỏng vấn với người dân ở Trung Quốc và các bản tin của báo chí nước ngoài tại thời điểm đó cho thấy tác động của vụ oanh tạc truyền thông một chiều. Martin Regg viết cho tờ Toronto Star như sau: “Sự hăng hái của chiến dịch gợi ý rằng Đảng cộng sản vẫn hoang tưởng về một sự thách thức đối với quyền lực của nó. …. Mặc dù bầu không khí được nó kiểm soát – sự quay lại với thủ đoạn chói tai của thời kỳ Đại Cách Mạng Văn Hóa 1966-1976 – cuộc thập tự chinh được làm mới lại của chính phủ có vẻ đánh vào tâm lý của thường dân Trung Quốc”.

Nó có một tác động mạnh mẽ. Báo Đại Kỷ Nguyên đã phỏng vấn một số người từng ở Trung Quốc vào năm 2001: một giáo sư của trường đại học Thanh Hoa, một thuyền trưởng từ tỉnh Liêu Ninh, một người thợ mỏ vùng đông bắc và một giáo viên mầm non từ tỉnh An Huy. Họ đái khái có cùng một câu chuyện để kể. Người ta đi từ đồng cảm với Pháp Luân Công trước chiến dịch tuyên truyền vu khống cho đến khinh miệt môn tu luyện này: từ bị bối rối bởi cuộc đàn áp cho đến chấp nhận nó hoặc sẵn sàng tham gia nó.

“Nếu bạn nhìn vào từ bên ngoài, bạn có thể thấy tất cả các vấn đề của câu chuyện”, Helen Nie, 41 tuổi hiện sống ở Illinois cho biết. “Nhưng trong môi trường đó, bạn bị mắc kẹt, bạn bị dẫn dắt bởi âm mưu đó. Nó rất là thuyết phục: những người tham gia tự thiêu gồm có người già, người trẻ, trẻ em và một sinh viên đại học, tôi không nghĩ đến những điểm nghi vấn. Tôi đã tin nó và tôi cực kỳ tức giận”. Vào lúc đó, cô đã tập Pháp Luân Công được vài năm, cô nói rằng có có thể tưởng tượng được cảm xúc của những người không có kinh nghiệm đó.

Các lời dối trá mà truyền thông nhà nước đưa ra để chống lại Pháp Luân Công bắt đầu từ ngày 20/7/1999, khi cuộc đàn áp bắt đầu nó “cực kỳ ngây ngô”. Cô Nie cho biết. Nhiều thành phần quần chúng gạt bỏ các tin thời sự viết về những thứ như học viên Pháp Luân Công mổ bụng mình hoặc tự phát điên – nhưng họ đối mặt với một câu chuyện tường thuật phức tạp hơn vào năm 2001.

“Nó xảo quyệt ở chỗ là nó nhắm vào sự thương cảm của người ta”, Cô Nie cho biết. “Khi người ta cảm thông với các nạn nhân bị bỏng thì kết quả tất yêu là họ bắt đầu ghét Pháp Luân Công”.

Lưu Hồng Xương, một thợ mỏ và học viên Pháp Luân Công, người đã ở Bắc Kinh lúc đó và hiện sống ở Hà Lan, bị bắt vào ngày 9 tháng 2, chỉ một tuần sau khi đoạn phim được phát sóng. Các tin tức vu khống vẫn được phát sóng, ngay cả ở trong nhà tù. Các tù nhân và lính canh rất hung tợn, ông nói “Nhìn kìa, ông nghĩ rằng tập Pháp Luân Công là tốt à? Nhìn họ kìa!” Một thuyền trưởng Trung Quốc, người đang ở Nhật vào lúc đó nói rằng tin tức cũng được truyền đến đó.

Tôn Ngạn Quân tin rằng có nhiều lý do vì sao mà người ta lại tin vào tuyên truyền vu khống: “Những hình ảnh rất đáng sợ, chúng có một tác động mạnh đến người dân. Người dân có thói quen xem thời sự của CCTV, họ không phân tích nó và không hiểu làm cách nào mà CCP (Đảng Cộng sản Trung Quốc) kiểm soát được những gì mà họ xem.

“Ngoài ra, trong hơn một năm, tuyên truyền vu khống của CCP đã nói với người dân rằng các học viên Pháp Luân Công không bình thường và không quý trọng mạng sống. Điều này có một sự ảnh hưởng và trải đường cho vụ tự thiêu lừa đảo”.

Sự hung ác gia tăng

Đi đôi với sự thù địch xã hội là sự tăng lên của mức độ tàn bạo. Tờ Washington Post đưa tin rằng vào tháng 8 năm 2001, vụ tự thiêu là một “bước ngoặt” của chiến dịch của CCP, và “giải phóng bàn tay của Đảng” để dùng bạo lực cực đoan chống lại những tín đồ kiền thành.

“Vụ tự thiêu có một tác động lớn”. Một người trong cuộc nói với phóng viên của Washington Post. “Trước đó, hầu hết người Trung Quốc nghĩ rằng vụ đàn áp là lố bịch, giống như một con chó đuổi một con chuột. Nhưng sau khi nhìn những người tự thiêu và Đảng phát sóng khuôn mặt của cô bé trên TV khoảng một tháng thời thì quan niệm của người ta đã thay đổi”.

James Ouyang là một nạn nhân của bao lực theo sau tuyên truyền vu khống, tờ Washington Post đưa tin. Khi bị cảnh sát bắt, anh ta bị biến … “thành một “thứ vâng lời’ một cách có hệ thống sau 10 ngày tra tấn. Anh ta bị ép đứng dựa vào một bức tường và bị sốc điện cao thế nếu cử động.

Tra tấn đến chết cũng nhảy vọt sau vụ tuyên truyền tự thiêu. Theo Trung Tâm Thông Tin Pháp Luân Đại Pháp thì vào năm 1999 có 67 trường hợp bị tra tấn đến chết, vào năm 2000 có 245 nhưng đến năm 2001, chúng nhảy vọt lên 419. Con số này – đại diện cho những người được xác định danh tính, ngày chết và các tình huống khác, và chắc chắn chỉ là một phần nhỏ của tổng số – duy trì ở 400-500 từ đó trở đi.

Một điều kỳ quặc không được bình luận thường xuyên trong các bản tin của việc tuyên truyền xung quanh vụ tự thiêu là sự sai lệch giữa việc đưa tin trong nước và quốc tế: đối với truyền thông phương Tây, vu tự thiêu được quảng bá như là một hành động phản đối của các học viên Pháp Luân Công tuyệt vọng. Nhưng đối với khán giả Trung Quốc thì nó được mô tả như là một vấn đề trong nguyên lý giảng dạy của Pháp Luân Công rằng tự thiêu là cách để “lên thiên đường”.

Có lẽ để tìm cách khôi phục cuộc đàn áp Pháp Luân Công một lần nữa, cơ quan ngôn luận nhà nước Tân Hoa Xã đăng một bài cập nhật về các nạn nhân của vụ tự thiêu vào ngày 21 tháng 1 năm 2011, trước ngày kỷ niệm 10 năm (ngày 23 tháng 1). Nó được đăng lại trên hơn chục tờ báo và được dịch sang tiếng anh. Không có bức ảnh nào trong báo cáo lần này, và những tuyên truyền viên của CCP đã thay đổi một sự thật lớn trong phiên bản trước của câu chuyện của họ: Vào năm 2001, chỉ có một người “bị chết cháy tại chỗ” vào ngày 23 tháng 1; vào năm 2011, đột nhiên lại có đến hai người.

Theo The Epochtime

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.