Khoảng 40 học sinh trong độ tuổi 16 – 17 hiện đang tiến hành thử độ bền cho vệ tinh mang tên Duchefat tại các cơ sở của ngành hàng không Israel.
Tên lửa mang theo vệ tinh tí hon được phóng lên quỹ đạo – (Ảnh: Reuters)
Vệ tinh được chế tạo với sự giúp đỡ của Cơ quan Không gian Israel, có kích thước chỉ khoảng 10cm và nặng vài trăm gram nên chi phí đưa lên không gian rẻ hơn nhiều so với con số hàng triệu USD của một vệ tinh thông thường.
Tuy nhỏ bé nhưng vệ tinh tí hon vẫn được trang bị đầy đủ các hệ thống điều hành, liên lạc, năng lượng và cách nhiệt.
Sau khi được phóng lên quỹ đạo, vệ tinh tí hon sẽ có nhiệm vụ giúp những người đi du lịch bị lạc tìm đường, ngay cả tại những nơi không có sóng điện thoại di động, bằng cách tiếp nhận các tín hiệu điện tương ứng với những cuộc gọi xin trợ giúp và truyền thông điệp tới một trung tâm trên Trái Đất.
Theo Cơ quan không gian Israel, hiện nhiều khu vực rộng lớn không tiếp nhận được sóng điện thoại di động do khoảng 70% bề mặt Trái Đất bị bao phủ bởi các đại dương. Vệ tinh tí hon này sẽ hoạt động ở độ cao 600km và duy trì trong vòng 2 năm. Cứ 90 phút, vệ tinh sẽ di chuyển theo quỹ đạo Trái Đất và đi quanh hành tinh trong vòng vài giờ. Thiết bị độc nhất này sẽ được phóng lên không gian từ Nga cùng với 40 vệ tinh tí hon khác trong một dự án quốc tế.
2014-01-09 19:16:14