ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: khoahocvadoisong
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chiết cây
Wednesday, January 29, 2014 20:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Cách chiết cây ăn quả nhanh ra rễ

Giống cây ăn quả lâu năm nhân giống vô tính bằng cách chiết cành thường được người làm vườn ưa chuộng. Chiết cành, cây nhanh ra quả, quả ổn định về năng suất, chất lượng; đảm bảo giống cây mẹ 100% về các đặc tính sinh lý, sinh hoá.

Xin mách cách chiết cành chóng ra rễ, tỷ lệ ra rễ cao.

Thời vụ chiết cành: Chiết cành thường vào vụ xuân tháng 2-4 và vụ thu tháng 8-9. Vụ xuân chiết trước khi cây nhú lộc xuân. Nếu các loại cây rụng lá vào mùa đông, cần chiết sau khi lộc xuân đã trở thành lá bánh tẻ thì tỷ lệ cây sẽ ra rễ nhiều hơn. 

Chọn cành và khoanh vỏ: Chọn cành bánh tẻ đường kính 0,5-2cm, có 2-3 ngạc ở giữa tán, tráng nắng để chiết cành sẽ nhanh ra rễ và chóng ra quả. Không chiết cành la, cành vóng, cành bị sâu bệnh sẽ lâu ra rễ, khi trồng sinh trưởng kém gây thiệt hại cho người trồng vườn. Khoanh vỏ ở vị trí cách cành chẽ (vị chí cành bên, cành chạc 2-3) khoảng 10cm, vết khoanh dài 4-5cm được cạo sạch lớp vỏ lụa (lớp tượng tầng sinh vỏ), để khô trong 3-5 ngày bó sẽ ít bị thối cành, liền vỏ.

Chọn vật liệu bó bầu: Dùng đất phù sa, bùn ao (thành phần cơ giới đất thịt nhẹ đến thịt trung bình) phơi khô đập nhỏ 50-70% + 50-30% rơm, rạ hoặc rễ bèo khô chặt dài 5-7cm trộn đều tưới ẩm đạt độ ẩm 75-80% (nắm thành từng nắm không chảy nước qua kẽ ngón tay, còn nguyên dạng khi để trên mặt đất). Loại vật liệu này xốp nhanh ra rễ, độ liên kết bầu tốt ít bị vỡ khi vận chuyển cành chiết đi xa. Dùng giấy bóng màu đen, tạo màu tối thích hợp với điều kiện sinh lý của bộ rễ sẽ kích thích cành chiết nhanh phát rễ hơn là giấy nilon màu trắng.

Những cây có nhựa mủ khó chiết như: Hồng xiêm, trứng gà, mít… cần chọn cành có đường kính to 1,5-2cm và nên bôi thêm một số chất kích thích ra rễ sau: Atonic 0,1%; Orgamin 1%; Na 2,4D 100ppm; NAA 100ppm… để khô thuốc trong 10-15phút sau đó mới bó bầu, cành chiết sẽ nhanh ra rễ hơn, tỷ lệ ra rễ tăng 30-40%.

NGUYỄN VĂN DUY. Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/72/45/82/20056/Cach-chiet-cay-an-qua-nhanh-ra-re.aspx

Phương pháp Chiết cành trên cây ăn quả

Cũng như cắm hom, chiết à một phương pháp nhân giống lấy cành làm nguyên liệu. Vì đã có búp sinh trưởng, thân, lá nên vấn đề chính là làm cho cành ra rễ thì sẽ có một cây con hoàn chỉnh.

Chiết cành khác cắm cành ở chỗ cắm cành thì cắt rời cành khỏi cây mẹ trước khi cành ra rễ, còn chiết cành chỉ cần bóc một khoanh vỏ bó đất, khi cành đã ra rễ mới cắt khỏi cây mẹ. Vì chưa cắt ngay khỏi cây mẹ, cành còn được nuôi một phần bằng nhựa cây mẹ nên cành dễ sống hơn. Có lẽ cũng vì vậy mà phương pháp chiết cành đã được những người trồng vườn áp dụng từ lâu, trước cả ghép.

Chiết cành là phương pháp cổ truyền dùng cho hầu hết các loài cây ăn quả, ngoại trừ các loài cây chiết khó ra rễ như hồng, bơ, măng cụt, hoặc các cây không cần phải chiết dùng các phương pháp nhân giống khác vừa rẻ vừa nhanh hơn như : đu đủ, chuối, dứa, thanh long v.v… dâu tây.

Những điểm cần chú ý trong kỹ thuật chiết cành là:

  • Cũng như khi cắt cành để cắm, phải chọn cành để chiết trên cơ sở đã chọn cây mẹ. Không chiết cành trên những cây già đã ra hoa quả nhiều lần. Tốt nhất là chiết trên những cây non, đương còn tơ. Chiết những cành ở phần trên của tán cây, chọn cành xiên, ở chỗ có nhiều ánh sáng, cành thô, lá mọc dày, lóng ngắn. Không chiết cành ở đỉnh ngọn, hoặc những cành vượt mọc ở trên thân chính hoặc ở phía chân các cành lớn, vì khó ra rễ do nhiều nước, lóng dài đường bột tích lũy ít. Kích thước cành tùy loài cây, đường kính từ 1 cm đến 3 cm, tuổi cành từ 1 – 3 năm.

Nên bỏ thói quen chiết cho mình trồng thì chọn những cành quá to vừa lãng phí gỗ ghép, vừa suy kiệt cây mẹ, còn chiết để bán thì tận dụng cả những cành nhỏ ở phía dưới, thậm chí ở trong tán cây, dù có ra rễ, cành sẽ vô giá trị, mọc xấu, còi cọc.

Kỹ thuật cụ thể như sau :

Ở chân cành chiết bóc một khoanh vỏ, chiều dài khoảng 3 – 5 cm, và chiết vào đầu mùa mưa khi nhựa lưu thông mạnh thì rất dễ bóc; lấy lưỡi dao, cạo khẽ lên gỗ, dưới khoanh vỏ đã bóc để làm chết tương tầng có thể làm cho vỏ tái sinh, thành một cầu nối cho nhựa chín ở cành chiết thoát xuống phía dưới, không thuận cho việc ra rễ. Phải cạo toàn bộ mặt gỗ dưới vỏ không bỏ sót chỗ nào, chờ 2 – 3 ngày khi tượng tầng chết mặt gỗ đã khô mới đắp bùn rơm quanh cành ở chỗ đã bóc vỏ phía ngoài bọc giấy nilon, đen càng tốt. Nếu chỉ có nilon trắng, để tránh sự phát triển của rêu, tảo nên bọc thêm một lớp giấy dày ví dụ vỏ bao xi măng cũ.

Dây buộc phía trên nên chặt còn phía dưới nên lỏng đề phòng gặp mưa to nếu có nước lọt vào bầu thì thoát đi dễ dàng.

Đất đắp quanh bầu chủ yếu nhằm giữ ẩm để cành có thể ra rễ ở mép trên vết cắt, rất cần thoáng nhiều oxy nên đất phải xốp. Ở miền Bắc, trước đây thường dùng đất vách đã trộn rơm, đất đã ải, tơi lại thông khí nhờ có rơm – Nay đất rách không còn, có thể dùng đất bùn trộn với rơm và rơm rạ thường chặt vụn. Ở đồng bằng sông Cửu Long cũng dùng bùn trộn rơm nhưng rơm để nguyên, bết thành những dải dài, nối nhau cuốn quanh vết cắt quanh cành rất chặt, khó rớt khi bị đụng chạm, bị mưa gió. Có nơi đơn giản dùng rễ bèo Nhật Bản, cắt bỏ lá cuộn quanh chỗ bóc vỏ, ngoài buộc nilon chống khô.

Cũng như khi cắm cành, rễ càng ra nhanh ra nhiều nếu dùng chất kích thích như IAA, NAA, IBA hoặc KTR của VIPESCO. Có thể dùng bút lông bôi chất kích thích với nồng độ khoảng 500 – 1000 ppm vào miệng vết cắt ở vỏ phía trên khoanh vỏ được bóc đi (xem hình 2) thành một vòng tròn. Cũng có thể trộn chất kích thích với đất bó chung quanh vết cắt nhưng tốn thuốc hơn.

Nói chung, so với các biện pháp nhân giống khác phương pháp chiết cành có ưu điểm dễ sống, dễ làm cây con khỏe, mọc nhanh nhưng nhân được ít cây, tốn công tốn của. Phương pháp này chỉ thích hợp với sản xuất nhỏ ở nhiều nước châu Á, nhiều người ít đất, khi chuyển sang sản xuất lớn với mục đích kinh doanh phải tìm biện pháp nhân giống khác.

Hiện nay ở nước ta chiết cành tuy đã được thay thế dần dần bằng ghép nhưng còn áp dụng khá phổ biến cho những cây như chanh, bưởi, vải, nhãn, mơ, mận (Prunus), hồng xiêm, khế, gioi .v.v..

Giáo sư Vũ Công Hậu

Filed under: Khoa học kỹ thuật Tagged: chiết cành, chiết cây

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.