Được đầu tư một khoản tiền khổng lồ và áp dụng những phát minh tân tiến nhất, 10 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 được ví như những siêu pháo đài bay trên thế giới.
Chạy đua vũ trang luôn là chiến trường nóng bỏng của nhiều nước trên thế giới. Để sản xuất được những thiết bị tinh vi, tối tân nhất, nhiều quốc gia không ngần ngại chi những khoản tiền khổng lồ để liên tục sản xuất và nâng cấp vũ khí quân sự. Trong đó, máy bay là vũ khí quan trọng, thể hiện sức mạnh và là nền tảng trụ cột của quân sự của mỗi quốc gia.
Mới đây, trang web vũ khí quân sự uy tín của Mỹ đã bình chọn 10 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 tiên tiến nhất thế giới. Với hiệu năng cao nhất từ trước đến nay, hệ thống điện tử tiên tiến, khả năng siêu tốc, tàng hình và siêu cơ động, mỗi máy bay được ví như những vũ khí thông minh nhất thế giới.
Cùng Nguoiduatin điểm lại 10 máy bay thế hệ thứ 5 đỉnh cao nhất:
1. F-22 Raptor
F-22 Raptor (Chim ăn thịt) là một máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 sử dụng kỹ thuật tàng hình thế hệ 4. Ban đầu nó được thiết kế để trở thành một máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không trước Không quân Xô Viết, nhưng cũng được trang bị cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát tín hiệu. Với giai đoạn phát triển bị kéo dài, nguyên mẫu loại máy bay này được định danh là YF-22, sau đó là F/A-22 trong suốt ba năm trước khi chính thức phục vụ Không lực Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 2005 với tên chính thức F-22A. Lockheed Martin là nhà thầu chính và chịu trách nhiệm chính về khung, các hệ thống vũ khí, và lắp ráp hoàn thành chiếc F-22. Boeing cung cấp cánh, khung đuôi và các hệ thống điện tử tích hợp.
2. F-35 Lightning II
F-35 Lightning II được phát triển từ máy bay X-35 theo dự án máy bay tiêm kích tấn công kết hợp(JSF), là loại maáy bay tiêm kích một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, đa năng, có thể thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật và chiến đấu không đối không. Nó được thiết kế và xây dựng bởi một tổ hợp công nghiệp hàng không do Lockheed Martin dẫn đầu và các thành viên khác là Bae Systems và Northrop Grumman . Máy bay đã được thao diễn vào năm 2000; một kiểu mẫu sản xuất thử đã cất cánh lần đầu vào ngày 15-12-2006
3. PAK FA
PAK FA (hay PAK-FA) là một máy bay phản lực chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga hiện đang được phát triển bởi Sukhoi đứng đầu. PAK FA khi được phát triển đầy đủ được dự định thay thế những chiếc Mig-29 Fulcrum và Su-27 Flanker trong kho vũ khí của Nga và là nền tảng cho dự án Sukhoi/HAL FGFA đang được phát triển với Ấn Độ. Là một chiếc chiến đấu thế hệ thứ 5, nó được thiết kế để cạnh tranh trực tiếp với chiếc F22 Raptor của Mỹ và chiếc F-22 Linghtning II. Chiếc T-50 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình ngày 29 tháng 1 năm 2010.
Sukhoi T-50 dự kiến sẽ được bán cho Việt Nam trong khoảng những năm năm 2025 ~ 2030 khi được sản xuất đại trà trên dưới 1000 chiếc
4. Tiêm 20
Tiêm 20 (tiếng Trung) hay Chengdu J-20 “Mighty Dragon” là máy bay tiêm kích tàng hình hai động cơ thế hệ thứ 5 do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Thanh Đô sản xuất nhằm phục vụ cho Không quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa. Cuối năm 2010, J-20 đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm tốc độ lớn vào ngày 11 tháng 1, 2011. J-20 có thiết kế hình khá độc đáo trông giống như dự án máy bay tàng hình MiG 1.44 của Nga vốn không được sản xuất hàng loạt. Còn vật liệu công nghệ tàng hình được cho là có thể làm dựa trên chiếc F-117 vốn bị bắn rơi tại Kosovo năm 1999 hoặc của chiếc B2 Pririt. Dù vậy Trung Quốc đã khẳng định rằng máy bay là sản phẩm được phát triển hoàn toàn trong nội địa và có thể sánh ngang với chiến đấu cơ thế hệ thứ năm F22 của Hoa Kỳ hay Sukhoi T50 của Nga.
5. J-31 (F60)
(F60) biệt danh “Cốt ưng” là một loại máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ 5 hiện đang được Shenyang Aircraft Corporation phát triển. Giới truyền thông hay sử dụng các tên gọi F-60, J-31 và J-21 để chỉ loại máy bay này.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc từng tự tin khẳng định J-31 sẽ là đối thủ đầy thách thức của F-35 trên thị trường vũ khí thế giới. Tuy nhiên trong khi sao chép F-22 và F-35 về hình dáng thì Trung Quốc vẫn chưa thể sản xuất động cơ cho J-31 khi vẫn phải sử dụng động cơ RD-93 do Nga chế tạo, việc không thể có được loại động cơ véctơ trọng lực có điều khiển nên không có ưu thế về khả năng cơ động linh hoạt.
6. KF-X
KF-X là một chương trình của Hàn Quốc nhằm phát triển một mẫu máy bay tiêm kích đa năng tiên tiến dành cho Không quan Hàn Quốc (ROKAF) và Không quân Indonesia (TNI-AU), chương trình này do Hàn Quốc và Indonesia hợp tác cùng phát triển. Đây là chương trình phát triển máy bay tiêm kích thứ hai của Hàn Quốc sau chương trình FA-50.
7. ATD-X Shinshin
ATD-X Shinshin là một mẫu thử maáy bay tiêm kích phản lực thế hệ 5 sử dụng công nghệ tàng hình tiên tiến được sản xuất bởi Mitsubishi Heavy Industries - Nhật Bản. ATD-X Shinshin có chiều dài 14,174 m, sải cánh 9,099 m, chiều cao 4,514 m và trọng lượng tối đa là 8 tấn. ATD-X Shinshin được kỳ vọng sẽ là một vũ khí tân tiến được đưa vào sử dụng trong quân sự Nhật Bản.
8. AMCA
AMCA), trước đây còn gọi là Medium Combat Aircraft (Máy bay chiến đấu tầm trung – MCA), là một loại máy bay tiêm kích đa năng tàng hình một chỗ thế hệ thứ 5, trang bị hai động cơ được Ấn Độ phát triển. Nó sẽ bổ sung cho lực lượng của Không quân Ấn Độ và dự định sẽ thay thế cho một loạt các thế hệ máy bay khác. Công việc thiết kế không chính thức về MCA đã được bắt đầu. Một phiên bản cho hải quân cũng được phát triển, ngân sách dành cho loại máy bay này là hơn 2 tỉ USD cho 3 năm sắp tới, dự kiến số lượng AMCA có thể lên tới 250 chiếc.
9. TFX/F-X
15/12/2010, Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ quyết định thiết kế, phát triển và sản xuất một thế hệ máy bay với những ưu điểm vượt trội mới. 20 triệu USD là chi phí ban đầu cho 2 năm thiết kế ý tưởng được thực hiện bởi TAI. 80 USD tỷ đồng hoặc có thể lên đến 120 tỷ USD cho chi phí phát triển động cơ mới. Dự kiến, việc sản xuất các động cơ của máy bay sẽ được hoàn thành vào năm 2015, trong khi đó TAI sẽ phát triển khung máy bay và các thành phần khác.
10. PMF/FGFA
PMF/FGFA là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 được phát triển bởi Ấn Độ và Nga. PMF/FGFA được sản xuất dựa trên nguyên mẫu T-50 nhưng sẽ có 43 cải tiến so với nguyên mẫu cũ bao gồm tàng hình, siêu tốc, cảm biến tiên tiến, mạng và hệ thống điện tử chiến đấu… Hai nguyên mẫu riêng biệt sẽ được phát triển bởi Nha và Ấn Độ.
Chủ tịch AK Baweja từng khẳng định năm 2008: “Cả hai phiên bản của Nga và Ấn Độ sẽ có duy nhất 1 chỗ ngồi. Chiếc máy bay đầu tiên bắt đầu thử nghiệm ở Ấn Độ vào năm 2014 và có thể sản xuất rộng rãi vào năm 2022.
An Nguyên
2014-01-03 06:41:40
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/chiem-nguong-10-sieu-phao-dai-bay-dinh-cao-nhat-the-gioi-a120572.html