Trốn thoát khỏi trại giam 14 – Bắc Triều Tiên (Phần cuối)
Friday, December 27, 2013 19:28
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Với khao khát được ăn uống một cách thỏa thích – đối với Shin đó là sự tự do, anh đã quyết định thử chạy trốn với Park. Họ thỏa thuận rằng Shin sẽ cung cấp thông tin về trại giam và Park sẽ truyền bá kiến thức của ông một khi thoát khỏi Bắc Triều Tiên. 1/2/2005, khi hai người được giao nhiệm vụ làm việc gần một hàng rào chắn điện trên đỉnh ngọn núi cao 370 mét.
Chú ý lúc giao ca giữa hai người lính gác, cả hai đợi cho họ đi hết tầm nhìn rồi bắt đầu cuộc chốn chay. Park đi trước nhưng bị điện giật bởi hàng rào dây điện cao áp và bị chết ngay tại đó. Shin xoay sở để vượt qua hàng rào bằng cách sử dụng thân thể của Park như một tấm chắn điện và phải chịu bỏng nặng khi phần chân anh trượt qua sợi dây thấp nhất lúc bò qua người Park.
Sau khi trốn thoát, Shin chạy đến một cái kho thóc của một người nông dân gần đó và tìm thấy một bộ y phục quân đội. Mặc bộ quần áo này, anh giả vờ là một người lính và đi về phía bắc. Shin sống sót bằng việc ăn trộm và nẫng thức ăn của người khác – những kỹ năng mà anh đã học được trong trại giam. Shin không hề biết tiền là gì, nhưng chỉ trong vòng hai ngày sau khi trốn thoát, anh đã bán một túi gạo ăn trộm được để mua bánh và thuốc lá.
Cuối cùng, khi anh đi tới biên giới với Trung Quốc, anh đã hối lội người lính gác biên giới bằng thức ăn và thuốc lá. Anh hỏi có thể qua xem bên Trung Quốc thế nào được không, mấy người lính đồng ý và còn nói với theo anh: “nhớ đem về cho họ vài bao thuốc lá Tàu”.
Đến Trung Quốc, Shin tìm được công việc đầu tiên và bắt đầu đi khắp Trung Quốc để tìm đường tới Hàn Quốc. Những tháng ngày ở Trung Quốc cũng là gian nan vô cùng và phải cực kỳ cẩn thận nếu không muốn bị phát hiện. Một khi Shin bị phát hiện là người Bắc Triều Tiên, họ (quan chức địa phương Trung Quốc) ngay lập tức sẽ bị trả lại, bị tra tấn và xử bắn ngay lập tức.
Thế rồi một ngày, anh tình cờ được phát hiện bởi một nhà báo trong một nhà hàng ở Thượng Hải – người đã nhận ra được tầm quan trọng về câu chuyện cuộc đời của Shin. Nhà báo này đã đưa anh tới đại sứ quán Hàn để trú ẩn và từ đó Shin đi đến Hàn Quốc nơi anh phải trải qua một cuộc chất vấn nặng nề để người ta quyết định xem anh có phải là một kẻ ám sát do Bắc Triều Tiên cử đến hay không.
Câu chuyện của Shin được đưa ra công chúng và anh đã viết một cuốn sách về cuộc đời mình bằng tiếng Hàn. Tuy vậy, Shin cũng không tránh khỏi thất vọng khi nhiều người chỉ nhìn vào câu chuyện của anh một cách thương cảm hoặc biến nó trở thành hiện tượng để khai thác chứ không hề tỏ ra thấu hiểu vấn đề về quyền con người đang bị chà đạp ở Bắc Triều Tiên là một thực tại cần phải được giải quyết và tìm giải pháp cho nó.
Sau một thời gian, anh đã đến Bắc California Mỹ và đổi tên từ Shin In Geun thành Shin Dong-hyuk (Dong-hyuk là tên người nhà báo đã giúp anh đến Hàn Quốc và sau này bị đuổi việc do sự căng thẳng chính trị giữa ba nước Trung-Hàn-Bắc Triều) để làm việc cho một tổ chức phi chính phủ nhằm nâng cao nhận thức về sự đàn áp chính trị ở Bắc Triều Tiên. Tiếp đến, anh lại trở lại Hàn Quốc để mở chiến dịch kêu gọi tiêu diệt những trại giam tù nhân ở Bắc Triều Tiên.
Trong một cuộc phỏng vấn với Shin gần đây, người ta có hỏi anh một câu: Anh có hạnh phúc không? Shin trả lời: “có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ được hạnh phúc ngay cả khi tôi lập gia đình và có con. Những nỗi đau về thể xác và tinh thần sẽ còn theo đuổi tôi đến hết cuộc đời này”.
Rồi người khác lại hỏi: anh có ấn tượng gì nhất khi ra khỏi nhà tù? “Đối với tôi Hàn Quốc và Mỹ đều tốt. Thế nhưng cái giờ phút đầu tiên khi tôi chạy thoát và nhìn thấy mọi người ngay tại Bắc Triều Tiên đi lại tự do, mua bán hàng hóa, mặc quần áo đủ loại màu sắc chứ không phải chỉ độc bộ quần áo tù như mình. Tôi thực sự thấy ngỡ ngàng – với tôi đó là tự do”.
Khi viết cuốn sách về Shin, Blaine thực sự nhận thấy được nỗi đau và sự dằn vặt của Shin khi anh kể lại chi tiết về câu chuyện của mình. Ông nói: Shin không hề tuyệt vọng, bởi tuyệt vọng chỉ xảy ra khi người ta có hi vọng. Mà ở một người tù nhân như Shin, anh làm gì có hi vọng gì và không thể nhìn xa hơn viêc lo cho bữa ăn ngày mai của anh ta còn cực kỳ khó khăn.
Câu chuyện của Shin là một minh chứng cho sự tàn ác của chế độ chuyên chế gia đình trị ở Bắc Triều Tiên – một tội ác hủy diệt loài người vô cùng khủng khiếp. Mỗi ngày trôi qua, sẽ có thêm nhiều người bị bắt giữ và sinh ra tại những trại giam như thế, lớn lên và chết đi mà không một lần biết đến thế giới bên ngoài hàng rào dây thép điên – được sống như một con người.
Sẽ chẳng có mấy người may mắn sống sót được như Shin nhưng câu chuyện này vẫn để cho người ta hi vọng. Shin Dong-hyuk ngày nay là tích cực hoạt động vì quyền con người và anh hi vọng việc chia sẻ câu chuyện đầy đau khổ của mình trong trại giam 14 sẽ tạo động lực cho con người trên thế giới chung tay và nghĩ phương án giúp giải quyết sự bế tắc trong vấn đề khủng hoảng quyền con người ở Triều Tiên để giúp cho người Bắc Triều Tiên thực sự có được tự do.