ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Những vụ tham nhũng lớn nhất trong năm 2013
Thursday, December 12, 2013 1:12
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Có nhiều nhân vật tên tuổi trong các ngân hàng, tập đoàn kinh tế “dính chàm” trong năm 2013 nhưng Dương Chí Dũng, Nguyễn Đức Kiên và Huỳnh Thị Huỳnh Như được coi là 3 nhân vật dính án tham nhũng nghiêm trọng và gây xôn xao nhất trong năm qua.

Nói về các vụ án tham nhũng kinh tế tại Việt Nam, ông Nguyễn Hòa Bình – viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nêu quan điểm:” Đối với các vụ án tham nhũng và kinh tế, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước, khả năng thu hồi tài sản với các vụ án này không bao giờ đạt được 100% bởi những vụ án khi phát hiện thì trên thực tế sự việc đã xảy ra nhiều năm trước đó, không chỉ xảy ra trong quá trình điều tra. Nhưng tinh thần chung là phải thu hồi được càng nhiều càng tốt”

Theo người đứng đầu Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các vụ án tham nhũng liên quan đến lãnh đạo ngân hàng, tập đoàn kinh tế lớn đã khiến nền kinh tế bị hao hụt, gây ảnh hưởng không nhỏ cho xã hội.

Dưới đây là 4 đại án tham nhũng kinh tế gây xôn xao dư luận nhất trong năm 2013.  

1. Dương Chí Dũng – cựu chủ tịch Vinalines

Theo cáo trạng, trong thời gian Vinalines triển khai dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam, từ đầu năm 2007 đến hết năm 2008, Vinalines đã tiến hành tổ chức khảo sát, thương thảo, quyết định phương án mua, ký hợp đồng, thanh toán tiền, nhập khẩu ụ nổi 83M với Công ty AP (Singapore).

Bị cáo Dương Chí Dũng và 9 đồng phạm (Ảnh: vietnamplus)

Quá trình triển khai dự án, Dương Chí Dũng cùng đồng phạm đã không thực hiện quy định của nhà nước, gây thiệt hại cho Vinalines gần 367 tỷ đồng (tính đến ngày 17-5-2012). Trong số tiền thiệt hại này, Dũng, Phúc, Sơn, Chiều đã tham ô gần 1,7 triệu USD (tương đương hơn 28 tỷ đồng).

Cụ thể, ụ nổi 83M được sản xuất từ năm 1965 tại Nhật Bản, bị hư hỏng nhiều, không còn hoạt động và đã bị đăng kiểm Nga dừng phân cấp từ năm 2006. Công ty Nakhodka (Nga) là chủ sở hữu đưa ra giá để đàm phán là dưới năm triệu USD. Tuy nhiên, Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc vẫn chỉ đạo “phải lập báo cáo kết quả khảo sát để đủ điều kiện mua ụ nổi 83M qua Công ty AP không mua trực tiếp từ Nakhodka”. Sau đó, Dương Chí Dũng ký quyết định phê duyệt đầu tư mua ụ nổi này với giá trên 14 triệu USD…

2. Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt 4.000 tỷ đồng

Huỳnh Thị Huyền Như – nguyên quyền trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank chi nhánh TP HCM .

Theo đó, ngày 18/10, VKSND Tối cao ra cáo trạng truy tố bị can Huỳnh Thị Huyền Như về hai tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Võ Anh Tuấn, nguyên cán bộ văn phòng Vietinbank TP HCM, về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Liên quan vụ án, 21 bị can khác bị truy tố theo các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Cho vay lãi nặng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xảy ra tại TP HCM và TP Hà Nội. Trong số này có hơn 13 nguyên là trưởng, phó phòng, cán bộ phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, phòng Giao dịch Đinh Tiên Hoàng cùng thuộc Vietinbank và phòng Giao dịch Võ Văn Tần, Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, TP HCM.

Theo cáo trạng, từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2011, Huỳnh Thị Huyền Như đã thuê làm giả 8 con dấu để tạo lập các giấy tờ chứng từ, hợp đồng và trả lãi suất cao huy động tiền của các tổ chức, cá nhân, chiếm đoạt tổng số tiền gần 4.000 tỷ đồng.

3. Nguyễn Đức Kiên và các lãnh đạo Ngân hàng ACB

Kết quả điều tra cho thấy từ năm 2005 – 2011, Ngân hàng ACB huy động được từ dân lượng tiền nhiều với lãi suất cao, nhưng việc cho vay lại gặp nhiều khó khăn. Việc gửi liên ngân hàng cũng không thực hiện được, bởi nhiều ngân hàng cũng lâm vào tình trạng tương tự. Để giải quyết vấn đề này, Lý Xuân Hải – tổng giám đốc – đã đề xuất ủy thác cho nhân viên lấy tiền huy động được của dân đem gửi vào các tổ chức tín dụng khác để hưởng chênh lệch lãi suất.

Đề xuất này đã được Nguyễn Đức Kiên chấp thuận và chỉ đạo thường trực HĐQT Ngân hàng ACB thực hiện. Việc này được cụ thể hóa bằng nghị quyết HĐQT Ngân hàng ACB do ông Trần Xuân Giá làm chủ tịch, Lê Vũ Kỳ- phó chủ tịch, Lý Xuân Hải- TGĐ, Phạm Trung Cang và Trịnh Kim Quang là các thành viên cùng ký.

Ngay sau khi có nghị quyết này từ 2005-2011, Ngân hàng ACB đã ủy thác cho nhân viên ngân hàng và 4 Cty gửi tổng số tiền 130.785 tỉ đồng với lãi suất từ 8,5%-27%/năm và 81.258.329USD với lãi suất 3%-6%/năm vào 29 ngân hàng và đã thu được số tiền lãi là 6.279 tỉ đồng và 1.882.405USD, lãi chênh lệch vượt trần thu được là 258 tỉ đồng.

Chính vì là cổ đông lớn nên những tuyên bố của Nguyễn Đức Kiên đã tạo ra áp lực và quyền lực thao túng toàn bộ hoạt động của Ngân hàng ACB và làm mọi người ngầm hiểu là không thực hiện ý kiến của ông Kiên là không được. Vì vậy, mọi ý kiến của Nguyễn Đức Kiên sau đó đểu phải trở thành nghị quyết của HĐQT.

Cơ quan điều tra cũng kết luận, việc dùng tiền huy động, ủy thác cho các nhân viên gửi vào các tổ chức tín dụng là sai đối với Điều 106 Luật các Tổ chức tín dụng và làm sai lệch hệ thống thông tin liên quan đến báo cáo huy động từ dân cư của toàn hệ thống ngân hàng, làm rối loạn thị trường tiền tệ, gây hậu quả phi vật chất đặc biệt lớn trong việc ra chủ trương điều hành thị trường tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và điều hành việc thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ.

Cơ quan điều tra khẳng định, trách nhiệm chính của việc này là Nguyễn Đức Kiên. Ngoài ra, cơ quan điều tra còn khẳng định Nguyễn Đức Kiên trốn thuế cả trăm tỉ đồng.

4. Đại án tham nhũng Vifon

Bốn bị cáo trong vụ án bị truy tố về các tội danh Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Tham ô tài sản, Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo đó, Bị cáo Nguyễn Bi (SN 1949, ngụ Q.Phú Nhuận, nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Vifon) bị đề nghị 9 – 10 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, 10 – 11 năm tù về tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng cộng hình phạt mà Viện KSND đề nghị là 19 – 20 năm tù đối với bị cáo Bi.

Các bị cáo trước tòa

Bị cáo Nguyễn Thanh Huyền (SN 1955, ngụ Q.10, nguyên phó tổng giám đốc Vifon), bị đề nghị 18 – 20 năm tù về tội Tham ô tài sản, 10 – 12 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tổng cộng mức án Viện KSND đề nghị với bị cáo Huyền là 28 – 30 năm tù.

Các bị cáo Đàm Tú Liên (SN 1961, nguyên kế toán trưởng) bị đề nghị 6 – 8 năm tù; Dương Thị Mẫn (SN 1947, nguyên kế toán thanh toán) 5 – 7 năm tù và Ka Thị Thu Hồng (SN 1957, nguyên thủ quỹ Vifon) 5 – 7 năm tù, cùng về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Đồng thời, Viện KSND cũng đề nghị HĐXX xem xét, buộc bị cáo Huyền phải bồi thường cho Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) 9,8 tỉ đồng và bồi thường cho Vifon 300 triệu đồng.

Theo cáo trạng, từ năm 2002 – 2006, lợi dụng lúc công ty Vifon đang trong quá trình chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần, Huyền và Bi đã lập nhiều phiếu chi khống nhằm biển thủ tiền của công ty, sau đó hợp thức hóa thành tiền cá nhân rồi rút ra tiêu xài.

Tuấn Khanh (tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.