ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: phunutoday.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Những sự kiện nổi bật ngành giáo dục năm 2013
Friday, December 27, 2013 4:56
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Xã hội) – Bên cạnh những thành tích đáng kể trong các cuộc thi quốc tế của học sinh Việt Nam, năm 2013 ngành giáo dục đã chứng kiến hàng loạt vụ lùm xùm liên quan tới kiện tụng giữa các trường với Bộ GD-ĐT, cá nhân với Bộ trưởng …

1. Học sinh Việt Nam giỏi hơn Anh, Mỹ!

Theo kết quả đánh giá học sinh quốc tế PISA (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD) được công bố ngày 3/12, trình độ Toán học của học sinh Việt Nam đứng thứ 17 thế giới, cao hơn nhiều nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ.

Kết quả đánh giá học sinh quốc tế PISA (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế 0ECD) được công bố ngày 3/12
Kết quả đánh giá học sinh quốc tế PISA.

Việt Nam xếp thứ 8 về Khoa học (528 điểm), thứ 17 về Toán (511 điểm) và thứ 19 về Đọc hiểu (508 điểm). Riêng khu vực Đông Nam Á có 5 nước tham gia gồm Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia và Indonesia thì Việt Nam đứng thứ 2 sau Singapore.

Nhiều người tỏ ra bất ngờ bởi kết quả này. Họ cho rằng, nền giáo dục của Việt Nam còn thấp, môn Khoa học không được đưa vào chương trình học nên khó có thể có được một kết quả khả quan như vậy.

Tiến sĩ Lê Thị Mỹ Hà, Giám đốc Quốc gia PISA Việt Nam cho hay, kết quả PISA cao là một sự bất ngờ. Có nhiều yếu tố để ảnh hưởng tới kết quả, chẳng hạn học sinh mệt không thích làm bài thì nền giáo dục nước đó tốt đến mấy thì kết quả cũng ở mức độ vừa phải kể cả các nước có nền giáo dục tiên tiến như Anh, Mỹ.

Báo cáo trên công bố 3 năm/lần dựa theo các cuộc khảo sát trên hơn 500.000 học sinh ở độ tuổi 15 tại 65 quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ trên thế giới.

2. Cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng

Vào đầu tháng 7, Bộ GD-ĐT ban hành thông tư sửa đổi bổ sung nhóm đối tượng hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đại học. Đáng chú ý là việc cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng dự thi đại học. 

Quy định cộng điểm cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng khi thi đại học không được sự đồng tình của dư luận.
Quy định cộng điểm cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng khi thi đại học không được sự đồng tình của dư luận.

Thông tin này ngay lập tức đã dấy lên phản ứng của dư luận vì cho rằng, quy định như vậy là cứng nhắc, không thực tế. Nhiều người cho rằng, các bà Việt Nam anh hùng đều ở độ tuổi 80, 90. Ở  độ tuổi “gần đất xa trời” ít có trường hợp nào đi dự thi đại học, việc cộng điểm này không khả thi.

Giải thích cho việc cộng điểm này, Bộ GD-ĐT lý giải rằng anh hùng trước đây mà ngay bây giờ, người mẹ có con hy sinh được xác nhận liệt sĩ cũng được gọi là bà mẹ Việt Nam anh hùng. Như vậy, 40 tuổi, 50 tuổi, 60 tuổi, thậm chí là nhiều hơn nhưng người ta muốn đi học thì không ai ngăn cấm được vì là học tập suốt đời. Bên cạnh đó, quy định này thể hiện nghĩa tình xã hội đối với những người hy sinh vì đất nước, vì độc lập dân tộc.

Tuy nhiên, sau đó gần 1 tuần, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT lại ra thông tư bãi bỏ đối tượng ưu tiên bà mẹ Việt Nam anh hùng được cộng điểm thi đại học với lý do quy định này không phù hợp với thực tế.

3. Quỷ dữ đội lốt bảo mẫu hành hạ trẻ

Khi điểm lại những sự kiện nổi bật của ngành giáo dục năm 2013, sẽ là thiếu sót rất lớn nếu không kể ra các vụ bảo mẫu hành hạ trẻ mầm non. Liên tiếp trong thời gian gần đây, nhiều vụ người trông trẻ bạo hành trẻ em đã khiến dư luận phẫn nộ và bàng hoàng trước mức độ tàn nhẫn của những người mang danh bảo mẫu nhưng lại có hành động đội lốt quỷ dữ.

Mô tả ảnh.
Hình ảnh bảo mẫu tại trường mầm non tư thục Phương Anh hành hạ trẻ.

Sáng 17/12, một đoạn clip bạo hành trẻ mầm non dài hơn 8 phút ghi lại cảnh các bảo mẫu tại trường mầm non tư thục Phương Anh (18 đường Hiệp Bình, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, TP.HCM) liên tục dùng tay bóp cổ, gí đầu xuống đất, lấy khăn bịt mũi, tát bôm bốp vào mặt trẻ đã gây bức xúc, bất bình và dậy sóng trong dư luận.

Ngay trong chiều ngày 17/12, công an Q. Thủ Đức đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam 2 người gồm: Lê Thị Đông Phương (SN 1982, ngụ đường Nguyễn Duy, P.9,Q.8, là chủ trường mầm non Phương Anh) và Nguyễn Lê Thiên Lý (SN 1994, ngụ huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, là nhân viên cấp dưỡng) về hành vi “hành hạ người khác”. Vụ việc hiện vẫn đang được điều tra, làm rõ.

Trước đó không lâu, dư luận đã phải bàng hoàng trước cái chết thương tâm của bé trai 18 tháng tuổi, mà nguyên nhân là do chính bảo mẫu của bé – Hồ Ngọc Nhờ (18 tuổi, Cần Thơ) – gây ra. 

Nạn nhân trong vụ việc đáng thương này là cháu Đỗ Nhất Long (18 tháng tuổi) con của vợ chồng chị Võ Thị Huyền (24 tuổi, quê Nghệ An) và anh Đỗ Trọng Đức (27 tuổi, quê Bình Định).

Sáng 16/11, thấy Long khóc không chịu ăn cơm, Nhờ bế cháu bé lên dọa nhưng tuột tay làm bé té xuống nền nhà. Thấy bé khóc thét, Nhờ lại dùng chân đạp mạnh lên ngực và bụng cháu. Cô ta bỏ đi vệ sinh và hơn 20 phút quay ra thì thấy cháu bé nằm bất động dưới nền. Lúc này, Nhờ mới nhờ người chở bé đi cấp cứu nhưng Long đã tử vong do bị bầm tụ máu dưới da; màng sụn thanh khí quản bị sưng; khoang màng phổi có máu, dập phổi; rách, bầm túi máu vùng đáy tim; vỡ tiểu nhĩ; ổ bụng có máu tụ quanh gan; rách gan…

4. Bỏ chấm điểm cho học sinh lớp 1

Bộ giáo dục cho biết, bắt đầu từ năm học 2014, đối với lớp 1, giáo viên sẽ không chấm điểm trong suốt kỳ học mà chỉ nhận xét năng lực học tập của học sinh. Nếu chấm điểm, giáo viên không nên thông báo điểm số cho gia đình học sinh. Giáo viên tuyệt đối không có biểu hiện so sánh giữa các học sinh, chê trách học sinh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, với bất kỳ động cơ nào.

Năm học 2014, Bộ giáo dục có văn bản gửi tới các trường bỏ quy định chấm điểm đối với học sinh lớp 1
Năm học 2014, Bộ giáo dục có văn bản gửi tới các trường bỏ quy định chấm điểm đối với học sinh lớp 1.

Ngoài ra, các trường đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh. Thực hiện đánh giá học sinh theo hướng động viên, khuyến khích, ghi nhận sự tiến bộ hằng ngày của từng học sinh, giúp học sinh cảm thấy tự tin và vui thích với các hoạt động học tập.

Bộ GD-ĐT cho rằng, ở lứa tuổi của các học sinh không nên đặt nặng vấn đề điểm chác lên hàng đầu mà phải tạo cho học sinh phấn khởi mỗi khi đến trường lớp. Việc bỏ quy định cũng nhằm giảm áp lực cho học sinh về điểm số.

5. Thông qua “Đề án đổi mới toàn diện giáo dục”

Ngày 4/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI thông qua “Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Một trong những điểm nhấn của đề án này là sẽ tiến tới giao cho các trường tự chủ tuyển sinh, xây dựng phương án tuyển sinh riêng để thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy và học bậc phổ thông. Trong đề án đổi mới toàn diện giáo dục cũng xác định rõ chuyển từ cung cấp kiến thức cho học sinh sang phát triển năng lực cho học sinh.

Năm 2013 đánh dấu mốc quan trọng khi Trung ương thông qua đề án đổi mới giáo dục.
Năm 2013 đánh dấu mốc quan trọng khi Trung ương thông qua đề án đổi mới giáo dục.

Trong dự kiến đổi mới, việc áp dụng phương pháp dạy tích hợp sẽ khiến số môn học giảm đi, nội dung được xem xét chu đáo, không chồng chéo. Thiết kế chương trình theo hướng phân hóa sẽ phát huy năng lực riêng từng học sinh. Những điều này sẽ khắc phục tình trạng quá tải như hiện nay. Sau năm 2015, sách giáo khoa cũng có sự thay đổi để giảm bớt gánh nặng cho học sinh, chương trình, dự kiến chương trình sẽ giảm mạnh đầu các môn học để mỗi học kỳ học sinh không học quá 8 môn học.

6. Khống chế trần tốt nghiệp

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2012-2013 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp do Bộ GD-ĐT tổ chức tại Đà Lạt, Lâm Đồng, ngày 20/7, ngành giáo dục đã làm cho dư luận một phen té ngửa. Đó là trong phần tổng kết, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: Trong năm học vừa qua, toàn ngành giáo dục đã quyết định tỷ lệ tốt nghiệp THPT không được vượt quá tỷ lệ tốt nghiệp những năm trước, nhằm chống căn bệnh thành tích và siết chặt giám sát thi cử.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2012-2013 tại TP Hà Nội (ảnh minh họa)
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2012-2013 tại TP Hà Nội (ảnh minh họa)

Sau đó, một lãnh đạo Sở GD-ĐT đã tỏ thái độ rất bức xúc vì Sở này bị cắt thi đua do để tỷ lệ tốt nghiệp năm 2012 cao hơn năm trước thay vì đáng lẽ họ phải được khen theo lẽ thường.

Ngay sau khi thông tin lọt ra, trước sự bức xúc của dư luận, ông Nguyễn Vinh Hiển – Thứ trưởng Bộ GD-ĐT lý giải: “Với các yếu tố của quá trình dạy học còn nhiều hạn chế hiện nay, ai cũng hiểu được rằng tỷ lệ tốt nghiệp THPT tăng chạm ngưỡng tối đa là thực chất hay chưa thực chất. Nếu tỷ lệ quá cao của năm trước đã không thực chất thì việc tiếp tục tăng thêm nữa vào năm sau càng thể hiện sự thiếu quyết tâm thi thực chất. Bởi vậy, việc Bộ GD-ĐT bàn bạc trao đổi và thống nhất không tăng tỷ lệ tốt nghiệp là không hề vô lý”.

7. Thí sinh được mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013, Bộ GD-ĐT cho phép thi sinh mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi. Các vật dụng thí sinh được phép mang vào phòng thi gồm cả các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác. Với quy định này, lần đầu tiên Bộ chính thức thừa nhận tính hợp pháp thiết bị này trong phòng thi dù trên thực tế từ kỳ thi năm 2012 nó đã xuất hiện trong vụ bê bối thi cử Đồi Ngô.

Thí sinh được mang thiết bị ghi âm ghi hình vào phòng thi
Thí sinh được mang thiết bị ghi âm ghi hình vào phòng thi.

Sau đó, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 ở Hội đồng thi Trường THPT Quang Trung, Q. Hà Đông, Hà Nội cũng đã xuất hiện những clip vi phạm quy chế tương tự như Đồi Ngô năm trước. 

Mức độ phản ánh trong clip này được cả lãnh đạo Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT TP.Hà Nội chung nhận định là tuy không nghiêm trọng như vụ việc Đồi Ngô (Bắc Giang), tức là không có hiện tượng giải bài và ném bài giải nhưng cũng cho thấy cả giám thị, thí sinh đều có hành vi vi phạm quy chế.

8. Trường cao đẳng kiện Bộ GD-ĐT

2 tháng sau kết luận thanh tra Bộ GD-ĐT công bố trường bị đình chỉ tuyển sinh năm 2013-2014 (tháng 6/2013) thì tháng 8/2013 Trường CĐ ASEAN (Hưng Yên) quyết định đưa vụ việc ra Tòa án nhân dân TP.Hà Nội. Đây được xem là hiện tượng hiếm xảy ra trong quản lí nhà nước giữa bộ chủ quản và trường thành viên.

Trường CĐ ASEAN đã được tuyển sinh lại sau 2 tháng đình chỉ.
Trường CĐ ASEAN đã được tuyển sinh lại sau 2 tháng đình chỉ.

Đến ngày 19/9/2013, Trường CĐ ASEAN đã ra thông báo tuyển sinh trở lại. Cơ sở cho trường tuyển sinh trở lại bắt nguồn từ công văn số 6467/BGDĐT-GDĐH ngày 19/9/2013 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

9. Đóng cửa nhiều trường đại học

Năm 2013, Sở GD-ĐT Hà Nội kiến nghị lên Bộ GD-ĐT dừng hoạt động của Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu nghị và ĐH Quốc tế Bắc Hà. Sau khi đoàn kiểm tra liên ngành của UBND TP Hà Nội thanh kiểm tra tại 20 cơ sở đào tạo, liên kết đào tạo ĐH, CĐ, TCCN (gồm 4 trường công lập, 3 trường ngoài công lập, 5 trường ĐH, 4 trường CĐ, 2 trường TC không có trụ sở chính trên địa bàn HN) đã phát hiện ra nhiều sai phạm tại những cơ sở này.

Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị được Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị dừng hoạt động
Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị được Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị dừng hoạt động.

Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị thành lập từ năm 2007 nhưng chưa có cơ sở vật chất ổn định, di chuyển nhiều địa điểm trong 6 năm qua; bộ máy quản lý chỉ có một phó hiệu trưởng; đội ngũ giảng viên, nhân viên rất ít, không tương xứng với yêu cầu của một trường ĐH.

Còn trường ĐH Quốc tế Bắc Hà được thành lập và đăng ký trụ sở chính tại tỉnh Bắc Ninh, hiện đang tuyển sinh và đào tạo tại địa chỉ số 54 Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội nhưng chưa được sự đồng ý của UBND TP và Bộ GD-ĐT trong nhiều năm. Một số văn phòng đại diện của các trường đã dừng hoạt động nhưng không thông báo với các cơ quan có liên quan như văn phòng đại diện của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cơ sở chính tại TP HCM.

Bên cạnh đó, nhiều trường đại học “khan” sinh viên, có nguy cơ đóng cửa. Có những trường đầu tư cơ sở vật chất tốt, đội ngũ khá mạnh và chỉ tiêu không nhiều nhưng vẫn tuyển không được. PGS Trần Xuân Nhĩ – phó chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho rằng nhiều trường không tuyển nổi sinh viên, đang đứng trước nguy cơ “tự chết” nếu không được Bộ GD-ĐT tiếp sức.

10. Hủy quy định chức danh PGS ông Hoàng Xuân Quế

Năm 2013, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước vừa có quyết định hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS đối với ông Hoàng Xuân Quế – trường ĐH Kinh tế Quốc dân – sau khi Bộ GD-ĐT đã thu hồi bằng tiến sĩ do ông Quế “đạo luận án tiến sĩ với tỉ lệ sao chép lên đến 30%”.

Sau khi bị thu hồi chức danh Tiến sĩ, ông Hoàng Xuân Quế khởi kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT
Sau khi bị thu hồi chức danh Tiến sĩ, ông Hoàng Xuân Quế khởi kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Trong quyết định do Phó chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước Bùi Văn Ga ký, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước đã hủy bỏ công nhận chức danh PGS đối với ông Hoàng Xuân Quế và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS đã trao cho ông Quế năm 2009. Lý do Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước ra văn bản huỷ bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS của ông Hoàng Xuân Quế là do ông Quế đã không còn bằng tiến sĩ (vì Bộ GD-ĐT đã thu hồi) nên không đủ tiêu chuẩn PGS.

Ngay sau đó, ông Hoàng Xuân Quế đã khởi kiện Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận vì quyết định hành chính. Trong thông báo thụ lý vụ án, thẩm phán Hoàng Chí Nguyện nói rằng đã thông báo cho Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội và Bộ trưởng Phạm Vũ Luận biết cơ quan này đã thụ lý vụ án và yêu cầu bộ trưởng cho biết ý kiến về vụ kiện và các tài liệu liên quan đến vụ án trong vòng 15 ngày, kể từ ngày 30/10.

“Nếu hết thời hạn nói trên, người bị kiện là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và những người có nghĩa vụ liên quan không thực hiện thủ tục như Toà án yêu cầu thì phải chịu hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật” – thông báo nêu rõ.

Mai Mai (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.