ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ba phụ nữ nghi bị ‘tẩy não’, làm nô lệ suốt 30 năm
Tuesday, December 10, 2013 6:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Vào ngày 18/10, Vineeta Thornill, giám đốc điều hành của hội từ thiện Freedom nhận được cuộc điện thoại khẩn thiết từ một người phụ nữ sau khi chương trình Chống nô lệ hôn nhân của họ được phát đi gần 10 ngày trước đó.

Cuộc điện thoại khẩn

Josephine Herivel nhìn thấy Aneeta Prem, người sáng lập của hội từ thiện trên TV cùng với số điện thoại khẩn. “Cô ấy ghi nhớ và gọi cho chúng tôi”, Vineeta kể lại. “Họ muốn trốn thoát khỏi đó, tôi hỏi tình trạng của cô ấy thế nào và chúng tôi có thể làm gì để giúp cô ấy. Nhưng cô ấy thực sự chưa sẵn sàng cho tình huống này, cô ấy sợ chúng tôi”, “Không nói gì về việc mình bị ngược đãi hay bạo lực, điều duy nhất họ mong muốn là trốn thoát, họ lo sợ về tính mạng của mình, đó là điều dễ hiểu thôi”.

Phải mất hơn 1 tuần để tổ chức từ thiện và cảnh sát giành được sự tin tưởng của những người phụ nữ này. Họ gọi điện thoại chớp nhoáng tới hội từ thiện ngay khi họ có thể. Những nạn nhân đã không hy vọng họ sẽ được tìm ra bởi nơi họ sống chỉ là “một ngôi nhà bình thường, trong một con phố bình thường”.

Cuối cùng, 25/10, hai người phụ nữ, một người Anh – Rosie Davies, 30 tuổi, một người Ailen – Josephine Herivel, 57 tuổi đã gặp cảnh sát ở nơi định trước trong niềm vui sướng của toàn thể mọi người, “Mọi người có thể nghe tiếng hò reo khắp London, chúng tôi đã khóc rất nhiều, đó là những cảm xúc khó diễn tả”, “Những người phụ nữ ùa vào chúng tôi, họ khóc và không ngừng nói cảm ơn”, Aneeta xúc động.

Cảnh sát ngay lập tức đến nơi ở của họ và giải cứu Aishah Wahab – người Malaysia 69 tuổi đang trong tình trạng kiệt quệ sau cơn đột quỵ. “Không biết điều gì sẽ xảy ra nếu họ không gọi cho chúng tôi, chúng tôi như ngồi trên đống lửa cho đến khi cứu được họ ra”. 

Sian Davies, người đã chết năm 1996, Aishah Wahab, Josephine Herviel và Rosie Davies (ITV NEWS).

Những người này nhanh chóng được đưa đến một nơi an toàn và hưởng những điều kiện y tế tốt nhất có thể. Họ được chẩn đoán bị “tổn thương rất sâu sắc” cả về tinh thần. Cảnh sát nhận định rằng, dường như các nạn nhân đã bị “tẩy não” và ngược đãi về mặt cảm xúc.

Aravindan Balakrishnan, 70 tuổi gốc Ấn Độ và vợ là Chanda Pattni, 67 tuổi người Tazania bị bắt do những nghi ngờ vì giam giữ và cưỡng bức nô lệ, nghi phạm sẽ bị xét xử vào tháng 1 năm 2014.

Vì sao những nạn nhân lại tình nguyện làm nô lệ?

Câu hỏi lớn đặt ra, tại sao những người phụ nữ này bị giam giữ trong suốt 30 năm nhưng dường như không tìm cách trốn thoát, cũng như không ai phát hiện ra họ?

Câu chuyện bắt đầu khi Balakrishnan đến Anh vào năm 1963, lúc y 23 tuổi, theo một chương trình học bổng của Chính phủ Singapore.  Hắn nhanh chóng gia nhập vào Đảng Cộng sản Anh. “Balakrishnan là một người có sức hấp dẫn, khó có thể từ chối anh ta điều gì”, David Vipond, một người tham gia vào tổ chức của Balankrishnan bấy giờ nhận xét, “Hắn không coi bản thân mình thuộc tầng lớp bình dân. Hắn nghĩ mình là một yếu nhân”.

Đến 1968, Balakrishnan đã trở thành thành viên cao cấp của tổ chức, từ đây, hắn bắt đầu bộc lộ tư tưởng về sự “tôn sùng” của mình, “Chúng tôi bị hắn nhồi nhét rằng chúng tôi là những con người liêm khiết nhất. Dù chỉ được ngủ 3 hay 4 giờ mỗi đêm, nhưng nếu bạn lỡ một buổi họp với lý do kiệt sức hay thiếu ngủ thì bạn sẽ bị quy kết là kẻ phản bội. Hắn sẽ kết tội rằng bạn chỉ biết đến bản thân mình mà bỏ rơi đồng loại”.

Balakrishnan kết hôn với Chanda năm 1971, cả hai chuyển về phía Nam London và mở một hiệu sách lấy tên: “Học viện tư tưởng Mác – Lênin và Mao Trạch Đông”. Balakrishnan treo ảnh Chủ tịch Mao Trạch Đông trong “Học viện”, giăng cờ đỏ trên tường, thậm chí còn cấp thẻ đảng và trao huy hiệu riêng cho các thành viên đi theo hắn, việc đi chợ thường ngày được hắn coi là “hoạt động chính trị”.

Năm 1975, Đảng Cộng sản Anh nhận ra sự bất thường của Balakrishnan và khai trừ hắn ra khỏi đảng vì vi phạm kỷ luật Đảng do “các hoạt động ly khai”. Balakrishnan rao giảng khắp nơi rằng Giáo phái của hắn đã và đang đánh bại phương Tây, giải phóng cho tầng lớp áp bức.

Công việc của các tín đồ trong giáo phái là canh chừng tất cả những điều bất trắc có thể xảy đến, sẵn sàng chiến đấu trong mọi hoàn cảnh. Xe cứu hỏa đi ngang qua cửa hàng cũng được coi là một “biện pháp tâm lý” của Chính quyền. Balakrishnan và đồng sự thậm chí đã lên kế hoạch lật đổ chế độ Tổng thống Singapore Lý Quang Diệu thời đó, hắn bị Chính phủ Singapore tước quyền công dân.

Sian Davies, cô của Rosie Davies được cho là đã đến “Học viện” năm 1973 và ngày càng lún sâu vào giáo phái của Balakrishnan, cô ngày càng xa rời bạn trai và gia đình, sau đó biệt tích. Cảnh sát khám phá ra rằng cô này đã chết tại bệnh viện 7 tháng sau khi rơi khỏi cửa sổ “Học viện”.

Cô Wahab, được cho là cũng bị lôi kéo theo cách này. Gia đình Wahab cho biết, họ đã không nhìn thấy Wahab từ năm 1967, các lá thư vẫn được gửi cho nhau nhưng càng ngày càng ít, một ngày, giáo phái đã dẫn Wahab đến con đường tự cắt đứt liên lạc với tất cả mọi người.

Josephine Herivel – Josie, đã như hai người phụ nữ khác, bị dần kéo vào những tư tưởng lệch lạc, bệnh hoạn của Balakrishnan và biến mất, cắt đứt hoàn toàn với gia đình sau khi giành một giải thưởng âm nhạc năm 1974.

“Học viện” bị đóng cửa năm 1978 sau những hoạt động quá khích, giáo phái bị tập kích và tan rã, một số thành viên bị trục xuất khỏi Anh. Balakrishnan đưa 3 tín đồ của mình chạy trốn vào bóng tối.

Bí mật bị phơi bày

Rosie Davies được sinh ra trong thời điểm này, cô được nuôi dưỡng và đi theo cùng nhóm ngay từ khi mới lọt lòng, không ai hỏi đến cô là ai, tất nhiên, không ai quan tâm đến việc cô có được đi học hay không. Và mọi việc chắc chắn sẽ mãi chìm trong lãng quên nếu Freedom nhận được cuộc gọi của Josephine.

Mahtum, chị gái của Wahab nói rằng em gái bà xuất hiện trong tình trạng tinh thần rất tốt và nói tiếng Anh tốt hơn tiếng Malaysia, Wahab cũng không phàn nàn gì về điều kiện sống hay có bất cứ cáo buộc nào đối với những kẻ giam cầm họ. “Khi tôi hỏi, cô ấy chỉ im lặng. Cô ấy muốn tôi cảm nhận rằng cô ấy đang hạnh phúc. Cô ấy nói: Em có bạn bè ở đây, em đang làm việc ở đây. Công việc của em rất quan trọng và em không thể tiết lộ cho bất kỳ ai. Aishad bảo tôi: aÊđã có đủ tất cả, em có bạn bè, họ quý mến em và em cũng rất thương yêu họ, họ giúp đỡ em rất nhiều”.

Hai người phụ nữ còn lại cũng sẽ được gặp gỡ gia đình, những gì họ nói ra sẽ là bằng chứng làm sáng tỏ những điều cảnh sát đang nghi ngờ: “Đồng chí Balakrishnan” giam giữ nô lệ của mình trong suốt 3 thập kỷ bằng những chiếc còng vô hình – một thứ tà phép tâm lý màu nhiệm, sau rất nhiều lần, đã bị phá bỏ bởi chính quyền mà hắn thù ghét.          

Hà Thu (Theo Telegraph, Guardian, Dailymail)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.