Cũng tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam sẽ xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức với quy mô 1.000 giường. Cả 2 bệnh viện này đều do Bộ Y tế quyết định đầu tư thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương từ năm 2013 – 2016.
Tại Tp.HCM, Thủ tướng chấp thuận đầu tư Bệnh viện Nhi đồng Tp.HCM với mục tiêu là bệnh viện tuyến cuối làm nhiệm vụ như bệnh viện tuyến Trung ương, quy mô đầu tư 1.000 giường do UBND thành phố quyết định đầu tư, xây dựng mới tại huyện Bình Chánh.
UBND Tp.HCM cũng là cơ quan được Thủ tướng cho phép quyết định đầu tư cơ sở 2 của Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM, là bệnh viện tuyến cuối làm nhiệm vụ như bệnh viện tuyến trung ương, quy mô đầu tư 1.000 giường, tại quận 9. Cả 2 bệnh viện này đều được thực hiện từ năm 2013 – 2015.
Ngoài ra, Thủ tướng cho phép Bộ Quốc phòng là cơ quan quyết định đầu tư xây dựng Viện chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện 175 Bộ Quốc phòng, quy mô 500 giường, xây dựng trong khuôn viên của Bệnh viện Quân đội 175 – Bộ Quốc phòng tại Tp.HCM, thời gian thực hiện từ năm 2014-2016.
Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ Y tế, Quốc phòng và UBND Tp.HCM chỉ đạo lập dự án cụ thể theo hướng hiện đại, kỹ thuật cao; xác định suất đầu tư, tổng mức đầu tư của từng dự án.
UBND TP. Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Hà Nam chịu trách nhiệm bảo đảm kinh phí giải phóng mặt bằng, giao đất sạch cho chủ đầu tư để sớm triển khai thực hiện các dự án. Bộ Tài chính có nhiệm vụ bố trí nguồn vốn cho 5 dự án trên trong thời gian 3 năm 2014 – 2016.
Được biết, nhằm triển khai đồ án quy hoạch Thủ đô, hiện Bộ Y tế và UBND thành phố Hà Nội cũng đang lên kế hoạch để di dời một phần hoặc toàn bộ một số bệnh viện lớn tuyến Trung ương nằm trong nội thành đang bị quá tải ra khu vực ngoại thành, trong đó có Bệnh viện Bạch Mai, Phụ sản Trung ương, Nhi Trung ương, Việt Đức, Viện K, Tai Mũi Họng, Lao và Bệnh phổi Trung ương…
VnEconomy
2013-11-07 20:23:56