ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vẻ đẹp của nơi được mệnh danh là “Nam Thiên đệ Tam động”
Thursday, November 28, 2013 0:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Mặc dù không không được nhiều người biết đến như đệ nhất động -  động Hương Tích hay đệ nhị động – Tam Cốc Bích Động nhưng vẻ đẹp của Địch Lộng, động nằm giữa ranh giới hai tỉnh Hà Nam và Ninh Bình cũng không hề thua kém gì. Động này đã được vua Minh Mạng ban cho 5 chữ “Nam Thiên đệ Tam động”.

Từ chùa Hạ  bước qua 105 bậc đá , du khách sẽ đến cửa động đề 6 chữ: “Nham Sơn động, Cổ Am tự” là tên “cúng cơm” của Động – Chùa Địch Lộng. Hai bên cửa động có hai tượng Hộ Pháp và tại mái vòm hang đá cao 8 m treo quả chuông nặng gần một tấn được đúc từ thời nhà Nguyễn. Tại “Sân trước” động có phủ thờ Bà Chúa Thượng Ngàn, phủ thờ Đức Thánh Mẫu; hai “giếng ngọc” quanh năm đón những giọt nước từ nhũ đá liên tục nhỏ xuống mát rượi và tượng ông Thiện, ông Ác cưỡi trên sư tử. Đứng tại “sân” này, phía bên phải là chùa mà với “mái” là vòm hang cao khoảng 20 mét, sâu khoảng 30 – 40 mét và có khá nhiều tượng được sắp xếp từ ngoài vào trong, từ thấp lên cao, đặc biệt là 3 pho tượng Tam Thế Phật sơn son thếp vàng được ban vào thời vua Thiệu Trị.

chùa Địch Lộng

Động Địch Lộng nằm ở lưng chừng núi, gồm ba hang liền nhau: Hang thứ nhất là nơi thờ Phật nên cũng gọi là chùa Địch Lộng; hang thứ hai là hang Tối, giống như một không gian nghệ thuật, hội tụ những tác phẩm chạm khắc tuyệt tác của tạo hóa từ nhũ đá có hình thù, màu sắc khác nhau. Không chỉ lấp lánh như cầu vồng, nhũ đá ở đây còn thay đổi màu sắc theo ánh sáng mặt trời, tạo cảnh đẹp lung linh huyền ảo cho hang; hang thứ ba là hang Sáng, ở vị trí trên cao lại có khoảng lộ thiên, cửa hang thắt hẹp lại nên mỗi khi có gió thổi mạnh vào trong hang, phát ra âm thanh nghe như tiếng sáo, có lẽ vì vậy mà động này có tên là Địch Lộng – “địch” nghĩa là sáo, “lộng” nghĩa là gió.

động Địch Lộng

Nhũ đá trong động Địch Lộng

 Không chỉ đẹp mà còn tiện đường giao thông nên Động – Chùa Địch Lộng thường được nhiều người thăm viếng. Tương truyền một lần trên đường trở về kinh đô Huế, vua Minh Mạng quyết định ghé thăm nơi đây. Lúc thuyền sắp phải qua Kẽm Trống, nhà vua được viên quan cận thần đọc cho nghe bài thơ Kẽm Trống của nữ sĩ Xuân Hương. Cho là quá dung tục, ngài bắt dân ở địa phương đào một con sông khác để thuyền không phải “chui” qua Kẽm Trống.

Cùng với nét đẹp mê hồn, Động – Chùa Địch Lộng còn là di tích lịch sử trong kháng chiến chống Pháp và là nơi điều trị cho các nạn nhân của bom đạn Mỹ những năm chiến tranh ác liệt.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.