ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tòa án đã chôn vùi trang tải nhạc miễn phí đầu tiên như thế nào?
Friday, November 22, 2013 19:45
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tòa án đã chôn vùi trang tải nhạc miễn phí đầu tiên như thế nào?

Nội dung nổi bật:

- Napster, website chia sẻ nhạc MP3 miễn phí đầu tiên, bị các hãng âm nhạc đâm đơn kiện với lý do hãng đã vi phạm luật bản quyền và khiến họ thiệt hại hàng tỷ đôla.

- Napster phản biện: Họ không ăn cắp nhạc mà chỉ tạo dịch vụ “thu Âm Tại Gia” cho người dùng.

- Tòa án phán quyết:

(i) “Máy tính” không được coi là thiết bị thu âm.

(ii) Theo 4 tiêu chí sử dụng hợp lý của “Luật Bản Quyền”: mục đích, bản chất của tác phẩm, số lượng và mức độ ảnh hưởng, Napster “hỏng” tất.

- Kết cục: Đóng cửa sau 1 năm thua kiện.

- Bài học:

(i) Napster hoàn toàn có thể tìm ra một mô hình có lợi cho cả hai bên để “điều đình” với các hãng âm nhạc nhưng hãng đã không làm vậy.

(ii) Các hãng lớn “chỉnh” Napster quá dễ dàng vì Napster mới chỉ là một công ty khởi nghiệp nhỏ.

(iii) Cẩn thận khi giải quyết những khiếm khuyết của các “ông lớn” trong ngành.

(iv) Dù sao Napster cũng đã thay đổi lịch sử của ngành nhạc số.


Thành lập năm 1999, Napster là một trong những website P2P đầu tiên cho phép người yêu âm nhạc chia sẻ file nhạc MP3 miễn phí. Đây là cuộc cách mạng của ngành nhạc số vì người nghe nhạc không còn phải móc vĩ mua đĩa CD đắt tiền như trước nữa. Hàng chục triệu người tham gia vì Napster rất đơn giản, dễ dùng, dễ truy xuất, dễ chia sẻ trên phạm vi toàn cầu.

Tác giả của “cuộc cách mạng” này chỉ là hai thanh niên 17 tuổi là Shawn Fanning và Sean Parker. Họ gặp gỡ nhau vì cùng có có tài năng công nghệ và đam mê âm nhạc.

Sóng gió kiện tụng

Bài cùng series:

“Tôi chia tay bạn trai vì anh ta không chịu cạo râu”

Chơi khăm khách hàng, trò đùa xuất sắc của NIVEA

Buộc đối tác mua hàng với giá gấp rưỡi, mặc cả kiểu gì?

150 năm vịt quay Bắc Kinh, bại vì đâu?

Có nên chộp giật khi thời cơ xuất hiện

Xem toàn series

Các hãng thu đĩa không thích điều này! Họ đâm đơn kiện với lý do Parker và Fanning là những kẻ cắp, vi phạm luật bản quyền, kinh doanh trên mồ hôi nước mắt của người khác khiến họ thiệt hại hàng tỷ đô la.

Trong đơn kiện, Hiệp hội thu thanh Mỹ (RIAA) lên án Napster đã làm họ thiệt hại hàng tỷ đô, tiếp tay cho hành vi vi phạm bản quyền và kiếm tiền trên công sức của các nghệ sĩ và người sở hữu bản quyền.

Về phần Napster, hãng tỏ ra thách thức và tuyên bố tìm cách “mở mọi cánh cửa pháp luật để duy trì hoạt động của website”.

XEM THÊM: Sean Parker chi 9 triệu USD làm đám cưới mô phỏng phim giả tưởng

Bị cáo Napster: ‘Tôi vô tội!’

Napster đưa ra các lý do “phản pháo”:

Dịch vụ của hãng được bảo vệ bởi luật “Thu Âm Tại Gia”. Luật này cho phép người dùng thu lại các chương trình âm nhạc tại nhà cho mục đích cá nhân.

Hai nhà sáng lập so sánh Napster với đầu ghi âm video. Chính Tòa án Tối cao Hoa Kỳ từng cho phép người dùng ghi lại các tiết mục truyền hình, nếu thế phải bao gồm cả Napster mới đúng!

Napster được sinh ra để tiết kiệm thời gian cho người dùng khi phải lang thang qua nhiều trang web để lần mò ra ca sĩ, bài hát mình đang cần, nó khắc phục những khiếm khuyết của ngành nhạc số thời bấy giờ.

Quan trọng nhất, Napster không lưu trữ nội dung, hãng chỉ đơn thuần cung cấp một mạng lưới trao đổi và không theo dõi các tập tin được giao dịch. Người dùng chia sẻ bản sao của những tác phẩm được thu lại, điều này hoàn toàn hợp pháp so với “nguyên tắc sử dụng hợp lý” (Fair Use Doctrine).

Tòa phán: ‘Máy tính đâu phải thiết bị thu âm’

Tòa án đã chôn vùi trang tải nhạc miễn phí đầu tiên như thế nào? (1)
Sean Parker (trái) và Shawn Fanning (phải), hai nhà sáng lập Napster. Sau này Sean Parker cũng là Chủ tịch đầu tiên của Facebook.

Tòa án phúc thẩm Liên bang khu vực 9 lập luận: Luật “Thu Âm Tại Gia” không thể giúp gì cho Napster, bởi theo định nghĩa, máy tính cá nhân không phải là một thiết bị thu âm.

Thêm nữa, Napster có vi phạm hay không, phụ thuộc vào bốn nguyên tắc sử dụng hợp lý nêu trong mục 107, Luật Bản Quyền như sau:

1. Mục đích sử dụng

Napster copy liên tục các file nhạc nhằm “tiết kiệm chi phí mua nhạc có bản quyền” mà chưa được sự cho phép của người sở hữu. Website mang lại lợi thế kinh tế đáng kể cho người sử dụng. Ngoài ra, hãng có thể hưởng lợi từ việc cho thuê quảng cáo.

Vậy, Napster mang mục đích thương mại!

2. Bản chất của tác phẩm được sử dụng

Công trình sáng tạo được bảo vệ chặt chẽ hơn công trình mang tính thực tế. Sáng tác và thu âm nhạc về bản chất là những công việc “sáng tạo”.

Napster vi phạm yếu tố này!

3. Lượng tác phẩm được sử dụng

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ từng công nhận cá nhân được phép ghi lại các tiết mục truyền hình để sau đó xem tại nhà. Nhưng ở đây, tòa án lập luận rằng Napster đã “sao chép số lượng lớn toàn bộ tác phẩm”, do đó đi ngược lại với nguyên tắc, mặc dù tòa cũng chẳng giải thích rõ thế nào là “sao chép số lượng lớn” và nó khác với những ví dụ kia ra sao.

Một lần nữa, Napster “hỏng”!

4. Tác động

Hành động này ảnh hưởng tiêu cực đến doanh số thị trường đĩa CD, gây nguy hiểm cho tương lai thị trường kỹ thuật số.

Napster khiến RIAA thiệt hại hàng tỷ đôla.

Cuối cùng, tòa phán quyết Napster buộc phải ngừng hoạt động.

XEM THÊM: Tranh chấp kinh doanh, nên hòa giải hay nên kiện tụng?

Kết cục: Chỉ còn là lịch sử

Sau hơn một năm đối đầu với kiện tụng, hãng dịch vụ âm nhạc trực tuyến Napster phải nộp đơn xin phá sản. Website ngừng hoạt động vào năm 2001.

Nguyên nhân là lợi nhuận của công ty đã ở con số âm, chi phí khổng lồ cho những vụ kiện tụng pháp lý khiến Napster không thể trụ nổi.

Sau đó, công ty được hãng truyền thông châu Âu Bertelsmann AG mua lại với giá 8 triệu USD.

Bài học

- Đáng ra Napster hoàn toàn có thể “biến địch thành bạn”, tìm kiếm một mô hình chia sẻ doanh thu có lợi cho cả hai bên. Nhưng vì hào hứng thái quá trước tốc độ tăng trưởng ngoạn mục, hãng không nhận thấy rằng mình cần một “mục tiêu con người” để hướng đến các đối tác thu âm quan trọng này. Thay vào đó, Napster lại tuyên bố đầy thách thức sẽ tiếp tục bất kể ngành công nghiệp âm nhạc có đứng về phía mình hay không.

- Được tài trợ bởi các hãng âm nhạc lớn, RIAA không thiếu gì tiền còn các công ty non nớt như Napster phải đếm từng đồng lãi. Hễ dính đến kiện tụng là công ty không những mất tiền mà còn xao nhãng làm ăn. Đây là điểm yếu các “ông lớn” tóm lấy để “chỉnh” Napster khi nó dám ho he thay đổi ngành âm nhạc.

- Khi bắt đầu khởi nghiệp, nên cân nhắc khi định tập trung vào giải quyết vấn đề của một công ty lớn. Họ không biết họ có khuyết tật và thực ra, “sai cũng thành đúng” bởi đó là cách họ trở nên lớn mạnh từ ban đầu. Các hãng thu âm không biết rằng cách phân phối tác phẩm kỹ thuật số của họ đang có vấn đề và cũng không mấy hứng thú với giải pháp được đưa ra bởi một công ty “nhóc tì”.

- Dù sao, Napster vẫn là người tiên phong cho một cuộc cách mạng làm thay đổi ngành nhạc số. Câu chuyện của Napster được xếp vào một trong mười sự kiện Internet làm thay đổi thế giới của thập kỷ qua.

>> ‘Bụi đời chợ Lớn’ – Nhìn dưới góc độ luật gia

Thùy An

Theo Trí Thức Trẻ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.