ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: infonet.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tập Cận Bình không ‘quyền lực’ như vẫn tưởng?
Thursday, November 14, 2013 16:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thứ sáu 15/11/2013 06:30

Giới quan sát và bình luận chính trị quốc tế cho rằng, dù đã nắm trong tay cả 3 vị trí quyền lực nhất của Trung Quốc là Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Chủ tịch Ủy ban quân ủy trung ương (nắm quân đội) nhưng ông Tập Cận Bình không thực sự quyền lực như người ta nghĩ bởi ông này vẫn chưa thể thoát được sự ảnh hưởng của các tiền nhiệm như Giang Trạch Dân hay Hồ Cẩm Đào.

Ông Tập Cận Bình vẫn chưa thể thoát khỏi hoàn toàn sự ảnh hưởng của các cựu Tổng bí thư tiền nhiệm như Giang Trạch Dân hay Hồ Cẩm Đào. (Ảnh minh họa)

Quan điểm này có thể khiến nhiều người không đồng tình bởi những gì ông Tập đã thể hiện qua hơn một năm đã cho thấy “bàn tay sắt” của ông đã và đang dần dần thể hiện dấu ấn đối với Trung Quốc. Thêm vào đó, hồi cuối tháng 10 vừa qua, tạp chí Forbes (Mỹ) đã xếp hạng Tập Cận Bình là nhân vậ quyền lực thứ 3 trên thế giới chỉ sau Tổng thống Nga V.Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Bình luận về vấn đề này, hãng tin Reuters (Anh) cho rằng những gì thể hiện trên chính trường Trung Quốc thời gian qua cho thấy ông Tập là một người rất cứng rắn. Ông liên tục tấn công vào nạn tham nhũng và tái khởi động các cuộc sinh hoạt dân chủ trong đảng cộng sản Trung Quốc hay gia tăng áp lực đối với xã hội công dân. Tuy nhiên, Reuters dẫn nguồn “một số người thạo tin” trong đảng cộng sản Trung Quốc và chính phủ nước này tiết lộ rằng: “Nhiều lần, ông Tập đã thử thông qua các quyết định của mình trong đảng nhưng không thành. Tuy nắm các chức vụ tối cao trong đảng, chính phủ và quân đội nhưng trên thực tế ông Tập không dễ để thực hiện các ý đồ của mình”.

Lập luận của Reuters chủ yếu dựa vào việc ông Tập Cận Bình không thể xóa bỏ chế độ “giáo dục cải tạo lao động”. Theo hãng thông tấn Anh, cha của ông Tập là cố Phó thủ tướng Tập Trọng Huân đã bị hàm oan trong Cách mạng Văn hóa nên ông “căm ghét đến xương tủy” chế độ “giáo dục cải tạo lao động” cũng như việc bắt giữ cưỡng bức. Vì lẽ đó, đầu năm nay, thông qua Bí thư Chính pháp trung ương Mạnh Kiến Trụ, ông Tập đã đưa ra kiến nghị xóa bỏ chế độ cải tạo lao động nhưng cuối cùng đã bị phe bảo thủ ngăn chặn. Cũng theo Reuters, 2 vị tiền nhiệm là các cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào vẫn còn “cài cắm” một lượng lớn đồng minh và thân tín của mình trong đảng cộng sản Trung Quốc. Hơn nữa, họ vẫn còn uy tín tương đối lớn.

Ông Tập Cận Bình vẫn chưa có đủ đồng minh chính trị để hoàn toàn nắm quyền quyết định.

Một dẫn chứng nữa mà Reuters đưa ra là việc ông Tập đã không thể “đưa người của mình” vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban quân ủy trung ương hồi năm ngoái. Khi đó, ông Tập có ý định đưa Thượng tướng Trương Hữu Hiệp làm phó cho mình nhưng cuối cùng việc này đã bị ông Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào phủ quyết. Sau đó, tướng Trương Hữu Hiệp chỉ có thể là Ủy viên và Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần.

Bên cạnh đó, cố vấn cốt cán nhất của ông Tập Cận Bình là Phó bân thường trực Ban nghiên cứu chính sách trung ương Hà Nghị Đình đã không thể thay thế ông Vương Hộ Ninh – một tâm phúc số 1 của ông Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Hà Nghị Đình sau đó chỉ có thể làm Phó hiệu trưởng thường trực Trường Đảng trung ương Trung Quốc. Đây chỉ là một số dẫn chứng cho thấy ông Tập Cận Bình vẫn chưa hoàn thành công cuộc củng cố quyền lực của mình.

Ngoài vấn đề bổ nhiệm dân sự, Reuters còn cho rằng dù đứng ở hậu trường nhưng các ông Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào vẫn có quyền phủ quyết một số quyết sách kinh tế, chính trị quan trọng mà ông Tập khởi xướng. Ví dụ, trong vấn đề cải cách tỷ giá hối đoái, hệ thống ngân hàng và xây dựng khu mậu dịch tự do Thượng Hải gần đây. “Thể chế Tập – Lý” (cách gọi Tổng bí thư Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường trong chính giới Trung Quốc) đã vấp phải những sự phản đối vô cùng mạnh mẽ của một số thế lực ở Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành…

Tuy nhiên, một số học giả lại tỏ ra nghi ngờ “nguồn tin thân cận” mà Reuters khai thác được. Một tờ báo Trung Quốc cho biết, mới đây Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tuyên bố rằng cuối năm nay sẽ có phương án cụ thể về việc xóa bỏ chế độ cải tạo lao động và cũng không có bằng chứng nào cho thấy ông Tập đứng sau chủ trương này.

Học giả chính trị độc lập ở Bắc Kinh, bà Cao Du cho rằng “thông tin mà Reuters đưa ra có lý nhưng không đủ chứng cớ”. Quả thực ông Tập Cận Bình vẫn chưa nắm đủ quyền lực và chưa đủ đồng minh  chính trị cùng với việc “thế hệ đỏ thứ 2” (con của các nhà lãnh đạo tiền bối) vẫn chưa hoàn toàn ủng hộ ông Tập.

Lê Trí

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.