ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: phunutoday.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
“Dị nhân” bán trứng
Saturday, November 2, 2013 22:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Xã hội) – Nhiều năm qua, người dân TP Trà Vinh cứ nhìn nhau cười mỗi khi thấy anh Cao Thái Hoàng (37 tuổi) chạy xe máy đội cái thúng bán trứng nặng hàng chục ký trên đầu mà chưa một lần đổ ngã.

Gia đình nghèo, đội thúng bán trứng như làm xiếc trên đường phố là nghề chính nuôi vợ và hai con nhỏ của anh Hoàng. Người dân TP Trà Vinh quen gọi anh là “ông hoàng hột vịt lộn”.

Cái đầu dính như keo

Căn nhà anh Hoàng thuê nằm sâu trong hẻm nhỏ, đường vào lởm chởm đá, hai bên dây thép gai khiến người ra vào e ngại. Ấy vậy mà anh đội thúng bán trứng, thản nhiên lái xe máy lao vun vút khiến mọi người thán phục. Nói về khả năng dị biệt, anh kể ngày xưa sống với cha mẹ nuôi nghèo khó, thuở nhỏ phải nghỉ học bán bánh tiêu giúp gia đình. Một hôm, đám bạn bán bánh thách thức xem ai đội mâm trên đầu không vịn tay đi xa nhất sẽ không phải trả tiền cơm. “Thấy ai đi một đoạn cũng rớt mâm, tôi liền buông tay đi thử – Hoàng nhớ lại rồi tiếp – Ngộ ghê, cái mâm không rớt, nó dính chặt trên đầu tôi như dán keo. Chạy cũng không rớt, đạp xe đạp cũng không rớt, các bạn vỗ tay hoan hô”. Từ đó Hoàng vừa đi bán bánh cam vừa làm xiếc, xoay mâm trên đầu quay tròn, mua vui để mọi người thích thú, mua nhiều bánh cam hơn.

Dị nhân bán trứng Cao Thái Hoàng (Ảnh: Sơn Bình)

Lớn hơn chút, Hoàng nghỉ bán bánh cam chuyển sang đội thúng bán trứng bằng xe máy. Và cũng thật lạ, xe máy chạy vù vù, thúng trứng đội trên đầu mà chưa bao giờ rớt. Với biệt tài ấy nên nhiều người mua ủng hộ, làm ăn khấm khá hơn. Hoàng khoe: “Đội bán cả ngày cũng kiếm được hơn một trăm ngàn đồng tiền lời, đủ lo cho vợ con sống qua ngày”. Hỏi anh có bao giờ bị té xe, rớt thúng trứng chưa, Hoàng cười trả lời: “Mấy chục năm qua chưa từng bị té xe, nếu muốn rớt cái thúng trừ khi ai đó lấy cây đập phá. Không chỉ đội thúng mà đội mâm, đội ly, đội bếp lò, đội trái cây, chai nước… loại nào cũng dính chặt lên đầu tui, lạ lắm”.

Để chứng minh mình không “nổ”, Hoàng mượn trái dừa tươi tại một quán nước ven đường, đội lên đầu thong thả đi tới đi lui khiến mọi người trầm trồ khen ngợi. Rồi anh lại mượn chai dầu ăn để lên đầu, nổ máy xe chạy lòng vòng mà không rớt khiến người đi đường không nhịn được cười. Nhìn vào đôi tay chai sạn, đen đúa, Hoàng chợt chùng xuống rồi thủ thỉ: “Tui sống sao cũng được, chỉ thấy tội cho vợ và hai đứa con. Thôi ráng mua vui cho thiên hạ, bán được trứng đặng lo cho sắp nhỏ đến trường là vui rồi”.

Nghèo cho sạch…

Bà Nguyễn Thị Duyên, chủ khu nhà trọ nơi anh Hoàng thuê, cho biết anh sống lang thang từ nhỏ, đôi lúc ham chơi nhưng giàu lòng thương người và có biệt tài ở cái đầu. Bà hóm hỉnh nói: “Ai buồn chuyện gì mà gặp nó là hết buồn, không nhịn được cười bởi dáng người chân chất, làm đủ trò góp vui”. Nhắc đến chồng, chị Lê Thị Hồng Nga nhìn anh Hoàng trìu mến, bởi theo chị, tuy nghèo nhưng anh là người đàn ông tốt nhất đời. Nghe mọi người nói rất nhiều về lòng hào hiệp giúp người, chúng tôi hỏi chuyện nhưng anh rất ngại phải kể lại. Bởi anh bảo rằng đó là trách nhiệm làm người với nhau, rồi anh lủi thủi đi luộc trứng chuẩn bị cho chuyến bán đêm. Nhiều người hàng xóm qua chơi thấy vậy tranh nhau kể chuyện, nào là anh Hoàng tặng áo những người ăn xin trong đêm lạnh, mua cơm cho trẻ lang thang, bảo vệ mạng sống cho nhiều người khi gặp trộm cướp trên đường khuya.

Được mọi người khích lệ, anh Hoàng tủm tỉm cười kể: Hôm đó anh đang đội trứng đi bán trên đường Nguyễn Thị Minh Khai thì thấy mọi người bu đen đứng nhìn một người đàn ông bị té xe. Hoàng dựng xe lao vào đỡ người, rồi quảy luôn túi đồ của người bị nạn phóng lên xe đưa người đàn ông đi cấp cứu, bỏ quên luôn thúng trứng bên đường. Hoàng ngồi mãi trong bệnh viện chờ người thân của nạn nhân cùng công an đến để đưa lại tài sản nhưng chẳng ai tới. Khi biết người gặp nạn chỉ có người chị duy nhất, đang ngất xỉu khi hay em trai bị chấn thương sọ não, Hoàng ký thay luôn giấy chuyển viện cho người đàn ông và cùng theo xe cứu thương chạy gấp lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Sau một đêm thức canh “người dưng”, nghe bác sĩ nói qua cơn nguy hiểm, chị người đàn ông bị nạn cũng đã đến bệnh viện chăm sóc cho em, Hoàng yên tâm và âm thầm đón xe khách xin đi nhờ về lại Trà Vinh. Lần đó coi như anh lỗ vốn.

Dì Năm, người hàng xóm của Hoàng, góp thêm chuyện: khoảng ba tháng trước, một bà già neo đơn từ Vĩnh Long xin phụ giúp việc tại TP Trà Vinh nhưng không may bị điện giật chết. Hay tin, Hoàng chạy tới, chờ công an làm xong thủ tục, anh tự nguyện thuê xe đưa thi thể bà cụ về quê, giao cho người thân an táng rồi âm thầm trở về một mình. Nghe dì Năm kể, Hoàng gãi đầu nói như phân bua: “Người ta dạo này kỳ quá, thấy người gặp nạn là sợ liên lụy không chịu cứu người, hồi xưa đâu có vậy. Ba má nuôi tui dạy rằng thấy người gặp nạn mà không giúp, lỡ sau này người thân mình cũng rơi vào hoàn cảnh đó thì sao?…”.

Theo Tuổi trẻ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.